RĂNG KHÔN MỌC NGẦM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH XỬ LÝ RĂNG KHÔN MỌC NGẦM
Răng khôn mọc gây ra nhiều phiền toái, đặc biệt là răng khôn mọc ngầm. Vậy bạn đã biết răng khôn mọc ngầm là gì chưa? Và liệu răng khôn mọc ngầm có nguy hiểm không? Sau đây Nha khoa Quốc tế DND sẽ giải đáp thắc mắc ấy trong bài viết dưới đây.
Răng khôn mọc ngầm là gì?
Răng khôn là cái tên thường hay gọi của răng số 8. Sở dĩ gọi là răng khôn vì độ tuổi mọc răng khôn là nằm trong độ tuổi của những người trưởng thành, thường từ 18-25 tuổi. Khi xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển, răng khôn mới mọc ra, là chiếc răng mọc muộn nhất của hàm răng. Số lượng răng khôn của mọi người không giống nhau, có thể mọc từ 1-4 cái răng hoặc không mọc răng nào.
Răng khôn mọc ngầm là 1 trường hợp bất thường của răng khôn và cũng khá thường gặp. Việc răng khôn mọc ngầm có 2 lý do chính. Thứ nhất, bởi mọc ra sau cùng so với những chiếc răng khác nên răng khôn không có vị trí cũng như diện tích trên cung hàm để mọc lên bình thường. Vì vậy nó buộc phải mọc ngầm ở vị trí bên dưới nướu. Thứ hai là nguyên nhân do các răng thường mọc lệch. Điều này dẫn đến việc chúng chiếm hết diện tích ở mặt trên nướu, khiến răng khôn không cách nào mọc lên được.
Răng khôn mọc ngầm có nhiều kiểu khác nhau. Một số trường hợp răng khôn mọc ngầm vuông góc với các răng khác ( hay còn gọi là răng khôn mọc lệch 90 độ), răng khôn mọc nghiêng, ngả về phía răng số 7,mọc lệch 45 độ, răng khôn bị mắc kẹt trong xương hàm… Tất cả những tình trạng của răng khôn mọc ngầm đều gây ra cảm giác đau nhức dai dẳng và hàng loạt những biến chứng nguy hiểm khác.
Răng khôn mọc ngầm có nguy hiểm không?
Với những chiếc răng khôn mọc ngầm, nếu như không kịp thời phát hiện để có biện pháp xử lí kịp thời có thể sẽ gây ra một số biến chứng vô cùng nguy hiểm sau đây:
Ảnh hưởng đến các răng xung quanh: Khi không thể mọc bình thường như những chiếc răng khác, răng khôn mọc ngầm có thể mọc đâm sang vị trí của răng bên cạnh (cụ thể là răng số 7) làm tổn thương chúng. Mà ở đây, chiếc răng số 7 là răng có chức năng nhai và nghiền thức ăn, hậu quả khi bị răng số 8 mọc ngầm là bị sâu răng, thậm chí là bị lung lay.
Gây nên các bệnh về nướu: Răng khôn mọc ngầm gây cản trở rất lớn đến việc vệ sinh răng miệng. Do nó mọc dưới nướu cũng như nằm ở vị trí khó khăn cho việc vệ sinh là cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh, từ đó sẽ làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng viêm nướu hoặc viêm nha chu.
Gây ra các rối loạn về phản xạ và cảm giác: Việc răng số 8 mọc ngầm sâu sẽ dẫn đến việc chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh, từ đó dần làm giảm hoặc mất cảm giác ở các bộ phận như da,môi, niêm mạc, răng trên vị trí ở nửa cung hàm.
Răng mọc chen chúc, mất thẩm mỹ: Khi các răng đã hoàn thiện thì răng khôn mới bắt đầu mọc trên cung hàm Răng khôn mọc ngầm sẽ xô đẩy, chèn ép vị trí của các răng khác, gây lệch lạc. Biểu hiện thường thấy nhất là ở các răng cửa giữa của hàm dưới.
Có nên nhổ răng khôn mọc ngầm?
Trong hầu hết các trường hợp răng khôn mọc ngầm, phương án thường gặp là bạn nên nhổ bỏ chúng. Tuy nhiên không phải tất cả răng khôn mọc ngầm đều phải nhổ bỏ. Khi bạn tới Nha khoa thăm khám, nếu bác sĩ điều trị nhận thấy rằng chiếc răng khôn mọc ngầm của bạn không có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ răng miệng thì bạn sẽ chưa cần nhổ.
Trong một số trường hợp sau, việc nhổ răng khôn mọc ngầm nhất thiết phải nghe theo chỉ định của bác sĩ:
- Người đang trong kì kinh nguyệt
- Người mẹ đang mang thai và cho con bú
- Người vừa mới ốm dậy, tình trạng sức khỏe và sức đề kháng kém
- Người đang mắc các bệnh về tim mạch, thần kinh
- Người có bệnh lý sẵn về răng miệng…
Quy trình nhổ răng khôn mọc ngầm
Quy trình nhổ răng khôn mọc ngầm
Quy trình nhổ răng thông thường
– Sát khuẩn.
– Gây tê vùng và gây tê tại chỗ.
– Phẫu thuật lấy răng mọc ngầm:
+ Bộc lộ thích hợp vùng răng ngầm.
+ Mở xương.
+ Chia cắt răng.
+ Dùng nạy thích hợp để lấy răng đã được chia cắt ra.
+ Bơm rửa sạch vết thương, lấy sạch mảnh vụn và khâu đóng.
Quy trình nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome
– Piezotome sẽ thay thế tay khoan thẳng hoặc khuỷu theo cách làm truyền thống trong giai đoạn mở xương – chia cắt thân, chân răng.
– Piezotome sử dụng năng lượng rung siêu âm ở tần số cao và nước tưới.
– Ưu điểm chính của kĩ thuật này là cắt chính xác, có chọn lọc, rất ít làm tổn thương cấu trúc mô mềm, giảm tối đa nguy cơ tổn thương thần kinh và mạch máu trong quá trình phẫu thuật, giảm thiểu các biến chứng xảy ra sau nhổ răng ngầm:
+ Không gây biến chứng vùng quanh chân răng sau nhổ răng.
+ Giảm cường độ đau, sưng nề, cứng khít hàm sau nhổ, giúp ổ nhổ lành thương nhanh chóng.
+ Giảm tỷ lệ tê bì môi má sau nhổ.
Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn mọc ngầm
– Bệnh nhân cần lưu lại từ 30 – 60 phút để theo dõi cầm máu ổ răng hoặc lưu lại nội trú trong trường hợp răng khó phức tạp.
– Chườm lạnh tích cực trong 6 tiếng đầu tại vị trí sau nhổ để giảm sưng nề, các ngày sau đó nếu có sưng nên chườm nóng.
– Cắn chặt gạc từ 45 đến 60 phút.
– Nuốt khô nước bọt trong miệng.
– Sau khi nhả gạc, nuốt nước bọt bình thường, không khạc nhổ, mút chíp vào ổ nhổ.
– Không ngậm hay súc miệng nước muối tự pha 2 ngày đầu sau nhổ.
– Tránh dùng thức ăn quá cay, nóng… vài ngày đầu sau nhổ.
– Tái khám và cắt chỉ sau 7 – 10 ngày (nếu có khâu vết thương).
– Trường hợp chảy máu kéo dài hãy liên lạc ngay với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
– Uống thuốc sớm nhất có thể sau nhổ và tuân thủ uống thuốc trong toa theo lời dặn của bác sỹ.
- Published in Tin tức
DẤU HIỆU MỌC RĂNG KHÔN – CÓ NÊN NHỔ RĂNG KHÔN KHÔNG?
Ai trong số chúng ta cũng sẽ trải qua quá trình mọc răng khôn. Vậy đây là chiếc răng như thế nào? Có chức năng gì đối với cơ thể? Chúng ta có nên nhổ răng không? Hãy cùng DND giải đáp tất cả thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu về răng khôn
Răng khôn là những chiếc răng mọc sau cùng khi tất cả các răng trên cung hàm đã mọc hoàn toàn.
Răng khôn thường sẽ mọc trong độ tuổi từ 17 – 25 tuổi. Về cơ bản, chiếc răng này thường không có chức năng gì đặc biệt cho cơ thể, ngược lại còn gây ra khá nhiều khó chịu, biến chứng nguy hiểm nếu mọc lệch, mọc ngầm.
Có những loại răng khôn nào?
Mỗi người sẽ có 4 chiếc khôn mọc ở hàm trên và hàm dưới. Người trưởng thành sẽ có khoảng 32 chiếc răng sau khi mọc đầy đủ răng khôn. Có một số người khác chỉ mọc từ 2 – 3 chiếc răng khôn, cũng có một số trường hợp đặc biệt không mọc chiếc răng nào.
