Trồng răng Implant là phương pháp hiện đại nhất hiện nay trong việc phục hình răng đã mất, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp trụ Implant không tích hợp được với xương hàm và bị đào thải.
Trồng răng Implant là gì?
Trồng răng Implant là một thủ thuật thay thế chân răng bằng trụ kim loại giống như một chiếc vít để thay thế răng bị hư hỏng bằng răng nhân tạo có hình dáng và chức năng giống như răng thật. Phương pháp này có thể cung cấp một giải pháp thay thế hợp lý cho vị trí răng bị mất một cách bền vững và an toàn cho sức khoẻ lâu dài.
Việc trồng răng Implant được thực hiện như thế nào phụ thuộc vào loại trụ Implant và tình trạng xương hàm của bạn. Lợi ích chính của trồng răng Implant là phục hình hoàn hảo cho chiếc răng đã mất của bạn. Hoàn thiện răng Implant là một quá trình đòi hỏi xương phải lành lại chặt chẽ xung quanh mô cấy. Vì vậy, quá trình liền xương này cần nhiều thời gian, quá trình có thể kéo dài nhiều tháng.
Trồng răng Implant phù hợp với ai?
Phương pháp trồng răng Implant phù hợp với các trường hợp sau:
- Mất một hoặc nhiều răng
- Có xương hàm phát triển đầy đủ
- Có đủ xương để đảm bảo cấy ghép hoặc có thể ghép xương
- Có mô miệng khỏe mạnh
- Tình trạng sức khỏe bình thường, không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục xương
- Không thể hoặc không muốn đeo răng giả
- Muốn cải thiện khả năng nói và thẩm mỹ gương mặt
- Sẵn sàng cam kết dành thời gian vài tháng cho quá trình phẫu thuật và phục hồi
- Không hút thuốc lá
Ưu điểm của Trồng răng Implant
Răng Implant như răng thật: Trồng răng Implant sẽ tạo ra một chiếc răng giả với chức năng đầy đủ như răng thật của bệnh nhân và bởi vì khả năng tích hợp với xương, chúng trở nên vĩnh viễn.
Không gây khó chịu, ảnh hưởng ăn nhai hay nói chuyện: Với hàm giả không vừa khít, răng có thể bị tuột trong miệng khiến bạn gặp những trở ngại trong sinh hoạt. Răng Implant với chức năng như răng thật cho phép bạn ăn nhai thoải mái và phát âm cũng dễ dàng.
Cảm giác thoải mái trong miệng: Răng Implant sau khi tích hợp với xương sẽ trở thành một phần của hàm răng của bạn, vì thế không tạo ra bất kỳ cảm giác khó chịu nào trong miệng.
Cải thiện thẩm mỹ gương mặt: Khi mất răng lâu ngày sẽ tạo nên tình trạng tiêu xương, khiến cho mặt hóp, lệch, không cân đối và ảnh hưởng thẩm mỹ. Phương pháp trồng răng Implant sẽ khắc phục được vấn đề này, mang lại hàm răng cân xứng và khuôn mặt cân đối trở lại.
Cải thiện sức khỏe răng miệng: Trồng răng Implant không gây ảnh hưởng tới các răng xung quanh. Các răng lân cận không bị thay đổi để hỗ trợ cho quá trình cấy ghép, vì thế sức khỏe răng miệng của bạn được đảm bảo lâu dài.
Độ bền: Răng Implant rất bền và sẽ tồn tại trong nhiều năm. Với sự chăm sóc tốt, nó có thể được sử dụng tốt trọn đời.
Quy trình Trồng răng Implant
Bước 1: Khám, tư vấn miễn phí
Trước khi tiến hành trồng răng Implant, bạn sẽ được bác sĩ khám và tư vấn cặn kẽ.
Việc đánh giá một chiếc răng nên giữ lại hay phải nhổ hoặc thay thế bằng Implant phụ thuộc vào mức độ tổn thương của chiếc răng, cũng như nhằm mục đích giữ gìn và bảo tồn các răng thật còn lại.
Bước 2: Chụp phim ( CT Scanner) – Chụp CT Scanner 3D tại chỗ, miễn phí
Bác sĩ sẽ chụp toàn cảnh và cắt lớp để kiểm tra chiều cao và chiều rộng của xương hàm, sau đó bác sĩ lên kế hoạch và chọn kích thước trụ Implant phù hợp. Trường hợp thiếu xương hàm, bác sĩ sẽ chỉ định cấy ghép thêm xương trước khi đặt trụ Implant.
