Nhổ răng sữa
Nhổ răng sữa cho trẻ – thế nào là đúng?
Như một thói quen và quan niệm từ xưa thì những chiếc răng sữa không quan trọng bằng những chiếc răng vĩnh viễn, cho nên khi những chiếc răng sữa đến giai đoạn lung lay đều được nhổ ngay tại nhà. Tuy nhiên ngày nay vấn đề răng miệng rất được các bậc phụ huynh quan tâm cùng với việc răng hàm của các bé ngày càng dễ bị lệch lạc thì việc tự nhổ răng sữa tại nhà có phải là cách chăm sóc răng miệng đúng mức?
Có nên nhổ răng sữa tại nhà?
Như một quy luật tự nhiên khi đến tuổi thay răng, răng sữa đều tự lung lay và rụng đi để thay thế vào đó là chiếc răng vĩnh viễn.
Tuy vậy, trong một số trường hợp có sự rối loạn quá trình mọc răng của trẻ thì răng vĩnh viễn mọc chệch khỏi vị trí răng sữa đã mất – một phần do mọc lệch, một phần do răng sữa nhổ trễ – điều này sẽ khiến cấu trúc cung răng bị lệch lạc, khớp cắn không đều và là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng bệnh lý răng miệng khác.
Hay trong trường hợp không có mầm răng vĩnh viễn bên dưới nếu chúng ta nhổ răng sữa đi mà không được các chuyên gia tư vấn thì bé sẽ bị thiếu răng vĩnh viễn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và chức năng của bộ răng bé sau này.
Đối với những trường hợp răng không lung lay, bạn sẽ không biết được thời điểm nào thích hợp để nhổ răng cho bé Nếu nhổ quá sớm sẽ dẫn tới tình trạng thiếu chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc sau này hay thậm chí còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương hàm bình thường của bé.
Thêm vào đó, khi nhổ răng sữa tại nhà chúng ta sẽ có nhiều yếu tố bất lợi cho bé như gây đau làm sợ hãi cho bé, nhiễm trùng ổ răng nhổ, chảy máu ồ ạt…
Để tránh những trường hợp trên xảy ra cho trẻ và lo lắng từ các bậc cha mẹ thì phụ huynh nên tốt nhất cho bé đến phòng khám Nha để được chính các Bác sĩ thăm khám và nhổ – hạn chế đau cho bé mà còn giúp phát hiện sự phát triển bất thường của răng và cung hàm của trẻ, từ đó có sự can thiệp kịp thời, đúng hướng giúp răng hàm khỏe mạnh.
Thời điểm thay răng ở trẻ
Để răng vĩnh viễn mọc đúng thời điểm khỏe mạnh thì bạn cần phải nắm đúng thời gian và quy luật thay răng sữa ở trẻ. Đồng thời, bạn cũng cần chăm sóc răng miệng của bé khi răng sữa mới mọc, nhằm đảm bảo răng đầy đủ, khỏe mạnh, tránh tình trạng sâu răng sẽ ảnh hưởng đến tủy răng (do men răng lúc này rất yếu và mỏng) hoặc siết răng dễ khiến khi răng vĩnh viễn mọc không đúng vị trí và không đẹp cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sinh trưởng ở trẻ.
Nên và Không Nên nhổ răng sữa
Theo các Bác sĩ, có một số trường hợp xảy ra đối với răng sữa ở trẻ mà bạn nên tránh nhổ và cần đến phòng khám để được các bác sĩ theo dõi cũng như xử lý kịp thời.
+ Trường hợp nên nhổ răng sữa:
- Răng sữa lung lay, hoặc chưa lung lay nhưng đến tuổi thay
- Răng bị hư tủy lâu ngày
- Răng bị đau, viêm, nhiễm trùng cần được nhổ để tránh ảnh hưởng đến các răng bên cạnh hay ảnh hưởng xuống vùng răng vĩnh viễn
+ Trường hợp không nên nhổ răng sữa:
- Răng đang bị viêm lợi cấp
- Trẻ bị bệnh truyền nhiễm, bệnh về máu, bệnh tim…cần được sự chỉ định từ Bác sĩ
- Trẻ đang bị sốt bại liệt hay các khối u ác tính…thì không nên nhổ răng, bạn cần tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước.
Điều bạn cần làm cho trẻ
Bạn cần đưa trẻ đến khám định kỳ về răng miệng Theo Hiệp hội Nha khoa Trẻ em, phụ huynh nên dẫn bé đi khám răng khi bé mọc chiếc răng đầu tiên hay muộn nhất là 1 tuổi. Khám răng định kì 6 tháng một lần để bác sĩ kiểm tra và làm sạch răng cho bé hay trong những trường hợp đặc biệt khác thì cần khám răng thường xuyên hơn. Việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp trẻ có hàm răng đầy đủ và khỏe mạnh hơn, đồng thời phát hiện sớm sự phát triển bất thường của cung hàm và các bệnh lý răng miệng của trẻ.
Tìm hiểu phòng Nha uy tín, an toàn và tận tâm vì sẽ giúp trẻ giải quyết được tình trạng đang gặp nhanh chóng, hạn chế gây thương tổn, xâm lấn sâu và đặc biệt giúp trẻ không phải lo lắng hay sợ hãi khi đi chăm sóc, bảo vệ răng miệng.
Tại hệ thống Nha khoa Quốc tế DND, các bé sẽ được thăm khám và tư vấn đúng chuẩn theo quy trình của một bệnh viện. Đồng thời, với sự hỗ trợ của máy móc tân tiến cùng các Bác sĩ tay nghề cao sẽ giúp quá trình điều trị nhẹ nhàng và kết quả đạt được tốt hơn. Tại đây, các bé sẽ được chính các Bác sĩ TRỰC TIẾP điều trị và tư vấn chăm sóc, bảo vệ răng miệng đúng cách.
Bảng Giá Nhổ Răng Sữa
- Published in Nha Khoa Trẻ Em
Điều trị tủy trẻ em
Tại sao phải điều trị tủy răng ở trẻ em?
Trẻ em có thể bị mất răng sữa, thậm chí cả răng vĩnh viễn chưa trưởng thành khi tủy răng bị nhiễm khuẩn. Đây thường là hậu quả của chấn thương hoặc sâu răng và gây ra vấn đề nghiêm trọng cho trẻ. Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn sự phát triển và mọc lên của răng vĩnh viễn kế tiếp chúng. Mất răng vĩnh viễn mới mọc do chấn thương có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng bởi vì cả sự phát triển của răng và xương hàm đều không thể hoàn thành.
Nếu răng sữa mất sớm thì hậu quả dễ nhận thấy là rối loạn khớp cắn. Kĩ thuật thay thế răng mất như răng giả từng phần, cầu răng và implant không thể áp dụng trên trẻ em khi mà sự thay đổi và tăng trưởng ở trẻ diễn ra nhanh chóng. “Hàm giữ khoảng”, hoặc các khí cụ đặc biệt gắn cố định với răng bên cạnh, hay kiểu “giữ khoảng” tháo lắp sẽ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên khí cụ này không thể phục hồi lại chức năng cho răng bị mất và đòi hỏi sự theo dõi thường xuyên của nha sĩ.