Răng khôn được chia thành 3 loại cơ bản như sau:
- Răng khôn mọc lệch: Răng khôn mọc lệch được coi là trường hợp răng khôn phổ biến nhất. Bạn sẽ cảm thấy mức độ đau nhức khác nhau tùy thuộc vào góc mọc lệch của răng khôn lớn hay nhỏ. Răng khôn mọc lệch thường sẽ chèn sang răng số 7 bên cạnh, thậm chí là ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc các răng liền kề, cấu trúc xương hàm và gây ra những hậu quả xấu.
- Răng khôn mọc thẳng: So với các trường hợp răng khôn mọc lệch, các trường hợp răng khôn mọc thẳng thường được coi là trường hợp lành tính nhất, ít gây ra nguy hiểm. Quá trình mọc chiếc răng khôn này vẫn sẽ tồn tại những triệu chứng đau nhức khó chịu, tuy nhiên khi răng đã hoàn toàn trồi lên sẽ không còn những dấu hiệu như vậy nữa vì vị trí chiếc răng không xâm lấn sang các răng bên cạnh.
- Răng khôn mọc ngầm: Trường hợp răng khôn mọc ngầm khá đặc biệt, khó có thể phát hiện bằng mắt thường giống các trường hợp khác mà cần chụp X – quang mới có thể phát hiện ra. Răng khôn mọc ngầm tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng với sức khoẻ.
Những dấu hiệu khi mọc răng khôn
Khi mọc răng khôn, cơ thể thường sẽ xuất hiện những biểu hiện sau:
Bị đau đầu hay bị sốt
Mọc răng khôn thường sẽ gây nên biểu hiện đau đầu và sốt. Nguyên nhân nằm ở việc khi mọc răng, chúng ta gặp phải những triệu chứng đau nhức thường xuyên hơn, điều này cũng khiến nhiệt độ cơ thể chúng ta tăng lên cao hơn so với mức bình thường. Tuy nhiên những cơn sốt sẽ giảm bớt khi quá trình mọc răng khôn kết thúc.
Chán ăn
Triệu chứng chán ăn cũng là một biểu hiện khá phổ biến khi mọc răng khôn. Khi cơ thể mệt mỏi, đau nhức vì răng khôn, cảm giác chán ăn vì thế cũng kéo đến. Ngoài ra, khi nhai nghiền thức ăn, thức ăn cũng sẽ chạm vào vị trí lợi bị sưng lên vì răng khôn nên chúng ta khó thoát khỏi cảm giác khó chịu.
Đau nhức vùng lợi
Quá trình mọc răng khôn sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác đau nhức vùng lợi. Thực tế cho thấy rằng, nếu kích thước răng khôn càng lớn, cảm giác đau nhức sẽ càng dữ dội hơn, điều này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến quá trình ăn uống và giao tiếp.
Sưng nướu (lợi)
Tình trạng sưng nướu (lợi) sẽ xuất hiện khi răng khôn bắt đầu mọc lên, và chỉ chấm dứt khi răng khôn mọc lên hoàn toàn, tuy nhiên cũng có những trường hợp răng khôn mọc ngầm gây sưng nướu kéo dài. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh thậm chí không thể mở được hàm một cách bình thường hoặc không thể nuốt nước bọt.
Những tác hại của việc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch
Viêm nha chu
Tình trạng viêm nha chu có thể xảy ra kể cả trong trường hợp răng khôn mọc thẳng. Vị trí mọc răng khôn có thể trở thành nơi trú ngụ của tụ vi khuẩn do các mảng bám thức ăn bám lại khi không được vệ sinh kỹ càng, điều này gây ra tình trạng viêm nha chu cho các răng liền kề bên cạnh.
Viêm lợi
Quá trình mọc răng khôn thường sẽ kéo theo tình trạng lợi trùm. Nguyên nhân xuất phát từ việc bản chất răng khôn vốn là một chiếc răng mọc thừa. Khi mọc sau cùng, lợi sẽ không còn vị trí nào cho răng mọc nên nó bắt buộc phải đẩy lợi để nhú lên. Chính điều này gây ra hiện tượng lợi trùm.
Lợi trùm có thể khiến các mảng bám thức ăn dễ bám vào trong kẽ răng hơn, dễ gây ra tình trạng viêm lợi xung quanh vị trí mọc răng khôn.
Viêm mô tế bào
Một tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi mọc răng khôn đó là viêm mô tế bào. Khi mắc phải tình trạng này, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng như da căng, má bị phồng lên, khi chạm vào có cảm giác đau nhức khó chịu. Đặc biệt khi không được điều trị kịp thời, vị trí này có thể bị sưng mủ, viêm loét, nghiêm trọng hơn là nguy hiểm đến tính mạng.
Làm viêm nhiễm răng số 7
Răng khôn mọc lệch khiến cho vị trí các răng trên cung hàm bị xô lệch, xô vào răng số 7 liền kề, gây viêm nhiễm răng số 7.
Nếu răng khôn không được nhổ kịp thời, răng số 7 có nguy cơ bị mất vĩnh viễn là rất cao.
Nguy cơ u nguyên bào răng
Đây là biến chứng hiếm thấy khi mọc răng khôn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khoẻ, bệnh nhân nếu mắc phải có nguy cơ cắt bỏ nguyên cả phần xương hàm bị u nguyên bào răng.
Có nên nhổ răng khôn không?
Những trường hợp nên nhổ răng khôn
Những trường hợp sau sẽ được chỉ định nhổ răng khôn:
- Răng hàm bị xô lệch do răng khôn mọc lên, thậm chí là làm ảnh hưởng đến vị trí của toàn bộ răng trên cung hàm
- Vị trí mô mềm tại các chân răng nằm sau cùng cung hàm thường xuyên xảy ra hiện tượng nhiễm trùng
- Cấu trúc hàm bị thương tổn do vị trí mọc răng khôn xuất hiện u nang
- Giữa răng khôn và răng số 7 xuất hiện khe giắt thức ăn thừa khiến tụ vi khuẩn phát triển mạnh, gây ra hiện tượng lợi trùm bao quanh
- Hình dạng của răng khôn bất thường gây ảnh hưởng tới răng liền kề
- Răng khôn có tình trạng bị sâu hoặc bị viêm nha chu
Những trường hợp có thể không cần nhổ răng khôn
- Quá trình mọc răng khôn không ảnh hưởng tới các răng liền kề, đặc biệt là răng số 7
- Răng mọc theo hướng thẳng, khớp với vị trí của răng đối diện
- Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, rối loạn thần kinh, máu khó đông
- Bệnh nhân là phụ nữ hiện đang mang thai và trong thời kỳ cho con bú
- Răng không bị biến đổi quá nhiều về hình dạng
Nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome
Nếu trước đây, phương pháp nhổ răng khôn phổ biến là dùng kìm thì với sự phát triển của công nghê, bạn đã có thể trải nghiệm việc nhổ răng dễ chịu hơn bằng sóng siêu âm Piezotome.
Phương pháp này vô cùng an toàn, hạn chế chảy máu trong toàn bộ quá trình tiểu phẫu, làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng, nguy cơ tổn thương mô mềm, các dây thần kinh hậu phẫu thuật. Thêm vào đó, thời gian hồi phục cũng sẽ được rút ngắn so với phương pháp nhổ răng truyền thống.
Bạn nên lựa chọn phòng khám Nha khoa có trang bị máy Piezotome để nhổ răng khôn không đau và nhanh lành.
- Published in Tin tức
CẮT LỢI CÓ ĐAU KHÔNG? BAO LÂU THÌ LÀNH?
Cắt lợi có đau không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân cười hở lợi vô cùng để tâm đến khi đang có nhu cầu tìm hiểu. Dịch vụ này có thể xem là một phương pháp thẩm mỹ tương đối an toàn và nhận được nhiều ý kiến tích cực về độ hiệu quả cũng như thăng hạng cho nụ cười của bạn.
Cắt lợi là gì?
Cắt lợi có thể được xem là một phương pháp thẩm mỹ tối ưu nhất cho vẻ ngoài của răng nếu chẳng may nó quá ngắn và gây nên nhiều sự mất cân bằng về kích thước tự nhiên. Đây là một ca tiểu phẫu tương đối đơn giản nhưng cần độ tỉ mỉ cao, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng công cụ chuyên biệt để loại bỏ đi một phần lợi (nướu) nhằm tạo hình cho chiếc răng dài hơn. Thực tế, phương pháp này được ứng dụng nhiều trong việc thẩm mỹ và mang đến người dùng một nụ cười đẹp hơn.