Tại Nha Khoa Quốc tế DND, hệ thống chụp CT 3D hiện đại giúp cho kết quả chụp phim chính xác, hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị, từ đó quá trình trồng răng sẽ diễn ra an toàn và tỉ lệ thành công cao.
Bước 3: Chuẩn bị sẵn sàng
Bước này rất quan trọng bởi vì khâu chuẩn bị sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng ca phẫu thuật trồng răng Implant. Phòng mổ, dụng cụ và trang thiết bị phải được vô trùng tuyệt đối.
Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tham gia đều phải có chuyên môn cao, sẵn sàng cho mọi trường hợp có thể xảy ra.
Về phía bệnh nhân phải chuẩn bị tâm lý thật thoải mái để quá trình cấy ghép không bị gián đoạn.
Bước 4: Gây tê
Bác sĩ sẽ gây tê tại vùng cần cấy ghép Implant để bệnh nhân không có cảm giác khó chịu trong suốt quá trình thực hiện.
Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm tổng thể miễn phí trước khi trồng răng Implant để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.
Bước 5: Tiến hành phẫu thuật
Bước đầu bác sĩ sẽ lật vạt, bóc tách niêm mạc bộc lộ xương. Sau đó khoan xương theo kích thước dựng sẵn. Tiếp đó, bác sĩ sẽ đặt trụ Implant vào đúng vị trí. Có những trường hợp, bác sĩ sẽ không cần tạo vạt mà trực tiếp đặt trụ Implant được luôn.
Bước 6: Tái khám sau phẫu thuật
Quá trình đặt trụ Implant chỉ tốn khoảng 10 phút cho mỗi trụ.
Khoảng một tuần sau cấy ghép, nướu răng (mô mềm) xung quanh Implant của bạn sẽ lành, đây là thời điểm bạn nên quay lại để tái khám, cắt chỉ, chụp phim kiểm tra.
Khám định kỳ sau khi cấy ghép răng là 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng,…
Bước 7: Phục hình răng sứ trên Implant
Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện chiếc răng Implant của bạn. Sau khi trụ Implant đã tích hợp tốt với xương hàm, mão sứ được thiết kế riêng cho bạn sẽ được đặt lên phần trụ đó.
Bạn nên thảo luận với bác sĩ ngay từ lần tư vấn đầu tiên để có được những thông tin về các loại sứ phục hình răng trên Implant.
Trồng răng Implant là phương pháp ưu việt để phục hình cho những chiếc răng bị mất. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp răng Implant bị đào thải sau khi tiến hành cấy ghép.
5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trụ Implant bị đào thải
Do hút thuốc lá
Người hút thuốc lá làm tăng 2,8 lần nguy cơ đào thải trụ Implant so với những người không hút thuốc Các chất độc trong thuốc lá như nicotine, carbon monoxide, hydrogen cyanide là những chất làm chậm sự liền thương vì làm giảm cấp máu đến vị trí cấy ghép.
Mật độ xương
Mật độ xương được phân độ từ bậc D1 tới D4, trong đó D1 là mật độ cao nhất và D4 là mật độ nhỏ nhất. Do đó, vùng xương D4 khó giữ ổn định Implant sau cấy ghép, diện tiếp xúc của xương và bề mặt Implant ít hơn cũng làm chậm quá trình tích hợp, tăng nguy cơ thất bại sớm.
Nhiễm khuẩn sau khi trồng Implant
Các tạp chất trong trụ Implant giá rẻ như chì, kẽm,… rất dễ gây kích ứng và làm nhiễm trùng vùng cấy ghép Implant. Đồng thời, khâu vô trùng không được thực hiện tốt thì nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt trụ Implant là rất cao.
Dị ứng với trụ Implant
Bệnh nhân có thể dị ứng với Titanium – kim loại được sử dụng chính trong chế tác trụ Implant. Mặc dù Titanium đã được nghiên cứu là kim loại tương hợp sinh học với cơ thể, tuy nhiên vẫn có những trường hợp cơ thể không thể thích nghi và sớm bị đào thải như một dị nguyên lạ.
Không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Sau khi đặt trụ Implant, bệnh nhân không tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng. Điều này tác động đến kết quả trồng răng Implant rất lớn.
_________
Nha khoa Quốc tế DND – Nơi trao gửi sức khỏe nụ cười
🍀 157 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
🍀 Đường Bàng Bá Lân, phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang
🔹 Website: http://nhakhoadnd.com/
🔹 Fanpage: Nha khoa quốc tế DND
📞 Hotline: 0832.124.124
☎ Tổng đài CSKH: 1800 1055