Vì cả 2 lí do: chức năng và thẩm mỹ, tốt hơn nên điều trị nội nha (điều trị tủy) cho trẻ em chứ không nên để mất răng. Điều trị này sẽ bảo tồn răng, ổn định sự phát triển của xương hàm và chức năng của lưỡi. Nó cũng ngăn chặn những vấn đề về rối loạn phát âm, những bất thường trong quá trình mọc răng của các răng vĩnh viễn thay thế, và giữ được răng sữa đó lâu nhất trên cung hàm khi nó không có răng vĩnh viễn thay thế.
Những vấn đề sau đây sẽ chỉ cho bạn hiểu điều cần làm với trẻ để giúp giữ lại răng sữa cho đến khi được thay thế bởi răng vĩnh viễn một cách tự nhiên. Kĩ thuật điều trị nội nha đặc biệt cho các răng vĩnh viễn chưa trưởng thành sẽ được trình bày ở các bài sau.
Sự khác biệt khi điều trị tủy cho răng sữa
Có nhiều điều khác khi điều trị tủy cho răng sữa và răng vĩnh viễn. Sự tồn tại của răng sữa ngắn hơn và chỉ là tạm thời, mặc dù răng sữa có hình dạng, cấu trúc và chức năng tương tự như răng vĩnh viễn, nhưng chúng cũng có nhiều khác biệt. Điều trị nội nha răng sữa lúc này sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình tiêu chân răng của nó, đây là quá trình bình thường khi mà chân răng sữa bị tiêu đi để tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của răng vĩnh viễn. Việc này khiến chẩn đoán phức tạp hơn và vì vậy cần có kế hoạch điều trị phù hợp.
Răng sữa rụng tự nhiên do áp lực mọc răng viễn bên dưới. Quá trình này gọi là sự tiêu chân răng. Chú ý quá trình hình thành và phát triển liên tục của thân và chân răng vĩnh viễn.
Các triệu chứng thường gặp của trẻ
Tiền sử nha khoa: bắt đầu bằng việc hỏi các tiền sử bệnh toàn thân; trẻ có bệnh toàn thân cần một điều trị khác so với trẻ khỏe mạnh bình thường, và nha sĩ phải cân nhắc việc điều trị nội nha có tác động tới tình trạng toàn thân của trẻ. Các đặc điểm cơn đau ở răng sữa rất có ý nghĩa trong việc chấn đoán tình trạng của tủy răng. Trong trường hợp không có chấn thương , cơn đau thường do lỗ sâu răng đã chạm vào tủy răng.
Triệu chứng: cơn đau thường đi cùng nhiễm khuẩn tủy răng. Tuy nhiên, các vấn đề lớn có thể phát sinh mà không có tiền sử đau. Nếu vậy, cần phân biệt cơn đau tự nhiên hoặc đau khi có kích thích.
Các cơn đau có thể chấm dứt sau khi loại bỏ nguyên nhân thường là tình trạng viêm có hồi phục hay những phản ứng viêm nhẹ. Các kích thích đau gồm có: nóng, lạnh, hóa chất: đồ ngọt hoặc đồ có chứa axit, các kích thích cơ học, cắn hoặc động tác lay răng đã lung lay. Các nguyên nhân thông thường khác bao gồm: sâu răng nặng, các miếng trám không đạt tiêu chuẩn, đau nhức xung quanh răng sữa đã rụng chuẩn bị rụng, hoặc do sự hình thành chân răng của răng vĩnh viễn.
Cơn đau tự nhiên thường có đặc điểm là cơn đau nhói xảy ra không có kích thích và kéo dài nhiều ngày sau khi yếu tố gây bệnh đã được loại bỏ. Cơn đau răng tự nhiên thường liên quan đến sự hoại tử lan rộng của tủy răng vào trong ống tủy chân răng, nó có thể bao gồm sưng nề lợi và hình thành ổ áp-xe có nguyên nhân do sự lây lan của nhiễm khuẩn ra ngoài chân răng tới vùng xương xung quanh.
X-quang: Cũng như răng vĩnh viễn, vùng nhiễm khuẩn cũng xuất hiện tại chóp răng ở các răng sữa phía trước. Ở các răng hàm sữa, sự bất thường thường rõ ở chẽ răng, nơi mà các chân răng tụ lại với nhau ở các răng nhiều chân. Trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, tại các vị trí mầm răng vĩnh viễn có nguy cơ bị tổn thương, thì nhổ bỏ răng sữa là điều cần thiết.
Các trường hợp tủy răng bị kích thích nhẹ nhưng mãn tính như các lỗ sâu răng có thể kích thích tủy răng sản sinh thêm ngà răng. Đây là ngà phản ứng của răng giúp tủy răng được bảo vệ và hồi phục. Trên hình ảnh xquang, khi sâu răng sữa đã chạm vào tủy thì hoại tử tủy đã tiến triển tới các ống tủy chân răng. Sự có mặt của các mầm răng vĩnh viễn bên dưới chân răng sữa luôn gây ra khó khăn cho nha sĩ khi chẩn đoán trên X-quang. Mặc dù tất cả các lỗ sâu đều có xu hướng phát triển về phía tủy, tuy nhiên nếu lỗ sâu xâm nhập càng lớn thì khả năng gây chết tủy càng cao.
Răng khỏe mạnh không có sâu răng và khi có sâu răng, lỗ sâu tiến thẳng vào tủy răng
Lỗ sâu tiến vào tủy răng gây nhiễm khuẩn và có thể phá hủy mầm răng vĩnh viên bên dưới nếu không được điều trị
Bảng Giá Điều Trị Tủy Trẻ Em
- Published in Nha Khoa Trẻ Em
Điều trị sâu răng cho trẻ
I. RĂNG SỮA CÓ VAI TRÒ GÌ?
Răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ trẻ bú mẹ, còn được gọi là răng tạm thời vì chúng chỉ ở với bé vài năm rồi được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy vậy, chúng lại có vai trò rất quan trọng đối với tiêu hóa, phát âm và sự phát triển hàm mặt.
Công dụng chính của răng sữa là giúp nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Vì sau 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ăn dặm, đó cũng là thời điểm những chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện.
Thông thường một chiếc răng sữa mọc lên và đứng trên cung hàm, sau vài năm thì chân răng bắt đầu tiêu dần, chuẩn bị nhường chỗ cho một chiếc răng vĩnh viễn mọc lên ngay đúng vị trí đó. Nếu răng sữa bị sâu, hỏng sớm, phải nhổ khi chưa đến tuổi thay sẽ ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn tương ứng, răng vĩnh viễn có thể sẽ mọc chậm, mọc lệch, gây ra lệch lạc khớp cắn ở bộ răng sau này.
Răng sữa có vai trò kích thích sự phát triển của xương hàm . Nhờ chúng, bé có thể nhai, cắn thức ăn được, động tác này làm cho các cơ và xương hàm phát triển bình thường, đảm bảo chức năng cũng như thẩm mỹ cho khuôn mặt của bé.
Răng sữa còn có vai trò quan trọng trong việc phát âm; nếu răng sữa bị hỏng sớm phải nhổ, bé có thể nói ngọng.