Bệnh nhân cười hở lợi
Ưu điểm của phương pháp cắt lợi
Ngày này, cắt lợi không còn quá xa lạ với nhiều người bởi độ phổ biến của nó ngày càng được nâng lên. Bên cạnh đó, máy móc và công cụ cũng ngày càng được tân tiến hơn giúp cho quá trình cắt lợi diễn ra nhanh chóng, an toàn, độ bền cao.
Những ưu điểm của cắt lợi có thể kể ra như sau:
Cải thiện thẩm mỹ cho nụ cười
Điều mà chúng tôi muốn đề cập đến đầu tiên và chắc hẳn khách hàng cũng vô cùng quan tâm đến đó là tính thẩm mỹ. Có thể nói, quá trình cắt lợi sẽ mang lại vẻ ngoài đẹp hơn cùng nụ cười tự tin, rạng rỡ hơn.
Không đau
Cắt lợi chỉ là một ca tiểu phẫu nên sẽ không đau. Nếu có, cơn đau nhẹ chỉ kéo dài khoảng một giờ đồng hồ và chấm dứt hoàn toàn sau đó.
Cười hở lợi là 1 tiểu phẫu đơn giản, quá trình nhanh chóng, thành công cao
Không cần khâu sau tiểu phẫu
Có thể bạn chưa biết, cắt lợi là phương pháp phẫu thuật loại bỏ phần nướu nằm ngoài rìa của răng, do đó độ tổn thương không quá cao hoặc là không có.
Thời gian nhanh chóng
Hầu hết các ca tiểu phẫu cắt lợi chỉ diễn ra chưa đầy 30 phút với độ thành công cao. Thời gian nhanh chóng và có thể đạt được độ thẩm mỹ cao cho nụ cười của bạn là ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp này.
Cắt lợi có nguy hiểm hay không?
Về thực tế, cắt lợi hoàn toàn không có bất kỳ một sự nguy hiểm hay rủi ro nào nếu bạn lựa chọn được nha khoa và bác sĩ có trình độ cao.
Mặt khác, nếu phòng khám mà bạn lựa chọn không thực hiện cắt lợi đúng quy chuẩn thì những khả năng không mong muốn sau sẽ có thể xảy ra:
Nhạy cảm
Việc cắt lợi không đúng cách và phương pháp hỗ trợ hậu tiểu phẫu chưa chuẩn sát cũng có thể gây nên việc nhảy cảm ở phần nướu. Đây có thể là một trở ngại mà nhiều bệnh nhân sau khi hoàn thành liệu trình này gặp phải. Chính vì thế, bạn nên có phương pháp chọn lựa nơi uy tín và thẩm định sơ lược về trình độ của bác sĩ điều trị.
Thời gian hồi phục kéo dài
Thời gian hồi phục kéo dài chủ yếu là do phương pháp hỗ trợ phục hồi chưa được tốt điều này cũng làm cho vô số người có ý định thực hiện tiểu phẫu rất lo lắng. Nhưng đó chỉ là một số ít trường hợp xuất hiện trong tổng quan của lĩnh vực và phương pháp này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu dùng dịch vụ tài những nơi uy tín.
Các trường hợp nên cắt lợi
Cười hở lợi
Cười hở lợi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến khách hàng tìm tới cắt lợi. Đây chính là một trong các khuyết điểm làm bạn tự ti và không dám thể hiện nụ cười của mình một cách chân thực mà thay vào đó là sự ngượng ngùng. Hở lợi là lý do mà bạn dẹp bỏ những ngại ngần để quyết định đi cắt lợi trong thời gian sớm nhất.
Mức độ cười hở lợi:
- Hở lợi nhẹ: Là tình trạng khi cười nướu lộ hơn 3mm và ít hơn 25% so với chiều dài của răng.
- Hở lợi trung bình: Biểu hiện của mức độ này là khi cười, nướu lộ ra trên 25% và dưới 50% chiều dài của thân răng.
- Cười hở lợi nghiêm trọng: Nếu nướu lộ hơn 50% chiều dài thân răng khi cười, điều đó có nghĩa là bạn bị tụt nướu nghiêm trọng.
- Cười hở lợi rất nặng: Xảy ra khi mô nướu lộ ra nhiều hơn chiều dài thân răng.
Viêm lợi
Viêm lợi là trường hợp mà phần nướu của bệnh nhân bị một tác độ nào đó dẫn đến việc vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng một phần của lợi. Cách tốt nhất để hồi phục là cắt bỏ đi phần bị viêm để hạn chế được việc lây lan.
Hậu chỉnh nha
Việc chỉnh nha đa phần liên quan đến vấn đề dịch chuyển các chiếc răng, trong thời gian dài trước đó, phần lợi đã có được vị trí cố định và bám vào răng. Tuy nhiên, đối với việc niềng răng sẽ dẫn đến vấn đề mất cấu trúc dài lâu đó và tạo nên khoảng hở giữa răng và lợi, điều này cũng gián tiếp gây nên việc hở lợi và cần cắt bỏ để khắc phục.
Cắt lợi có đau không?
Hiện nay, với sự phát triển của các công cụ Nha khoa hiện đại, quá trình cắt lợi diễn ra khá nhẹ nhàng trong thời gian ngắn. Thời gian thao tác cũng rất nhanh nên phần lớn bệnh nhân đều trải qua cuộc cắt lợi dễ dàng, không hề khó chịu.
Cắt lợi bao lâu thì lành?
Trên thực tế, thời gian hồi phục sau khi cắt lợi còn tùy thuộc vào tình trạng lợi cần cắt bỏ và cơ địa của mỗi người:
- Nếu cắt lợi thẩm mỹ thì vị trí cắt sẽ hồi phục sau khoảng 1 tuần, vết thương lành lại và bạn có thể ăn, uống và đánh răng như bình thường.
- Nếu cắt lợi với tình trạng phức tạp hơn như cần mài ổ xương răng thì thời gian phục hồi khoảng 10 đến 14 ngày.
- Khi cắt lợi và bị viêm nhiễm, sưng tấy thì thời gian phục hồi sẽ lâu hơn nhiều.
Nhiều người lo lắng về tình trạng mọc lợi trở lại sau khi cắt bỏ. Nhưng bạn đừng lo lắng các chuyên gia đã chỉ ra rằng nếu bạn cắt lợi ở trung tâm nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi thì 100% lợi của bạn sẽ không mọc lại.
Lợi chỉ mọc trở lại khi bạn thực hiện ở những nơi kém chất lượng, trang thiết bị kém và trình độ của bác sĩ tiến hành phẫu thuật không cao.
Lưu ý sau khi cắt, bạn thường có thể cảm thấy lợi gần với chân răng, giống như đang phát triển. Trong trường hợp này, bạn cần quan sát và chờ cho đến khi lợi lành hẳn và khám tổng quát mới có câu trả lời chính xác.
Một vài lưu ý nhỏ sau khi cắt lợi
Các lưu ý bao gồm:
- Ăn đồ mềm.
- Nạp thêm khoáng/vitamin.
- Uống nước nhiều.
- Vệ sinh miệng bằng nước muối tiệt trùng.
- Không ăn cay.
- Dùng thuốc kháng viêm.
- Thăm khám nếu có vấn đề lạ.
Từ những thông tin trên, có thể thấy bạn không cần quá lo lắng với việc cắt lợi có đau không vì câu trả lời là hầu như không đau, quá trình cắt diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng. Trước hết, bạn cần lựa chọn địa chỉ Nha khoa uy tín, bác sĩ chuyên môn cao để đảm bảo quá trình cắt lợi diễn ra suôn sẻ và kết quả nụ cười sẽ được cải thiện.
Cắt lợi tại Nha khoa Quốc tế DND
Tại Nha khoa Quốc tế DND, phương pháp điều trị cười hở lợi được thực hiện bằng công nghệ Laser LightWalker hiện đại nhất hiện nay:
– Sử dụng tia laser thông minh cho đường cắt đều đẹp và chính xác
– Thời gian thực hiện nhanh chóng, trung bình chỉ mất từ 15-20 phút/ca
– Quá trình thực hiện hoàn toàn nhẹ nhàng, không đau, không chảy máu
– Hiệu quả tối ưu và trọn đời
Các ca cắt lợi tại Nha khoa Quốc tế DND sẽ do Thạc sĩ Bác sĩ Chuyên khoa 1 Trần Hưng trực tiếp điều trị:
BS CK1 TRẦN HƯNG: Chuyên gia Cấy ghép Implant – Phục hình răng thẩm mỹ – Nha Tổng quát gần 20 năm kinh nghiệm:
– Thạc sĩ CN Răng Hàm Mặt tại Học viện Quân Y 103
– Hội viên Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam
– Tốt nghiệp Implant Dentistry – Loma Linda University School of Dentistry, Hoa Kỳ
– Thường xuyên tham gia cập nhật kiến thức chuyên môn tại: Mỹ, Châu Âu, Singapore, Hàn Quốc,..
Dưới đây là hình ảnh một số ca cắt lợi bằng Laser LightWalker của Nha khoa Quốc tế DND:
- Published in Tin tức
NHỔ RĂNG KHÔN BAO NHIÊU TIỀN? CHI PHÍ NHỔ RĂNG KHÔN
Những chiếc răng khôn vốn là nỗi ác mộng của nhiều người. Chính vì vậy, dịch vụ nhổ răng khôn đang chiếm được nhiều sự quan tâm của các khách hàng. Vậy quy trình nhổ răng khôn diễn ra như thế nào? Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền? Hãy cùng nhau khám phá trong bài viết về dưới đây.
Răng khôn là gì? Vì sao cần nhổ răng khôn?
Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng trải qua ít nhất một lần mọc răng khôn trong đời. Tình trạng này gây ra những cảm giác khó chịu, đau đớn kéo dài trong nhiều ngày. Răng khôn là tên gọi của 4 chiếc răng số 8 mọc lên sau cùng. Những chiếc răng này không hề có chức năng quan trọng trong hàm răng tuy nhiên lại mang tới rất nhiều phiền toái.
Tùy từng điều kiện, thể trạng của từng người mà số lượng răng mọc sẽ khác nhau. Có người chỉ mọc 1 cái, 2 cái, thậm chí có những trường hợp mọc toàn bộ 4 chiếc răng khôn.
Loại răng này có thể mọc ngược phía xương hàm, thậm chí chèn thẳng vào răng hàm, gây ra rất nhiều đau đơn và khó chịu cho bệnh nhân. Những chiếc răng này khi nhú khỏi nướu khoảng một phần thì sẽ không tiếp tục mọc lên nữa.
Trường hợp cảm thấy phiền toái, đau đớn khi mọc răng khôn rất phổ biến, bên cạnh đó là nhiều nguy cơ tiềm ẩn về sức khoẻ răng miệng nên người ta thường tìm tới các nha khoa để nhổ răng khôn, giải quyết triệt để những cơn đau khó chịu ấy.
Nhổ răng khôn thực chất là một quá trình tiểu phẫu nhỏ được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ nhằm loại bỏ tận gốc chiếc răng khôn “bất trị” của bạn.
Khi tìm đến nha khoa, bạn sẽ được thăm khám chi tiết tình trạng răng miệng, chụp X – quang để nắm được cấu trúc xương răng, vị trí răng từ đó lên phác đồ điều trị phù hợp nhất với bạn hiện tại.
Quá trình nhổ răng khôn sẽ tiến hành bằng cách rạch một đường cắt trong nướu để có thể lộ ra phần chân răng bên dưới. Nếu trong quá trình tiếp cận phát hiện thấy bất cứ yếu tố nào cản trở, ví dụ như xương răng thừa, các bác sĩ sẽ cắt bỏ để từ đó chia răng ra thành các phần, hỗ trợ cho việc mổ răng khôn trở nên dễ dàng hơn.
Các trường hợp nào cần nhổ răng khôn?
Thực chất, nếu tình trạng răng khôn không bị chèn vào những chiếc răng khác, không gây ra biến chứng nguy hiểm thì không cần thiết phải nhổ răng. Trừ một số trường hợp được bác sĩ chỉ định dưới đây cần bắt buộc phải nhổ:
- Trường hợp răng khôn mọc lệch lạc, chèn lên các răng khác. Đây được coi là trường hợp nguy hiểm nhất của tình trạng này bởi nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, làm xuất hiện u nang, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
- Trường hợp nặng hơn là viêm nướu, chảy máu lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến tính mạng.
- Trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng lại có kích thước bất thường. Yếu tố này có thể khiến thức ăn dễ dàng bị mắc lại trong quá trình ăn uống, khó vệ sinh, làm xuất hiện những tình trạng bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu,…
- Trường hợp chính chiếc răng khôn đó bị sâu, viêm nha chu. Quá trình mọc răng khôn đã gây ra rất nhiều phiền toái, đau đớn. Và một chiếc răng khôn bị mắc phải những bệnh lý như vậy lại càng gia tăng cảm giác khó chịu gấp 2 lần.
- Trường hợp răng khôn có khe giắt nằm ở giữa cùng với răng liền kề. Không chỉ ảnh hưởng tới các răng bên cạnh mà về lâu về dài, chiếc răng khôn này có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ những chiếc răng còn lại, gây áp lực trực tiếp lên khung xương hàm.
- Trường hợp răng khôn không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng lại không ăn khớp với răng đối diện.
Nếu rơi vào những trường hợp trên, bạn nên tới nha khoa để nhổ răng khôn ngay lập tức vì nếu kéo dài chỉ gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe của bạn.
Chi phí nhổ răng khôn
Kỹ thuật nhổ răng khôn tương đối phức tạp do nằm ở vị trí khó tiếp cận, đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm từ các bác sĩ nha khoa. Cũng chính vì vậy mà chi phí mổ răng khôn đắt hơn so với nhổ răng thông thường.
Có rất nhiều trường hợp quảng cáo nhổ răng khôn giá rẻ khiến mọi người đổ xô vào sử dụng dịch vụ, dẫn đến tình trạng tiền mất tật mang, thậm chí về sau còn gây ra những biến chứng nguy hiểm cho răng.
Những cơ sở quảng cáo rằng có chi phí nhổ răng khôn rẻ có thể không sử dụng các dụng cụ không đạt tiêu chuẩn, cũng có thể họ sử dụng đi sử dụng lại các dụng cụ y tế mà không khử trùng giữa các bệnh nhân, hắc chắn sẽ không đảm bảo an toàn cho khách hàng và có thể dễ mắc các bệnh lây nhiễm thông qua việc này.
Ngoài ra, ở những phòng khám nhỏ, đội ngũ bác sĩ non kinh nghiệm, khi xảy ra biến chứng hoặc sự cố nhỏ trong phòng phẫu thuật, chắc chắn họ sẽ không thể giải quyết được và gây nguy hiểm cho khách hàng.
Chính vì vậy, bạn nên tham khảo kĩ lưỡng về phòng khám, bác sĩ trước khi quyết định lựa chọn nơi đó để nhổ răng khôn.
Các yếu tố liên quan đến chi phí nhổ răng khôn bao gồm như sau:
1. Mức giá nhổ răng khôn hàm trên và dưới
Đối với mức giá nhổ răng khôn hàm trên và dưới, chi phí nhổ răng này còn phụ thuộc vào tình trạng chiếc răng khôn mọc lệch hay thẳng, vị trí sâu hay nông và công nghệ mà các bác sĩ sử dụng. Và một điều đặc biệt cần chú ý nữa là khi bạn đã nhổ bỏ răng khôn hàm trên, dù có mọc thẳng đi chăng nữa, thì bạn vẫn phải nhổ bỏ răng khôn hàm dưới.
Nguyên nhân nằm ở việc răng khôn hàm trên không có điểm tựa là răng số 8 hàm dưới. Trong quá trình nhai thức ăn, khi bị tác động lực liên tục, răng số 8 của hàm trên sẽ mọc xuống phía dưới làm ảnh hưởng tới phần nướu của hàm dưới, lâu dần có thể gây ảnh hưởng tới khớp cắn.
Tại đa số các cơ sở nha khoa hiện nay, chi phí nhổ răng khôn hàm trên hoặc dưới sẽ dao động trong khoảng từ 1.500.000 – 4.500.000 đồng/răng.
2. Giá răng khôn mọc ngầm
Tình trạng răng khôn mọc ngầm là tình trạng phức tạp nhất trong số tất cả các tình trạng răng khôn, đòi hỏi bác sĩ chuyên môn cao đánh giá và xử lý. Vì vậy, chi phí nhổ răng khôn mọc ngầm sẽ đắt hơn hẳn so với các loại răng khôn mọc lệch, mọc thẳng.
Trên mặt bằng chung, chi phí nhổ răng khôn mọc ngầm sẽ như sau:
- Đối với răng khôn mọc ngầm mức độ 1 sẽ khoảng 3.000.000 đồng/răng
- Đối với răng khôn mọc ngầm mức độ 2 sẽ khoảng 5.000.000/ răng
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Việc nhổ răng khôn có thể gây ảnh hưởng nhẹ tới các dây thần kinh. Nguyên do là bởi vị trí mọc răng khôn vốn là một vị trí tồn tại rất nhiều dây thần kinh của hàm trên, hàm dưới, dây thần kinh mắt,…
Chính vì vậy trong một số trường hợp, sau khi khách hàng nhổ răng khôn xong sẽ có cảm giác bị tê ở đầu lưỡi, môi, má,… Thực chất đây là một ảnh hưởng khá bình thường trong quá trình này. Các triệu chứng này có thể sẽ biến mất sau vài ngày khi tình trạng nướu đã lành và được cải thiện đáng kể.