Mặc dù răng sữa có những công dụng lớn lao như vậy, tuy nhiên răng sữa lại rất dễ bị sâu và sự tiến triển sâu răng trên răng sữa diễn ra rất nhanh, do vậy cha mẹ cần đặc biệt quan tâm chăm sóc răng cho trẻ.
II. SÂU RĂNG SỮA PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?
Sâu răng là bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ em.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu răng phát triển như thế nào nhé.
Trong miệng, có rất nhiều vi khuẩn. Hàng trăm vi khuẩn khác nhau sống trên bề mặt của răng, lợi, lưỡi và những nơi khác trong miệng. Một số trong đó đó là những vi khuẩn tốt. Nhưng một số khác lại có hại cho sức khỏe răng miệng và gây sâu răng.
Sâu răng là kết quả của một quá trình nhiễm trùng do vi khuẩn sử dụng đường trong thức ăn để sản sinh ra a-xít. Theo thời gian, những a-xít này sẽ làm mất khoáng hóa tổ chức cứng và tạo ra những lỗ sâu trên răng.
Khi răng bị a-xít tấn công , ví dụ: trẻ thường xuyên ăn uống các chất có nhiều đường và tinh bột, sẽ làm cho quá trình mất khoáng men răng diễn ra liên tục. Một chấm trắng (white spot) có thể sẽ xuất hiện. Đó là dấu hiệu sâu răng sớm.
Sâu răng có thể được ngăn chặn và điều trị từ những dấu hiệu này. Men răng có thể tự tái khoáng hóa bằng cách sử dụng các khoáng chất có trong nước bọt và fluoride trong kem đánh răng hoặc các vật liệu chuyên dùng do nha sĩ điều trị.
Tuy nhiên, nếu như quá trình sâu răng vẫn tiếp diễn, sự mất khoáng diễn ra rõ rệt hơn, càng ngày men răng càng trở nên yếu đi và bị phá hủy, hình thành lỗ sâu trên răng. Lỗ sâu trên răng là một tổn thương mà răng không có khả năng tự hồi phục. Lúc đó, để điều trị tổn thương này cần phải làm sạch lỗ sâu và trám (hàn) lại.
Tần suất sử dụng đường giữa các bữa ăn là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng, chứ không phải là lượng đường sử dụng. Trẻ thường xuyên ăn vặt và uống các sản phẩm có đường thì nguy cơ sâu răng càng cao. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác gây sâu răng như: giảm tiết nước bọt ở trẻ, trẻ ngậm cơm, bú bình, vệ sinh răng miệng kém…
Quá trình sâu răng ở trẻ em và người lớn là hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên răng sữa kém khoáng hóa hơn răng vĩnh viễn nên trẻ em có nguy cơ sâu răng cao hơn. Bên cạnh đó, răng sữa có tổ chức men và ngà mỏng hơn do vậy tiến triển sâu răng cũng nhanh hơn.
III. LÀM THẾ NÀO CHÚNG TA CÓ THỂ NGĂN CHẶN NGUY CƠ SÂU RĂNG Ở TRẺ?
1. Sử dụng fluor
Fluor là một khoáng chất cần thiết để ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng. Nó ngăn chặn quá trình mất khoáng và thay thế các khoáng chất bị mất, ngoài ra Fluor còn làm giảm khả năng sản sinh a-xít của vi khuẩn.
Cách đơn giản nhất giúp bạn dự phòng sâu răng là thường xuyên sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor.
Nếu như con bạn có nguy cơ sâu răng cao, bạn cần đưa trẻ đến nha sĩ để được kiểm tra và nếu cần thiết, nha sĩ sẽ phủ một lớp véc-ni hoặc gel Fluor lên bề mặt răng của bé.
2. Để ý đến chế độ ăn của trẻ.
Bố mẹ nên đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn của trẻ vì đây là một yếu tố quan trọng để góp phần chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Các mẹo nhỏ giúp phòng tránh sâu răng
- Hạn chế ăn vặt. Điều này làm giảm lượng a-xít được sản sinh trong miệng, giúp cho môi trường miệng có thời gian để tái khoáng hóa mô răng.
- Dạy trẻ để dành kẹo, bánh quy, nước ngọt và các thức uống nhiều đường cho những dịp đặc biệt (sinh nhật, lễ hội, party…)
- Hạn chế uống nước hoa quả có đường.
- Luôn đảm bảo rằng con bạn không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì chứa đường trước khi đi ngủ (sau khi bé đánh răng buổi tối). Lưu lượng nước bọt giảm trong khi bé ngủ, do đó khả năng tái khoáng hóa của răng sẽ giảm sau khi bị a-xít tấn công.
3. Luôn để ý quá trình chải răng của bé.
Như đã nói ở trên, chải răng với kem đánh răng có chứa fluoride rất quan trọng trong việc phòng ngừa sâu răng.
Bố mẹ cần phải biết:
- Trẻ cần phải chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày.
- Luôn theo dõi quá trình con bạn chải răng.
- Đối với trẻ từ 2 đến 6 tuổi, bố mẹ phải chải răng cho trẻ. Chỉ sử dụng một lượng kem chải răng vừa đủ cho trẻ (có kích thước bằng hạt đỗ đen).
- Luôn khuyến khích và hướng dẫn trẻ nhổ ra chứ không nuốt kem đánh răng. Trẻ em dưới 6 tuổi thường có xu hướng nuốt kem đánh răng khi chải răng. Nếu trẻ thường xuyên hấp thu lượng fluor lớn hơn quy định, trong suốt thời gian hình thành răng (8 năm đầu đời), răng vĩnh viễn sẽ có nguy cơ bị nhiễm màu fluor. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, không khuyên dùng kem đánh răng có chứ fluor trừ trường hợp được chỉ định và sử dụng trực tiếp bởi nha sĩ.
- Cho đến khi trẻ 7 hoặc 8 tuổi trở đi, trẻ có thể tự mình chải răng.. Tuy nhiên, sau mỗi lần chải răng, bố mẹ nên kiểm tra răng của trẻ, nếu chưa sạch hết phải hướng dẫn trẻ chải lại cho sạch.
4. Hỏi ý kiến nha sĩ về việc trám bít hố rãnh.
Mặt nhai của các răng hàm thường có các hố rãnh nhỏ, chải răng rất khó làm sạch những hố rãnh này, do đó đây là một nơi lý tưởng cho vi khuẩn và vụn thức ăn trú ngụ. Trám bít hố rãnh là một cách tốt để giúp phòng ngừa sâu răng.
Nha sĩ sẽ sử dụng một chất trám chuyên dụng, phủ một lớp mỏng lên mặt nhai của các răng hàm. Chất trám bao phủ bề mặt các hố rãnh và tạo thành một hàng rào ngăn cách để bảo vệ răng, phòng ngừa vi khuẩn và vụn thức ăn bám lại.
5. Đưa trẻ đến nha sỹ kiểm tra răng miệng đều đặn.
Bố mẹ nên đưa trẻ đến nha sỹ kiểm tra 6 tháng một lần để làm sạch răng, phát hiện và điều trị kịp thời các tổn thương sâu răng (nếu có).