Tiểu phẫu răng khôn cũng có thể làm dẫn tới tình trạng viêm ổ răng, chảy mủ. Lúc này cục máu đông sẽ bị lệch khỏi vết mổ, xương hàm vươn ra khiến tình trạng bị thương không lành lại ngay mà kéo dài trong nhiều ngày. Trong một số trường hợp có thể là nguyên nhân dẫn tới việc mọc hạch ở cổ và sau tai.
Nguy cơ nhiễm trùng khi tiểu phẫu răng khôn cũng có thể xảy ra. Nguyên do là bởi các dụng cụ, thiết bị nhổ răng không được vô trùng hoàn toàn. Hoặc cũng do một số trường hợp bệnh nhân bị suy giảm kháng thể khi vi khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh.
Sưng mặt cũng là một tình trạng có thể xảy ra sau khi kết thúc quá trình tiểu phẫu. Nếu nhẹ có thể diễn ra trong vài ngày do ảnh hưởng từ các dây thần kinh bị tổn thương.
Nhổ răng khôn tồn tại khá nhiều nguy cơ nguy hiểm tuy nhiên, tất cả những nguy cơ này xảy ra đều là vì sự sơ suất trong khâu xử lý các dụng cụ kỹ thuật, bác sĩ chưa đủ kinh nghiệm, tay nghề xử lý dẫn tới những biến chứng này. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất vẫn là tìm hiểu và lựa chọn một đơn vị nha khoa uy tín, chất lượng, được đánh giá cao trong ngành.
Lựa chọn Nha khoa Quốc tế DND để nhổ răng khôn không đau
Là phòng khám Nha khoa chuẩn Y tế, công nghệ cao, nơi tụ họp của nhiều bác sĩ có tiếng trong và ngoài nước. Hệ thống dịch vụ cùng những chính sách ưu đãi mà Nha khoa Quốc tế DND đem lại cho khách hàng luôn nhận được những phản hồi vô cùng tích cực.
Công nghệ nhổ răng khôn không đau tại Nha khoa DND là sự kết hợp giữa máy siêu âm Piezotome và màng sinh học PRF, cho khách hàng trải nghiệm nhổ răng nhẹ nhàng, không chảy máu, lành thương nhanh.
- Published in Tin tức
05 NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRỤ IMPLANT BỊ ĐÀO THẢI
Trồng răng Implant là phương pháp hiện đại nhất hiện nay trong việc phục hình răng đã mất, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp trụ Implant không tích hợp được với xương hàm và bị đào thải.
Trồng răng Implant là gì?
Trồng răng Implant là một thủ thuật thay thế chân răng bằng trụ kim loại giống như một chiếc vít để thay thế răng bị hư hỏng bằng răng nhân tạo có hình dáng và chức năng giống như răng thật. Phương pháp này có thể cung cấp một giải pháp thay thế hợp lý cho vị trí răng bị mất một cách bền vững và an toàn cho sức khoẻ lâu dài.
Việc trồng răng Implant được thực hiện như thế nào phụ thuộc vào loại trụ Implant và tình trạng xương hàm của bạn. Lợi ích chính của trồng răng Implant là phục hình hoàn hảo cho chiếc răng đã mất của bạn. Hoàn thiện răng Implant là một quá trình đòi hỏi xương phải lành lại chặt chẽ xung quanh mô cấy. Vì vậy, quá trình liền xương này cần nhiều thời gian, quá trình có thể kéo dài nhiều tháng.
Trồng răng Implant phù hợp với ai?
Phương pháp trồng răng Implant phù hợp với các trường hợp sau:
- Mất một hoặc nhiều răng
- Có xương hàm phát triển đầy đủ
- Có đủ xương để đảm bảo cấy ghép hoặc có thể ghép xương
- Có mô miệng khỏe mạnh
- Tình trạng sức khỏe bình thường, không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục xương
- Không thể hoặc không muốn đeo răng giả
- Muốn cải thiện khả năng nói và thẩm mỹ gương mặt
- Sẵn sàng cam kết dành thời gian vài tháng cho quá trình phẫu thuật và phục hồi
- Không hút thuốc lá
Ưu điểm của Trồng răng Implant
Răng Implant như răng thật: Trồng răng Implant sẽ tạo ra một chiếc răng giả với chức năng đầy đủ như răng thật của bệnh nhân và bởi vì khả năng tích hợp với xương, chúng trở nên vĩnh viễn.
Không gây khó chịu, ảnh hưởng ăn nhai hay nói chuyện: Với hàm giả không vừa khít, răng có thể bị tuột trong miệng khiến bạn gặp những trở ngại trong sinh hoạt. Răng Implant với chức năng như răng thật cho phép bạn ăn nhai thoải mái và phát âm cũng dễ dàng.
Cảm giác thoải mái trong miệng: Răng Implant sau khi tích hợp với xương sẽ trở thành một phần của hàm răng của bạn, vì thế không tạo ra bất kỳ cảm giác khó chịu nào trong miệng.
Cải thiện thẩm mỹ gương mặt: Khi mất răng lâu ngày sẽ tạo nên tình trạng tiêu xương, khiến cho mặt hóp, lệch, không cân đối và ảnh hưởng thẩm mỹ. Phương pháp trồng răng Implant sẽ khắc phục được vấn đề này, mang lại hàm răng cân xứng và khuôn mặt cân đối trở lại.
Cải thiện sức khỏe răng miệng: Trồng răng Implant không gây ảnh hưởng tới các răng xung quanh. Các răng lân cận không bị thay đổi để hỗ trợ cho quá trình cấy ghép, vì thế sức khỏe răng miệng của bạn được đảm bảo lâu dài.
Độ bền: Răng Implant rất bền và sẽ tồn tại trong nhiều năm. Với sự chăm sóc tốt, nó có thể được sử dụng tốt trọn đời.
Quy trình Trồng răng Implant
Bước 1: Khám, tư vấn miễn phí
Trước khi tiến hành trồng răng Implant, bạn sẽ được bác sĩ khám và tư vấn cặn kẽ.
Việc đánh giá một chiếc răng nên giữ lại hay phải nhổ hoặc thay thế bằng Implant phụ thuộc vào mức độ tổn thương của chiếc răng, cũng như nhằm mục đích giữ gìn và bảo tồn các răng thật còn lại.
Bước 2: Chụp phim ( CT Scanner) – Chụp CT Scanner 3D tại chỗ, miễn phí
Bác sĩ sẽ chụp toàn cảnh và cắt lớp để kiểm tra chiều cao và chiều rộng của xương hàm, sau đó bác sĩ lên kế hoạch và chọn kích thước trụ Implant phù hợp. Trường hợp thiếu xương hàm, bác sĩ sẽ chỉ định cấy ghép thêm xương trước khi đặt trụ Implant.
Tại Nha Khoa Quốc tế DND, hệ thống chụp CT 3D hiện đại giúp cho kết quả chụp phim chính xác, hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị, từ đó quá trình trồng răng sẽ diễn ra an toàn và tỉ lệ thành công cao.
Bước 3: Chuẩn bị sẵn sàng
Bước này rất quan trọng bởi vì khâu chuẩn bị sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng ca phẫu thuật trồng răng Implant. Phòng mổ, dụng cụ và trang thiết bị phải được vô trùng tuyệt đối.
Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tham gia đều phải có chuyên môn cao, sẵn sàng cho mọi trường hợp có thể xảy ra.
Về phía bệnh nhân phải chuẩn bị tâm lý thật thoải mái để quá trình cấy ghép không bị gián đoạn.
Bước 4: Gây tê
Bác sĩ sẽ gây tê tại vùng cần cấy ghép Implant để bệnh nhân không có cảm giác khó chịu trong suốt quá trình thực hiện.
Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm tổng thể miễn phí trước khi trồng răng Implant để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.
Bước 5: Tiến hành phẫu thuật
Bước đầu bác sĩ sẽ lật vạt, bóc tách niêm mạc bộc lộ xương. Sau đó khoan xương theo kích thước dựng sẵn. Tiếp đó, bác sĩ sẽ đặt trụ Implant vào đúng vị trí. Có những trường hợp, bác sĩ sẽ không cần tạo vạt mà trực tiếp đặt trụ Implant được luôn.
Bước 6: Tái khám sau phẫu thuật
Quá trình đặt trụ Implant chỉ tốn khoảng 10 phút cho mỗi trụ.