Bảng Giá Điều Trị Sâu Răng Trẻ Em
- Published in Chăm Sóc Răng Miệng, Nha Khoa Trẻ Em
Chăm sóc răng miệng cho trẻ
1. Khi nào bạn nên bắt đầu chăm sóc răng miệng cho trẻ?
Bạn nên bắt đầu làm sạch răng cho trẻ hai lần một ngày ngay khi bạn nhìn thấy chiếc răng sữa đầu tiên mọc trong miệng trẻ. Bằng việc làm sạch răng miệng sớm, trẻ sẽ có những chiếc răng được làm sạch và luôn cảm thấy đầy phấn khích với việc chải răng, bạn cũng tránh được các vấn đề về chải răng cho trẻ trong tương lai.
Răng sữa đầu tiên của trẻ thường sẽ là răng cửa giữa dưới, mọc khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi. Trẻ sẽ mọc đầy đủ 20 răng sữa vào khoảng 2,5-3 tuổi
Tốt nhất bạn nên chải răng cho trẻ cho đến khi trẻ được ít nhất 7 tuổi. Ở tuổi đó trở đi, trẻ sẽ tự mình chải răng được một cách chính xác.
2. Bạn nên mua bàn chải và kem chải răng loại nào cho trẻ?
Ở những lần đầu tiên khi trẻ mới mọc răng sữa bạn nên dùng một miếng gạc (hoặc vải xô) nhỏ quấn quanh đầu ngón tay của bạn, lấy một lượng nhỏ kem đánh răng và chà quanh răng trẻ.
Bàn chải chải răng đầu tiên của trẻ nên là loại có lông mềm, đầu nhỏ và sợi nylon để có thể làm sạch được toàn bộ các ngóc ngách trong miệng trẻ một cách dễ dàng và thoải mái, đặc biệt là với những răng mới mọc. Hãy nhìn trên bao bì để kiểm tra loại bàn chải phù hợp với tuổi của trẻ nhà bạn.
Hãy thay bàn chải của trẻ thường xuyên, khoảng từ 1 – 3 tháng. Không nên giữ bàn chải của trẻ quá 3 tháng hoặc khi các lông bàn chải đã mòn.
3. Loại kem chải răng tốt nhất cho trẻ là gì?
Hãy tìm kiếm loại kem chải răng dành riêng cho trẻ em và chứa fluor, vì fluor sẽ giúp phòng ngừa sâu răng. Hãy kiểm tra kỹ trên bao bì hàm lượng fluor để bảo đảm chắc chắn rằng bạn đã mua cho trẻ loại kem chải răng có hàm lượng fluor chuẩn:
- Với trẻ dưới 3 tuổi nên sử dụng loại kem chải răng có hàm lượng fluor thấp hơn, dưới 500ppm (phần triệu) fluor.
- Với trẻ từ 3 – 6 tuổi, sử dụng kem chải răng có hàm lượng fluor từ 500 – 1000ppm
- Không nên cho trẻ dùng chung kem chải răng với người lớn, vì những loại kem chải răng đó chứa hàm lượng fluor lớn hơn 1000ppm. Chỉ cần một lớp mỏng kem chải răng phủ lên ít hơn ¾ các sợi lông bàn chải là đủ.
- Hãy dạy trẻ cách nhổ kem chải răng ra ngoài sau khi làm sạch răng. Trẻ cần phải có thời gian để làm quen với việc đó. Nếu nuốt một lượng lớn kem chải răng có chứa fluor có thể gây hại cho răng, thậm chí có thể gây nôn và ỉa chảy Hãy dạy trẻ dần dần thói quen chăm sóc răng miệng tốt, vì đây là thói quen sẽ kéo dài suốt cuộc đời.
- Đừng để trẻ ăn hoặc liếm kem chải răng từ tuýp kem. Hãy chọn kem chải răng không có vị ngọt, hay hương trái cây, để trẻ học được rằng kem chải răng không phải là thức ăn.
4. Phương pháp làm sạch răng cho cho trẻ?
Hãy tập cho trẻ thói quen chải răng 2 lần mỗi ngày. Một lần vào buổi sáng, một lần vào buổi tối phù hợp với công việc hàng ngày của bạn. Làm sạch răng vào buổi tối nên thực hiện trước khi đi ngủ, sau khi trẻ ăn hay uống lần cuối.
Bạn hãy đặt trẻ vào đùi mình, đối diện với bạn, tư thế này sẽ giúp bạn nhìn thấy răng trẻ dễ dàng hơn (vị trí này cũng rất tốt khi trẻ nhà bạn mới biết đi).
Chỉ phết một chút kem chải răng lên bàn chải. Bạn nên xoay bàn chải theo vòng tròn nhỏ, nhẹ nhàng ở giữa răng và lợi từng vùng. Lợi của trẻ mềm nên phải rất nhẹ nhàng khi chải răng cho trẻ. Khi bạn đã chải răng xong, hãy chắc chắn rằng trẻ đã nhổ hết kem ra ngoài, nhưng không súc miệng với nhiều nước. Để lại một chút kem chải răng trên răng để kem chải răng phát huy tác dụng.
Nếu trẻ không thích chải răng và cựa quậy đẩy ra thì bạn hãy đưa bàn chải cho trẻ để trẻ tự giữ bàn chải. Đôi khi bạn còn để trẻ tự làm một mình, tuy nhiên trẻ sẽ vẫn cần sự giúp đỡ của bạn vào lúc nào đó.
Bạn hãy để trẻ quan sát mình chải răng càng nhiều càng tốt. Việc này sẽ giúp trẻ có suy nghĩ tốt với việc chải răng trước khi bắt đầu chải.
Nha sĩ sẽ vui vẻ giúp bạn nếu bạn cần thêm sự hướng dẫn.
5. Khi nào bạn nên bắt đầu đưa trẻ tới gặp nha sĩ?
Sẽ là một ý tưởng hay nếu bạn đưa trẻ theo bạn đến nha sĩ mỗi khi bạn tới nha sĩ để khám răng. Việc này sẽ khiến trẻ dần dần thân thiện với môi trường nha khoa hơn.
Hãy đưa trẻ tới nha sĩ kiểm tra răng lần đầu tiên khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên.
6. Tôi nên sử dụng sản phẩm cung cấp fluor nào?
Fluor là một ion trong tự nhiên, ion này hỗ trợ làm giảm nguy cơ sâu răng. Fluor thường ở trong nước tự nhiên, nhưng một số nhà cung cấp nước cũng cho thêm hoặc giảm lượng fluor cho vào trong nước uống một lượng đủ cho sức khỏe răng miệng.
Rất ít khi trẻ cần cung cấp thêm fluor. Chỉ nên bổ sung thêm fluor theo lời khuyên của nha sĩ, vì nha sĩ sẽ kê đơn chính xác liều lượng fluor phù hợp với tuổi của trẻ và nguồn fluor mà trẻ nhận được từ các nguồn cung cấp khác. Một số trẻ sẽ cần thêm fluor theo dạng giọt hoặc viên mỗi 6 tháng. Các sản phẩm bổ sung fluor phải được dùng cẩn thận và giữ xa tầm tay trẻ em.
Nếu bổ sung quá nhiều flour cho trẻ từ khi còn nhỏ thì răng vĩnh viễn của trẻ sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng nhiễm fluor, gây ra tổn thương và nhiễm màu răng. Đó là lý do tại sao việc ngăn trẻ không được nuốt kem chải răng là rất quan trọng, và tại sao trẻ dưới 6 tuổi không nên dùng kem chải răng có hàm lượng fluor cao, vì trẻ sẽ mất một thời gian để học cách nhổ kem ra ngoài trong quá trình làm sạch răng.
7. Cách bảo vệ răng của trẻ?
Nguyên nhân chính gây sâu răng không phải là lượng đường trong chế độ ăn của trẻ, mà là tần suất sử dụng đường hằng ngày.
Mỗi khi trẻ sử dụng đường, vi khuẩn trong miệng sẽ chuyển đường thành acid, acid này sẽ phá hủy bề mặt men răng. Sẽ phải mất vài giờ để răng trẻ có thể hồi phục được những tổn thường này sau khi sử dụng đường. Nếu trẻ có tần suất ăn đường thường xuyên trong ngày thì răng trẻ sẽ không có thời gian để tự hồi phục.
Chỉ cho trẻ ăn hay uống các thực phẩm có đường cùng với bữa ăn chính, như vậy sẽ có khoảng vài giờ giữa các bữa ăn chính có đồ ngọt.
Nếu bạn muốn cho trẻ ăn bữa phụ giữa các bữa ăn chính, hãy chọn các thực phẩm thơm ngon nhưng không có đường, như pho mát, rau…
Bảng Giá Chăm Sóc Răng Miệng Trẻ Em
- Published in Chăm Sóc Răng Miệng, Nha Khoa Trẻ Em
Bọc răng sứ thẩm mỹ
Một ca bọc răng sứ hoàn hảo phải đảm bảo chức năng thẩm mỹ và ăn nhai tuyệt đối cho bệnh nhân. Để làm được điều đó đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình bọc răng sứ theo chuẩn Quốc tế dưới sự thực hiện của các bác sỹ giàu kinh nghiệm. Để hiểu rõ hơn về quy trình này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:
Bọc Răng Sứ Thẩm Mỹ tại Nha Khoa Quốc tế DND được tuân thủ chặt chẽ theo quy trình chuẩn Châu Âu gồm 4 bước
Bước 1: Khám và chụp phim CT Cone Beam 3D
Bạn sẽ được bác sỹ khám tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng. Tiếp đến, bạn sẽ được chỉ định chụp phim CT ConeBeam 3D để bác sỹ nghiên cứu thêm các vấn đề bên trong trước khi đưa ra kế hoạch điều trị chi tiết.
Bước 2: Phân tích nụ cười bằng phần mềm Smile Design
Sau khi lấu dấu hai hàm của bạn, bác sỹ sẽ nghiên cứu, đo đạc, phân tích và thiết kế lại hàm răng của bạn bằng phần mềm máy vi tính. Bằng hình ảnh trực quan, bạn có thể nhìn thấy kết quả sau điều trị của mình. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ những yêu cầu, mong muốn của mình về màu sắc, hình thể của những chiếc răng. Bác sỹ sẽ điều chỉnh trực tiếp trên máy tính và đưa ra kế hoạch cuối cùng trước khi bắt tay vào thực hiện.
Bước 3: Vệ sinh răng miêng, gây tê và mài cùi răng
Sau khi bạn đồng ý với kế hoạch điều trị mà bác sỹ đưa ra, bạn bắt đầu lên ghế vệ sinh răng miệng, lấy cao răng sạch sẽ, cẩn thận. Sau đó, bác sỹ tiến hành gây tê và mài cùi răng. Bước này là bước quan trọng nhất để đảm bảo mức độ thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của răng sứ. Bác sỹ sẽ mài nhỏ răng làm sao cùi răng không bị nhỏ quá, như vậy răng vẫn đảm bảo chắc khỏe, hơn nữa khi chụp răng sứ lên, màu sứ không bị giả so với răng thật.
Sau khi mài xong, toàn bộ dữ liệu về hàm răng của bạn được chuyển tới phòng sản xuất răng giả – LABO để các kỹ thuật viên chế tác răng sứ cho bạn. Tại Nha khoa Quốc tế DND, LABO được đặt ngay tại phòng khám rất thuận tiện cho việc điều chỉnh răng sứ cho phù hợp với bệnh nhân, bên cạnh đó, răng sứ được sản xuất bằng công nghệ CAD/CAM cho độ chân thực và chính xác tới từng gờ rãnh. Thời gian này bạn sẽ được lắp răng tạm để đảm bảo thẩm mỹ trong khi chờ chế tạo xong răng sứ thật.
Bước 4: Lắp răng sứ
Sau 3 – 5 ngày kể từ lần hẹn đầu tiên, bệnh nhân quay lại phòng khám để thực hiện việc lắp răng sứ thật. Bác sỹ sẽ kiểm tra, mài chỉnh để đảm bảo độ khớp tuyệt đối giữa hai hàm. Sau khi hoàn tất việc lắp răng, bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng sứ để có thời gian sử dụng lâu dài nhất. Một điều quan trọng nữa, bạn sẽ nhận được một thẻ bảo hành chính hãng của hãng sứ mình lựa chọn và được đặt lịch hẹn tái khám để kiểm tra lại.
Và tới đây quá trình bọc răng sứ đã kết thúc, đây cũng là lúc bạn có thể thoải mái “tỏa nắng” với hàm răng chắc khỏe và đẹp không tì vết rồi.
Bảng Giá Bọc Răng Sứ
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
157 Bùi Thị Xuân – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
- Published in Nha Khoa Thẩm Mỹ
Tẩy trắng răng an toàn – hiệu quả
Nguyên nhân làm nhiễm màu răng:
- Có nhiều nguyên nhân làm răng chúng ta bị vàng, nhiễm màu như: do di truyền, do môi trường thức ăn, đồ uống, hoặc do sử dụng thuốc.
- Phổ biến nhất là các vết bám trên bề mặt men răng hoặc lớp ngà răng phía dưới men răng. Các vết bám màu trên bề mặt men răng do thực phẩm,đồ uống và thói quen hàng ngày như hút thuốc lá, theo thời gian có thể xuyên qua men răng và làm thay đổi màu sắc ngà răng. Điều này làm cho răng bị tối màu và vàng hơn, gây kém thẩm mỹ.
- Ngày nay, công nghệ tẩy trắng răng phát triển, giúp mang lại nụ cười đẹp với hàm răng trắng bóng cho con người rất an toàn và hiệu quả.
Sản phẩm tẩy trắng răng hoạt động như thế nào?
- Một số sản phẩm tẩy trắng chỉ có thể loại bỏ các vết màu bám trên bề mặt răng bằng cách mài mòn, nhưng không thể lấy đi các vết màu đã ngấm sâu vào trong răng, ví dụ: kem đánh răng chứa các phân tử silica giúp làm bóng bề mặt men răng.
- Sản phẩm tẩy trắng răng hóa học làm trắng răng thông qua các phản ứng hóa học, có thể làm mất màu ố vàng từ sâu bên trong ngà răng. Các sản phẩm này có chứa Hydrogen peroxide hoặc Carbamide peroxide, là nguyên nhân gây ra các phản ứng hóa học, làm đứt gãy các liên kết Carbon trong các mảng bám màu gây vàng răng. Khi liên kết này đứt, các mảng màu sẽ không thể tồn tại để gây ra hiện tượng vàng răng.