Khoảng một tuần sau cấy ghép, nướu răng (mô mềm) xung quanh Implant của bạn sẽ lành, đây là thời điểm bạn nên quay lại để tái khám, cắt chỉ, chụp phim kiểm tra.
Khám định kỳ sau khi cấy ghép răng là 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng,…
Bước 7: Phục hình răng sứ trên Implant
Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện chiếc răng Implant của bạn. Sau khi trụ Implant đã tích hợp tốt với xương hàm, mão sứ được thiết kế riêng cho bạn sẽ được đặt lên phần trụ đó.
Bạn nên thảo luận với bác sĩ ngay từ lần tư vấn đầu tiên để có được những thông tin về các loại sứ phục hình răng trên Implant.
Trồng răng Implant là phương pháp ưu việt để phục hình cho những chiếc răng bị mất. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp răng Implant bị đào thải sau khi tiến hành cấy ghép.
5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trụ Implant bị đào thải
Do hút thuốc lá
Người hút thuốc lá làm tăng 2,8 lần nguy cơ đào thải trụ Implant so với những người không hút thuốc Các chất độc trong thuốc lá như nicotine, carbon monoxide, hydrogen cyanide là những chất làm chậm sự liền thương vì làm giảm cấp máu đến vị trí cấy ghép.
Mật độ xương
Mật độ xương được phân độ từ bậc D1 tới D4, trong đó D1 là mật độ cao nhất và D4 là mật độ nhỏ nhất. Do đó, vùng xương D4 khó giữ ổn định Implant sau cấy ghép, diện tiếp xúc của xương và bề mặt Implant ít hơn cũng làm chậm quá trình tích hợp, tăng nguy cơ thất bại sớm.
Nhiễm khuẩn sau khi trồng Implant
Các tạp chất trong trụ Implant giá rẻ như chì, kẽm,… rất dễ gây kích ứng và làm nhiễm trùng vùng cấy ghép Implant. Đồng thời, khâu vô trùng không được thực hiện tốt thì nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật đặt trụ Implant là rất cao.
Dị ứng với trụ Implant
Bệnh nhân có thể dị ứng với Titanium – kim loại được sử dụng chính trong chế tác trụ Implant. Mặc dù Titanium đã được nghiên cứu là kim loại tương hợp sinh học với cơ thể, tuy nhiên vẫn có những trường hợp cơ thể không thể thích nghi và sớm bị đào thải như một dị nguyên lạ.
Không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Sau khi đặt trụ Implant, bệnh nhân không tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng. Điều này tác động đến kết quả trồng răng Implant rất lớn.
- Published in Tin tức
BỌC RĂNG SỨ HỎNG GÂY VIÊM LỢI, HÔI MIỆNG VÀ CÁCH XỬ LÝ
Biến chứng do bọc răng sứ hỏng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của bệnh nhân. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bọc răng sứ sai cách, ban đầu không có vấn đề nhưng dần dà phần răng đó bị viêm lợi, hôi miệng khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong giao tiếp.
Dưới đây là một trường hợp bọc răng sứ gặp biến chứng gây lợi viêm, sưng đỏ, thường xuyên chảy máu và hôi miệng.
Bệnh nhân nữ sinh năm 1995 tại Bắc Giang đã tới Nha khoa Quốc tế DND để điều trị 4 răng sứ chụp cách đây 4 năm. Bác sĩ tại DND nhận định, trường hợp bạn nữ đã bị bọc răng sứ sai cách khiến cho bạn gặp những tình trạng trên. Vì vậy, cách xử lý là tháo bỏ phần mão sứ cũ, điều trị viêm lợi và tiến hành bọc răng sứ mới.
Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là hình thức sử dụng các mão sứ, có hình dáng, màu sắc và kích thước giống với răng thật nhưng không có ruột bên trong để phủ lên răng thật nhằm phục hồi chức năng ăn nhai cũng như nâng cao thẩm mỹ cho hàm răng.
Trong quá trình bọc răng sứ, răng thật sẽ đóng vai trò như trụ bảo vệ giúp cố định và lấp đầy khoảng rỗng của mão sứ. Bác sĩ sẽ cần mài đi một phần răng thật để có thể chụp mão sứ lên trên và cố định trong thời gian dài.
Vì sao nên bọc răng sứ?
Những lý do sau đây khiến cho phương pháp bọc răng sứ trở nên phổ biến và được yêu thích:
- Răng bọc sứ nhìn rất tự nhiên
- Bề mặt răng sứ có khả năng kháng vết bám tốt
- Đem đến nét đẹp thẩm mỹ hoàn thiện
- Không cần trải qua quá trình thao tác điều chỉnh răng phức tạp
- Chỉ sau 1-2 lần tới Nha khoa, bạn đã có thể hoàn thiện bộ răng sứ mới
Bọc sứ cho răng là giải pháp cải thiện tình trạng răng miệng cũng như tăng thẩm mỹ cho gương mặt. Tuy nhiên hậu quả bọc răng sứ sai kỹ thuật cũng là điều rất đáng lưu tâm. Dưới đây là những vấn đề bạn dễ gặp phải nếu bọc sứ không đúng cách.
Hậu quả khi bọc răng sứ không đúng cách
Sưng lợi, viêm nướu
Tác hại dễ thấy nhất là những tổn thương trong khoang miệng. Việc lắp mão sứ bị hở cổ, hở nơi tiếp giáp giữa sứ và viền lợi, không khít cùi răng,… sẽ khiến thức ăn bị đọng lại. Sau khoảng thời gian tích tụ mà không vệ sinh hết, nướu sẽ bị sưng viêm, ê buốt, hôi miệng. Về lâu dài, nó dễ hình thành nên những bệnh lý về răng miệng nguy hiểm.
Ảnh hưởng răng gốc
Hậu quả bọc răng sứ sai cách là phần sứ không khít với phần răng gốc khiến những mảng bám xuất hiện trên răng gây tổn thương. Bên cạnh đó, trước khi phục hình răng sứ không được điều trị triệt để bệnh nha chu sẽ khiến phần răng gốc bị hư hại sớm.
Ăn nhai khó khăn
Trường hợp bác sĩ chỉnh khớp cắn không chuẩn sẽ dẫn đến việc răng sứ nhai, cắn trở nên vô cùng khó khăn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mỏi cơ hàm, đau cơ,… thậm chí là viêm khớp thái dương hàm. Nặng nhất là khi mọi trạng thái cử động miệng đều trở nên đau buốt, kể cả ngáp, ăn, nói chuyện,…
Răng nhạy cảm, bị nứt vỡ
Hiện tượng này xảy ra khi bệnh nhân sử dụng loại sứ kém chất lượng. Khi bọc những loại sứ này, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng răng sứ dễ bị mẻ, bung bật cũng như ảnh hưởng đến việc ăn nhai.
Ngoài ra, những mão sứ rẻ tiền sẽ ít có khả năng cách nhiệt. Vì thế mà mỗi khi ăn đồ nóng, lạnh, răng bệnh nhân sẽ cảm thấy đau buốt.
Nguyên nhân bọc răng sứ sai cách
Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ răng miệng mà không quá phức tạp. Đa phần công đoạn này đều diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nguyên nhân khiến quá trình đó thất bại và dẫn đến những hậu quả bọc răng sứ ngoài ý muốn.
Trước khi bọc răng sứ
Trước khi tiến hành bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét để đưa ra những nhận định chính xác nhất. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đi ngược lại với những chỉ định này, bất chấp tình trạng răng hiện tại thì tác hại của việc bọc răng sứ có thể nhìn thấy rất rõ rệt.
Trong khi bọc răng sứ
Quá trình bọc răng sứ bị thất bại 80% là do năng lực chuyên môn của bác sĩ chưa tốt, vì thế dẫn đến việc thực hiện sai kỹ thuật. Những sai sót như mài mòn răng quá mức phạm vào tủy, xương, không bọc khít cổ răng,… sẽ khiến răng thật của bệnh nhân bị hư tổn.
Ngoài ra, việc sử dụng sứ không cao cấp cũng để lại những tác hại làm răng sứ vô cùng phiền toái.
Sau khi bọc răng sứ
Để biết việc bọc răng sứ có thành công hay không thì phải xem xét thêm chất lượng của nó sau một khoảng thời gian. Cụ thể là bệnh nhân có dị ứng với bất kỳ vật liệu gì có trong răng sứ hay không.
Tuy nhiên, không phải cứ bọc răng sứ là bạn có thể hoàn toàn yên tâm về một hàm răng đều và trắng sáng. Nó sẽ nhanh chóng giảm tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ nếu bạn không có cách chăm sóc phù hợp.
Vì sao nên tới Nha khoa DND để bọc răng sứ?