Ưu điểm của phương pháp tẩy trắng răng:
- Đơn giản, dễ thực hiện
- An toàn cho sức khỏe răng miệng và toàn thân (*)
- Không đau
- Không cần phải mài răng
- Thời gian thực hiện ngắn
- Hiệu quả lâu dài (**)
(*)(**): nếu bạn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Sản phẩm tẩy trắng răng tại Nha khoa Quốc tế DND:
Tại Nha khoa Quốc tế DND, khách hàng có 2 sự lựa chọn cho việc tẩy trắng răng: tại phòng khám hoặc tại nhà. Tùy mức độ nhiễm màu mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân sản phẩm tẩy trắng phù hợp nhất, đạt được hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân.
Nha khoa Quốc tế DND sử dụng hệ thống tẩy trắng Zoom hiện đại nhất của Mỹ, được chứng nhận an toàn với sức khỏe con người, hiệu quả tối đa trong tẩy trắng răng. Mỗi bệnh nhân được sử dụng riêng 1 bộ kit tẩy trắng của Zoom bao gồm: thuốc chống ê buốt, thuốc tẩy trắng, chất cách ly lợi, vitamin E làm mềm môi…
Quy trình tẩy trắng với công nghệ Zoom:
- Bệnh nhân được lấy cao răng sạch sẽ
- Bôi vitamin E làm mềm môi
- Đặt banh miệng chuyên dụng Zoom
- Sử dụng chất cách ly lợi tránh làm thuốc tẩy trắng gây tổn thương lợi
- Bôi thuốc chống ê buốt Zoom
- Bôi thuốc tẩy trắng Zoom và chiếu đèn ( 3-4 lượt ) 1 liệu trình tẩy trắng có thể kéo dài từ 60-90 phút
Các trường hợp răng nhiễm màu nhẹ, màu răng không quá ố vàng, khách hàng có thể lựa chọn sử dụng phương pháp tẩy trắng răng tại nhà. Với phương pháp này, bạn không cần mất quá nhiều thời gian tẩy trắng ở phòng khám, mà chỉ mất 5-10 phút.
Quy trình như sau:
- Lấy mẫu 2 hàm
- Ép máng nhựa tẩy trắng
- Giao thuốc và máng tẩy, hướng dẫn bệnh nhân sử dụng.
Câu hỏi thường gặp:
- Tẩy trắng răng có gây đau, buốt không?
Trong quá trình tẩy trắng răng không gây đau, buốt. chúng tôi có thuốc chống ê buốt cho khách hàng sử dụng trước và sau khi thực hiện tẩy trắng tại phòng khám. Một số sau khi tẩy trắng có thể có cảm giác ê nhẹ ở răng. Điều đó là hoàn toàn bình thường và sẽ hết sau 24h. Thuốc tẩy trắng răng tại nhà có nồng độ Hydrogen peroxide hoặc Carbamide peroxide thấp, hoàn toàn không gây đau, buốt.
- Tẩy trắng răng có hiệu quả kéo dài không?
Kết quả tẩy trắng hoàn toàn có thể kéo dài nếu bạn tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Sau tẩy trắng có lưu ý gì đặc biệt?
Sau khi tẩy trắng răng, răng bạn sẽ trở nên dễ nhiễm màu hơn, do vậy cần kiêng ăn những thực phẩm có màu như: cafe, chè, cà chua,… không hút thuốc lá trong vòng 2 tuần sau khi tẩy.
- Có nên tẩy trắng răng thường xuyên?
Không nên tẩy trắng răng thường xuyên, điều đó không tốt cho răng của bạn. Thông thường với các trường hợp đã thực hiện tẩy trắng răng tại phòng khám, chúng tôi khuyên nên sử dụng thuốc tẩy trắng tại nhà để duy trì kết quả sau tẩy và tiết kiệm chi phí. Thời gian ngắn nhất giữa các lần duy trì tại nhà là 6 tháng.
- Ai có thể tẩy trắng răng?
Người không bị mòn răng, không có bệnh lý sâu răng và bệnh lý tủy răng chưa điều trị, người không bị sứt mẻ men răng hoặc kém khoáng hóa men răng, người trưởng thành sức khỏe răng miệng tốt, không có biểu hiện nhạy cảm ê buốt răng mong muốn có nụ cười đẹp với hàm răng trắng.
Bảng Giá Tẩy Trắng Răng
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
- Published in Nha Khoa Thẩm Mỹ
Mặt dán sứ veneer
Với sự phát triển về kinh tế, đời sống vật chất được nâng cao thì chăm sóc nha khoa không còn đơn thuần là “chữa bệnh” như trước mà còn là “làm đẹp”, và nha khoa thẩm mỹ là hình thức làm đẹp theo xu thế hiện nay.
Nha khoa thẩm mỹ hiện đại không chỉ tập trung giải quyết những vấn đề đơn lẻ như làm một chiếc răng đẹp mà còn đưa ra giải pháp toàn diện cho một nụ cười đẹp. Bên cạnh đó, triết lý mới trong điều trị nha khoa “can thiệp tối thiểu, bảo tồn tối đa” cũng là xu thế của nha khoa thẩm mỹ hiện đại. Và Veneer Sứ thẩm mỹ là giải pháp nhanh chóng làm đẹp cho những hàm răng bị nhiễm màu vì kháng sinh, flour, mòn men răng, chớm sâu răng, hoặc cho những răng cửa bị thưa, ngắn, bị sứt mẻ nhẹ hay bị khe hở hoặc các răng cửa không đều màu…
Veneer Sứ là gì?
Veneer Sứ còn được gọi là Laminate sứ (hay mặt dán sứ) là kỹ thuật cải thiện thẩm mỹ bề mặt răng bằng cách dán mặt răng sứ với độ dày chỉ 0,5-0,8 mm lên bề mặt răng thật sau khi mài bỏ một lớp mỏng bề mặt men răng.
Trước đây, quy trình làm Veneer đòi hỏi phải mài đi 1 phần men răng từ 0,5mm đến 1,2 mm để lấy chỗ cho mặt dán Veneer. Tuy nhiên với công nghệ, kỹ thuật và vật liệu tốt nhất hiện nay được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, những mặt dán veneer siêu mỏng chỉ từ 0,5 – 0,8 mm nhưng độ cứng đạt đến 400Mpa ( răng thật có độ cứng từ 80 – 120 Mpa) với màu sắc hoàn toàn tự nhiên sẽ được dán lên bề mặt răng của bạn để che đi tất cả các khiếm khuyết về màu sắc, hình dán mang đến cho bạn một nụ cười rạng rỡ và khỏe mạnh gây ấn tượng và thu hút người đối diện.
Đây là phương pháp phục hình thẩm mỹ bảo tồn mô răng tối đa, hạn chế ít nhất việc xâm lấn, mài bỏ răng nên ít gây ê buốt và ảnh hưởng tới tủy răng. Với khả năng mang lại màu sắc trắng sáng nhưng rất tự nhiên như răng thật, đồng thời không bị biến đổi màu sắc theo thời gian như đắp mặt composite, Veneer Sứ sẽ mang lại cho bạn một nụ cười đẹp và khỏe mạnh.