Trình độ bác sĩ
Tại DND, tất cả các khâu từ khám tổng quát, thiết kế nụ cười, làm răng sứ và cuối cùng là lắp răng sứ đều được thực hiện cẩn thận, đồng bộ nên có độ chính xác cao. Phụ trách chính của phòng khám, Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hưng đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hình răng sứ nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ bọc răng sứ tại đây.
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hưng – GĐ Chuyên môn Nha khoa DND
BS Ninh Thị Huê – Chuyên gia phục hình răng sứ
Hệ thống thiết bị hiện đại xứng đáng là địa chỉ tin cậy để bọc răng sứ ở Hà Nội
Nha khoa Quốc tế DND là một trong số ít phòng khám trang bị hệ thống máy Cerec CAD/CAM hiện đại với công nghệ “Phục hình răng sứ thẩm mỹ một lần hẹn”. Đây là hệ thống mới nhất hiện nay của hãng Dentsply Sirona. Hệ thống này trang bị ứng dụng vào các điều trị phục hình trong nha khoa chỉ trong một lần hẹn.
Thông qua máy CAD/CAM Cerec, trung bình bác sĩ có thể làm ra 1 chiếc răng sứ cho khách hàng trong thời gian rất ngắn, chỉ trong vòng hai giờ. Chính bác sĩ sẽ là người thiết kế, và chế tác răng sứ, vì vậy sẽ đảm bảo mức độ chính xác cao nhất cũng như thẩm mỹ nhất cho khách hàng.
Quy trình Bọc Răng Sứ chuẩn Châu Âu
Khi tới thực hiện bọc răng sứ, khách hàng sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất sau đây:
- Thăm khám chuyên môn cùng bác sĩ và hệ thống scan 3D Orthophos SL
- Scan lấy dấu bằng Hệ thống Cerec hiện đại
- Chọn loại sứ tiêu chuẩn nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu
- Tiến hành làm răng sứ ngay tại Nha khoa
- Lắp răng sứ và hoàn thiện
Để thăm khám và trải nghiệm miễn phí hệ thống máy móc hiện đại tại DND, xin mời bạn inbox hẹn lịch tại Fanpage.
- Published in Tin tức
VÌ SAO NÊN CHỌN NHA KHOA DND ĐỂ BỌC RĂNG SỨ Ở HÀ NỘI?
Bọc răng sứ là một trong những phương pháp thẩm mỹ nha khoa được ưa chuộng nhất hiện nay, để hiện thực hóa ước mơ sở hữu nụ cười rạng rỡ và tự tin. Không chỉ đem lại hiệu quả làm đẹp, phương pháp bọc răng sứ còn được chọn lựa do độ bền lâu dài và quá trình thực hiện nhẹ nhàng, nhanh chóng.
Nha khoa Quốc tế DND là một trong những địa chỉ Nha khoa uy tín và có chuyên môn cao trong lĩnh vực răng sứ thẩm mỹ. Đội ngũ bác sĩ DND đã có kinh nghiệm nhiều năm với các ca thẩm mỹ răng sứ, có thể xử lý các trường hợp phức tạp, tư vấn kế hoạch điều trị tốt nhất cho khách hàng.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi: Vì sao nên tới Nha khoa DND để bọc răng sứ?
Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là hình thức sử dụng các mão sứ, có hình dáng, màu sắc và kích thước giống với răng thật nhưng không có ruột bên trong để phủ lên răng thật nhằm phục hồi chức năng ăn nhai cũng như nâng cao thẩm mỹ cho hàm răng.
Trong quá trình bọc răng sứ, răng thật sẽ đóng vai trò như trụ bảo vệ giúp cố định và lấp đầy khoảng rỗng của mão sứ. Bác sĩ sẽ cần mài đi một phần răng thật để có thể chụp mão sứ lên trên và cố định trong thời gian dài.
Vì sao nên bọc răng sứ?
Những lý do sau đây khiến cho phương pháp bọc răng sứ trở nên phổ biến và được yêu thích:
- Răng bọc sứ nhìn rất tự nhiên
- Bề mặt răng sứ có khả năng kháng vết bám tốt
- Đem đến nét đẹp thẩm mỹ hoàn thiện
- Không cần trải qua quá trình thao tác điều chỉnh răng phức tạp
- Chỉ sau 1-2 lần tới Nha khoa, bạn đã có thể hoàn thiện bộ răng sứ mới
Bọc răng sứ có bền không?
Răng bọc sứ thường có độ bền kéo dài từ 10-20 năm. Độ bên của răng sứ sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Chất liệu cấu tạo
Trên thị trường có rất nhiều loại mão sứ khác nhau, được tạo nên từ những chất liệu sứ cũng khác nhau.
Với những chất liệu sứ tinh khiết, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao thì răng sứ được tạo ra cũng sẽ có độ bền cao hơn. Mặt khác, những răng sứ được tạo ra từ vật liệu trôi nổi, rẻ tiền thì độ bền cũng sẽ không cao, chưa kể còn có thể gây nên nhiều hệ luỵ sức khoẻ cho người dùng.
Kỹ thuật của bác sĩ
Tại một địa chỉ nha khoa uy tín, các bác sĩ sẽ có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực phục hình để giải quyết các trường hợp răng từ dễ đến khó. Ngoài ra, ở những phòng khám lớn, được đầu tư hiện đại, hệ thống trang thiết bị y tế cũng sẽ chỉn chu, chất lượng hơn, từ đó trải nghiệm phục hình răng sứ của khách hàng cũng sẽ tốt hơn.
Chế độ chăm sóc và thói quen sinh hoạt
Khi bọc răng sứ, bạn cần xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách (dùng bàn chải lông mềm, đánh răng 1 ngày 2 lần, mỗi lần ít nhất 2 phút,…), chế độ ăn uống lành mạnh (không rượu bia, không thuốc lá, tránh ăn các món có lượng axit cao,…).
Ngoài ra, việc thăm khám định kỳ 6 tháng/lần cũng giúp bạn bảo vệ được hàm răng sứ của mình bền lâu trong thời gian dài.
Vì sao nên tới Nha khoa DND để bọc răng sứ?
Trình độ bác sĩ
Tại DND, tất cả các khâu từ khám tổng quát, thiết kế nụ cười, làm răng sứ và cuối cùng là lắp răng sứ đều được thực hiện cẩn thận, đồng bộ nên có độ chính xác cao. Phụ trách chính của phòng khám, Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hưng đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hình răng sứ nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ bọc răng sứ tại đây.
Hệ thống thiết bị hiện đại xứng đáng là địa chỉ tin cậy để bọc răng sứ ở Hà Nội
Nha khoa Quốc tế DND là một trong số ít phòng khám trang bị hệ thống máy Cerec CAD/CAM hiện đại với công nghệ “Phục hình răng sứ thẩm mỹ một lần hẹn”. Đây là hệ thống mới nhất hiện nay của hãng Dentsply Sirona. Hệ thống này trang bị ứng dụng vào các điều trị phục hình trong nha khoa chỉ trong một lần hẹn.
Thông qua máy CAD/CAM Cerec, trung bình bác sĩ có thể làm ra 1 chiếc răng sứ cho khách hàng trong thời gian rất ngắn, chỉ trong vòng hai giờ. Chính bác sĩ sẽ là người thiết kế, và chế tác răng sứ, vì vậy sẽ đảm bảo mức độ chính xác cao nhất cũng như thẩm mỹ nhất cho khách hàng.
Quy trình Bọc Răng Sứ chuẩn Châu Âu
Khi tới thực hiện bọc răng sứ, khách hàng sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất sau đây:
- Thăm khám chuyên môn cùng bác sĩ và hệ thống scan 3D Orthophos SL
- Scan lấy dấu bằng Hệ thống Cerec hiện đại
- Chọn loại sứ tiêu chuẩn nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu
- Tiến hành làm răng sứ ngay tại Nha khoa
- Lắp răng sứ và hoàn thiện
Để thăm khám và trải nghiệm miễn phí hệ thống máy móc hiện đại tại DND, xin mời bạn inbox hẹn lịch tại Fanpage.
- Published in Tin tức
QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến, giúp khắc phục các khuyết điểm của hàm răng như hô, móm, răng thưa, khấp khểnh,… giúp bạn có nụ cười mới đẹp hơn. Không chỉ cải thiện về thẩm mỹ, niềng răng còn giúp nâng cao sức khoẻ của bạn, phòng tránh các vấn đề như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Vậy quá trình niềng răng diễn ra như thế nào? Cần lưu ý những gì khi niềng răng? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé.