Nhược điểm của Veneer Sứ là để thực hiện được Veneer siêu mỏng thì đòi hỏi phải có trang thiết bị máy móc hiện đại và chính xác, hệ thống CAD/CAM….và yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao, tỉ mỉ, và am hiểu về khớp cắn cũng như nghệ thuật mới tạo ra được một sản phẩm hoàn hảo về thẩm mỹ lẫn chức năng.
Vì những ưu điểm vượt trội đó mà đến nay, Veneer Sứ vẫn là phương pháp hàng đầu được các chuyên gia nha khoa đánh giá cao và là giải pháp được rất nhiều khách hàng chọn lựa. Ngay cả cá các ngôi sao nổi tiếng thế giới cũng chọn Veneer Sứ siêu mỏng để làm đẹp cho nụ cười của mình.
Tại sao bạn nên chọn Hệ thống Nha khoa Quốc tế DND để thực hiện Veneer Sứ ?
Hệ thống Nha khoa Quốc tế DND của chúng tôi tự hào với:
+ Năng lực chuyên môn cao và kinh nghiệm của các bác sĩ đầu ngành về nha khoa thẩm mỹ.
+ Trang thiết bị hiện đại, hệ thống máy CAD/CAM, Oral Scan …sẽ đáp ứng được các yêu cầu của chăm sóc nha khoa hiện đại và dẫn đầu trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ.
+ Qui trình vô khuẩn tuân theo các chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng và tránh lây nhiễm bệnh trong quá trình điều trị.
+ Phòng Lab in house đầu tư trang thiết bị tiên tiến nhất, sử dụng các vật liệu sứ Emax hàng đầu nhập khẩu trực tiếp từ châu âu cũng như đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chính quy chuyên nghiệp.
+ Cơ sở hạ tầng với tiêu chuẩn 5*, toàn bộ hệ thống hạ tầng trang thiết bị được trang bị theo một hệ thống khép kín, hoàn chỉnh, đồng bộ sẽ mang đến cho bạn cảm giác thoải mái thư giãn nhất khi đến với chúng tôi.
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
Bảng Giá Mặt Dán Sứ Veneer
- Published in Nha Khoa Thẩm Mỹ
Điều trị nghiến răng
Hầu hết mọi người đều có thể bị nghiến răng dù ở độ tuổi nào hay khoảng thời gian nào. Tuy nhiên, nghiến răng thường xảy ra ở người trưởng thành và vào ban đêm. Thỉnh thoảng mới nghiến răng thường không gây ra nguy hiểm gì, nhưng khi nghiến răng xảy ra thường xuyên các răng có thể bị tổn thương và xuất hiện các biến chứng khác.
Nghiến răng cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh đau nửa đầu kinh niên. Vì khi hai hàm nghiến lại với nhau các cơ nhai sẽ bị căng thẳng, gây đau cơ và đau nửa đầu.
Nguyên nhân gây nghiến răng?
Có đến 70% nghiến răng có nguyên nhân do stress và lo lắng quá mức. Tuy nhiên, nghiến răng lại thường xảy ra trong khi ngủ và khả năng cao do khớp cắn bất thường, mất răng hoặc răng chen chúc.
Phát hiện các triệu chứng của nghiến răng
Nghiến răng thường xảy ra trong khi ngủ cho nên hầu hết mọi người không nhận ra là mình đang bị nghiến răng. Tuy nhiên, người trưởng thành bị đau đầu âm ỉ, liên miên thường là những triệu chứng chỉ ra nghiến răng. Nhiều khi bạn biết mình nghiến răng là do chồng (hoặc vợ) phát hiện ra khi bạn ngủ.
Một số dấu hiệu và triệu chứng của nghiến răng bao gồm:
- Hai hàm răng nghiến vào nhau phát ra tiếng kêu đủ để đánh thức người bên cạnh.
- Các răng bị mòn phẳng, gãy vỡ, sứt mẻ hoặc lung lay
- Mòn men răng để lộ lớp ngà răng màu vàng
- Răng dễ nhạy cảm với nóng, lạnh
- Cơ nhai mỏi và cứng
- Cảm giác đau ở tai, mặc dù thực tế không có bệnh ở tai
- Đau đầu âm ỉ bắt đầu từ vùng thái dương
- Tổn thương niêm mạc mặt má trong quá trình ăn nhai
- Có vết lõm của dấu răng trên lưỡi
Khi nào bạn nên đến gặp nha sĩ?
- Răng bị mòn, tổn thương hoặc nhạy cảm
- Bạn cảm thấy đau ở xương hàm, cơ mặt hoặc tai
- Những người khác than phiền rằng bạn nghiến răng phát ra tiếng kêu trong khi ngủ
- Bạn không thể ngậm hoặc mở miệng tối đa
Những nguy hiểm khi nghiến răng
Trong một số trường hợp nghiến răng lâu ngày có thể gây ra gãy, lung lay hoặc mất răng. Những người nghiến răng mạn tính có thể bị mòn răng tới tận chân răng. Nếu gặp phải tình trạng này bạn có thể cần rất nhiều phương pháp phục hồi răng như: điều trị tủy, cầu, chụp, implant, hàm giả bán phần và thậm chí là hàm giả toàn bộ.
Nghiến răng không chỉ gây ra những tổn thương răng nặng mà còn có thể gây ra mất răng, gây ảnh hưởng tới xương hàm của bạn, giảm chức năng nghe, gây ra các bệnh của khớp thái dương hàm, thậm chí có thể làm thay đổi diện mạo khuôn mặt bạn.
Những phương pháp để điều trị nghiến răng
Trong nhiều trường hợp nghiến răng nhẹ không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, nếu nghiến răng nặng thì điều trị là một quy trình kết hợp của điều trị nha khoa, điều trị toàn thân và phối hợp với thuốc. Hãy gặp nha sĩ để có được những lời khuyên tốt nhất.
ĐIỀU TRỊ NHA KHOA
Nếu bạn bị nghiến răng, nha sĩ sẽ đưa ra cho bạn một số phương pháp để cải thiện tình trạng răng miệng của mình. Những phương pháp này để điều trị tình trạng mòn răng, làm ngừng nghiến răng. Những phương pháp đó bao gồm:
- Máng chống nghiến. Đây là những máng được thiết kế để tránh các răng nghiến lại với nhau. Được làm bằng nhựa cứng hoặc mềm và vừa khít với hàm trên hoặc dưới của bạn.
- Điều trị nha khoa. Điều trị các bất thường răng miệng, như: sâu răng, răng khấp khểnh, lệch lạc, múi quá nhọn, chạm sớm…
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC
- Tránh hoặc giảm các thực phẩm và đồ uống có chứa caffein, như: đồ uống có ga, socola, cà phê.
- Tránh uống rượu, nghiến răng có nguy cơ tăng cao sau khi uống rượu.
- Không cắn, gặm đầu bút hoặc bất cứ thứ gì không phải là thức ăn. Tránh nhai nhiều kẹo cao su vì khi đó cơ nhai của bạn hoạt động nhiều sẽ làm tăng khả năng nghiến các răng lại với nhau.
- Tự bạn điều chỉnh và học cách để hai hàm không nghiến lại với nhau. Nếu bạn nhận thấy mình đang nghiến răng hàng ngày thì hãy đặt đầu lưỡi giữa các răng. Cách này để làm các cơ nhai được thư giãn.
- Thư giãn các cơ nhai của bạn bằng cách chườm ấm lên má ở phía trước lắp tai.
Nếu stress là nguyên nhân gây ra nghiến răng, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa về các lựa chọn để giảm stress. Có một số lựa chọn đưa ra cho bạn như: Hãy tham gia các buổi thảo luận hoặc chương trình giảm stress, hãy bắt đầu tập thể dục, điều trị bằng các phương pháp vật lý hoặc bác sỹ sẽ kê đơn thuốc làm giảm căng cơ.
Bảng Giá Điều Trị Nghiến Răng
Chi tiết liên hệ:
Facebook Nha khoa Quốc tế DND
157 Bùi Thị Xuân – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel: 024 3572 7722 | Hotline: 0832 124 124
- Published in Nha Khoa Tổng Quát
Cạo vôi, đánh bóng răng
Tại sao phải lấy vôi (cao) răng?
Trong miệng chứa đầy vi khuẩn, và chúng bám lên một màng nhầy xung quanh răng gọi là mảng bám. Nếu mảng bám không được làm sạch, nó sẽ được khoáng hoá nhờ các chất khoáng chứa trong nước bọt và hình thành cao răng.
Cao răng có thể gây viêm lợi, và từ viêm lợi có thể dẫn tới hàng loạt các vấn đề khác liên quan tới sức khoẻ toàn thân, trong đó có tiểu đường và tim mạch.
Mặc dù chải răng và sử dụng chỉ tơ nha khoa có thể loại bỏ được mảng bám, nhưng khi nó đã cứng lại thành cao răng thì bạn không thể tự làm sạch được. Lúc này, bạn cần tới gặp nha sĩ để lấy cao răng.
Trong quá trình lấy cao răng, nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ để lấy sạch cao răng và các mảng bám màu bám trên răng bạn. Kết thúc, bạn sẽ được đánh bóng để làm láng mịn bề mặt răng, ngăn cản sự hình thành mảng bám và cao răng tiếp theo.
Sự khác biệt tại Nha khoa Quốc tế DND
Tại Nha Khoa Quốc tế DND, chúng tôi mang đến cho các bạn dịch vụ lấy cao răng đảm bảo:
- An toàn
- Không đau
- Không ê buốt
- Vô khuẩn tuyệt đối.
- Được thực hiện bởi các chuyên gia.
“Lấy cao răng 6 tháng/lần tại Nha khoa Quốc tế DND để có được nụ cười trắng sáng thơm tho”
Bảng Giá Cạo Vôi Đánh Bóng Răng
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
- Published in Nha Khoa Tổng Quát
Điều trị tủy
Tủy răng là gì?
Tủy răng là mô liên kết gồm mạch máu, bạch mạch và dây thần kinh nằm trong khoang tủy,giới hạn bởi ngà răng và men răng. Gồm 2 thành phần: tủy buồng và tủy chân. Tủy răng đảm nhiệm chức năng dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng răng.
Khi tủy răng bị tổn thương, có nhiều hình thái với mức độ tổn thương khác nhau tùy vào giai đoạn của bệnh. Bệnh tiến triển âm thầm,1 chiều, từ nhẹ đến nặng.
Bệnh lý tủy răng không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây tổn thương tủy răng:
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây tổn thương tủy răng:
– Vi khuẩn: là nhóm nguyên nhân chủ yếu gây ra các tổn thương tủy răng, thông qua các lỗ sâu răng, mòn cổ răng, viêm quanh răng…
– Tác nhân vật lý: thay đổi áp suất, nóng, lạnh quá mức, chấn thương, va đập gây nứt, vỡ men răng…
– Tác nhân hóa học: nhiễm độc chì, thủy ngân…
Các biểu hiện bệnh lý tủy răng:
-Viêm tủy có nhiều dạng, có thể chỉ biểu hiện ê buốt với các kích thích nóng,lạnh, không khí, có thể đau dữ dội, đau âm ỉ, đau thoáng qua, có thể đau thành cơn, đau tăng lên khi ăn nhai, khi cắn 2 hàm, đau nhiều về đêm, có thể khu trú hay lan tỏa hoặc không đau nhưng tiến triển âm thầm và chỉ biểu hiện khi viêm cấp hay sưng tấy vùng chân răng. Giai đoạn viêm cấp có thể kèm theo sốt hoặc nổi hạch.
-Bằng mắt thường, nha sỹ sẽ nhận ra các tổn thương sâu răng, các vết lõm vùng cổ răng, vết rạn nứt men răng, răng đổi màu khác biệt so với các răng còn lại…
-Có những tổn thương mà bằng mắt thường không thể quan sát được, khi đó cần phải có các công cụ chẩn đoán hỗ trợ khác như: X-quang, CT-conbeam…
Điều trị viêm tủy răng:
– Khi có bất kì dấu hiệu nào của viêm tủy răng tức là bạn cần đến gặp ngay bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tủy răng, mà không có tác dụng điều trị nguyên nhân.
– Nguyên tắc điều trị tủy răng quan trọng nhất là phải làm sạch, tạo hình toàn bộ chiều dài ống tủy,và hàn kín ống tủy. Để điều trị tủy răng tốt cần phải có các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
Hậu quả khi không điều trị tủy bị viêm nhiễm:
– Viêm tủy không được điều trị đúng, khi tủy bị hoại tử, vi khuẩn gây bệnh và các chất trung gian hóa học của quá trình viêm sẽ thoát ra qua lỗ chóp chân răng gây các bệnh lý vùng quanh chóp như: u hạt, nang chân răng, nặng hơn gây ra viêm mô liên kết, viêm xương hàm, mất răng. Biến chứng ở xa hơn như viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn…
– Khi tủy viêm không được điều trị, viêm nhiễm lâu ngày không thể điều trị được nữa, dẫn đến phải nhổ bỏ răng đó. Mất răng sẽ gây lệch lạc khớp cắn, lâu dần kéo theo mất nhiều răng khác, giảm chức năng ăn nhai và ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm.
Phòng tránh viêm tủy răng:
– Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm tủy răng là do vi khuẩn. Vì vậy để phòng tránh viêm tủy răng cần phải loại bỏ vi khuẩn có trong lỗ sâu, mảng bám răng và cao răng. Việc điều trị này cần phải được thực hiện bởi các nha sĩ với các dụng cụ và vật liệu nha khoa chuyên dụng.
– Trẻ em rất hiếu động và hay bị va đập do chơi đùa dẫn đến chấn thương răng miệng. các bậc cha mẹ hãy để ý quan sát trẻ. Nếu có bất kì chấn thương vùng răng miệng nào cần đưa trẻ đến ngay trung tâm nha khoa để được khám và điều trị.
– Bên cạnh đó, việc thăm khám định kì với các bác sĩ nha khoa là rất quan trọng để phòng tránh và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng, tránh các biến chứng nặng nề cho răng và sức khỏe toàn thân.
Bảng Giá Điều Trị Tủy
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
- Published in Nha Khoa Tổng Quát