Khám, tư vấn và chụp X quang răng
Đây là bước đầu tiên trong quy trình niềng răng. Bác sĩ sẽ kiểm tra răng và chụp phim X quang để tư vấn phương pháp niềng và lộ trình niềng răng phù hợp. Kết hợp với quá trình kiểm tra răng, bác sĩ sẽ xác định tình trạng răng của bệnh nhân. Cụ thể là răng đang bị thưa, hô, móm, vẩu, khớp cắn ngược, lệch lạc… hay vấn đề gì.
Lên phác đồ điều trị và lấy dấu răng
Khi đã thống nhất được phương pháp niềng răng, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và dịch chuyển răng cho bệnh nhân. Từ phác đồ này bệnh nhân sẽ hình dung được hàm răng của mình sau khi niềng.
Đồng thời, ở bước này bác sĩ cũng sẽ nhận định có cần bổ sung thêm công đoạn nào trước khi niềng không. Bởi có một số trường hợp phải nhổ răng nên bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng cụ thể để tư vấn.
Đối với phương pháp niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài ngay cho bạn sau khi đã hoàn tất các công đoạn trên. Còn đối với niềng răng trong suốt Invisalign, bác sĩ sẽ cần lấy dấu răng của bạn bằng máy scan iTero để tiến hành làm ClinCheck.
Thiết kế ClinCheck
Công đoạn này được thực hiện sau khi đã lấy dấu răng. Sau 1 tuần, bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân tới kiểm tra ClinCheck và thống nhất. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành đặt hàng sản xuất khay niềng Invisalign. Khay niềng được sản xuất và gửi thẳng từ Mỹ về.
ClinCheck là 1 phần mềm thể hiện các công đoạn di chuyển răng qua từng tuần. Khi nhìn vào đó, bạn sẽ biết tại thời điểm nào khi niềng răng thì răng bạn sẽ thay đổi những gì. Bác sĩ là người thực hiện thiết kế và chỉnh sửa ClinCheck này theo đúng chuyên môn. Tuy nhiên, nếu bạn có những nguyện vọng riêng trong thời gian niềng răng, bác sĩ cũng sẽ có thể tùy chỉnh ClinCheck theo nguyện vọng đó.
Tiến hành lắp khay niềng
Sau 3-4 tuần kể từ khi đặt khay, khay niềng Invisalign sẽ về. Bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân tới lắp khay và hướng dẫn cách đeo khay cũng như vệ sinh khay niềng hàng ngày. Thường bệnh nhân sẽ đeo 1 khay trong thời gian 7-10 ngày.
Đối với 1 số trường hợp răng khó, bác sĩ sẽ cần đặt thun liên hàm hoặc bắt mini vis. Điều này sẽ được trao đổi kĩ từ bước lên kế hoạch điều trị.
Tái khám định kỳ
Đối với niềng răng mắc cài, cứ khoảng 1 tháng bệnh nhân sẽ quay lại tái khám 1 lần với bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ điều chỉnh dây cung và mắc cài sao cho hợp lý nhất. Thường thời gian đeo niềng từ 18 – 24 tháng nên trong quá trình này các bạn cần kiên nhẫn. Đồng thời, thực hiện tái khám theo đúng lịch của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả niềng răng tốt nhất.
Còn đối với Invisalign, bạn sẽ không cần phải tái khám nhiều lần. Thời gian phổ biến để tái khám là khoảng 8 tuần. Tuy nhiên, với những bạn ở xa hoặc đi du học, bác sĩ có thể theo dõi quá trình niềng răng online. Nhờ có ClinCheck, việc theo dõi quá trình niềng răng của bác sĩ cũng sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Đây là bước rất quan trọng trong quá trình niềng răng mà các bạn cần chú ý. Bởi mặc dù răng đã về vị trí chuẩn nhưng cần đeo hàm duy trì thêm một thời gian để đảm bảo răng được cố định và đều đẹp.
- Published in Tin tức
DÁNG RĂNG SỨ ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU NHẤT 2022
Làm răng sứ là xu hướng Nha khoa hot nhất hiện nay, đem lại nụ cười tỏa sáng, màu sắc trắng trong và hình dáng răng đều đặn cho người sở hữu. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều dòng răng sứ đã ra đời với hình dáng, màu sắc thời thượng. Vậy dáng răng sứ nào được lựa chọn nhiều nhất 2022? Hãy cùng đọc bài viết nhé!
Vì sao nên làm răng sứ?
Phục hình thẩm mỹ bằng răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều khách hàng tin tưởng và ưa chuộng bởi sự nhanh chóng, hiện đại. Bạn sẽ dễ dàng sở hữu hàm răng trắng sáng, đều đẹp, tự nhiên chỉ sau 2-3 ngày.
Đối tượng nào nên làm răng sứ?
- Răng nhiễm kháng sinh nặng, xỉn màu, ố vàng
- Răng đã phủ composite nhưng bị tụt lợi, viêm lợi nặng
- Răng cửa thưa
- Men răng xấu, thiếu sản men răng
- Răng bị mòn mặt nhai nghiêm trọng
- Răng sứt, vỡ mẻ lớn và không thể trám
- Làm cầu răng để phục hình lại răng bị mất
- Tái hình thể và màu sắc cho một hoặc một vài răng có hình dáng, màu sắc xấu
- Phục hình trên Implant
- Bảo vệ một chiếc răng sâu bị vỡ rộng hoặc răng phải điều trị tuỷ
Ưu điểm của răng sứ
Tính thẩm mỹ cao: Các dòng răng sứ được ưa chuộng hiện nay đều đạt được đỉnh cao về tính thẩm mỹ. Có thể kể tới một số loại như Ceramill, Nacera đều có kết cấu, màu sắc chân thật đem lại sự tinh tế, giống hệ như răng thật.
Không ố màu theo thời gian: Mão răng sứ được chế tạo với lớp phủ sứ kháng màu, không bị nhiễm màu từ thực phẩm nên sẽ tránh được việc bị vàng ố hay xỉn màu theo thời gian.
Độ bền của răng sứ rất cao: Tuổi thọ trung bình của răng sứ có thể duy trì từ 10-15 năm tùy thuộc vào cách bạn chăm sóc vệ sinh răng miệng.
Bảo vệ các răng xung quanh, tránh tiêu xương hàm: Việc bọc mão răng sứ bên ngoài những răng bị hư hỏng không những giữ vai trò quan trọng trong việc phục hồi lại hình dạng của răng mà còn phục vụ cho mục đích bảo vệ răng khỏi bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, axit trong khoang miệng.
Sự vừa vặn, thoải mái của răng bọc sứ: Phục hình răng sứ thẩm mỹ mang lại cảm giác ăn nhai chân thật, thoải mái, không hề gây dị ứng hay khó chịu trong miệng. Răng sứ khi được thực hiện đúng kỹ thuật, kết hợp vật liệu sứ chất lượng sẽ đem lại trải nghiệm vô cùng hài lòng.
Những dáng răng sứ được lựa chọn nhiều nhất 2022
Với nhu cầu làm răng sứ ngày một cao, các loại răng sứ cũng được cải tiến liên tục về màu sắc, chất liệu cũng như hình dáng. Đa phần mọi người khi muốn làm răng sứ đều thích những dáng răng tự nhiên, thanh mảnh và tinh tế.
Nếu đang băn khoăn không biết nên lựa chọn dáng răng sứ nào cho bản thân, bạn hãy tham khảo những dáng răng sau nhé:
Làm răng sứ đẹp cần những tiêu chuẩn nào?
Màu sắc hài hoà
Tiêu chí đầu tiên để đánh giá đó là màu sắc. Để mang đến nụ cười đẹp cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, thì phôi sứ được sử dụng phải có màu tương đồng với răng thật. Điều đó tránh được tình trạng người khác nhìn vào sẽ nhận ra ngay răng giả.
Hình dáng răng phù hợp
Mỗi người sẽ sở hữu đặc điểm về gương mặt, nụ cười và hình thể răng khác nhau. Chính vì thế, một nha sĩ có kinh nghiệm làm răng sứ đẹp sẽ tư vấn cho bạn dáng răng phù hợp với gương mặt. Hình thể răng cũng tác động trực tiếp tới hình dáng nụ cười của bạn. Vậy nên, trước khi làm răng sứ, bạn cần tư vấn kĩ lưỡng với bác sĩ về hình dáng răng mong muốn.
Răng sứ kín khít đường viền
Một tiêu chuẩn khác cần phải được lưu ý là độ khít đường viền sau khi lắp răng sứ. Mão sứ hoặc miếng dán Veneer phải hài hòa với môi và nướu răng, như thế mới được xem là thành công.
Khi bạn cười, đường viền mặt cắn của hàm trên chỉ được chạm với môi dưới. Đồng thời, bờ răng dưới chạm tới ⅔ thân răng hàm trên. Đáp ứng được điều kiện này, răng sứ mới đạt chuẩn.
Nếu không được gắn khít, giữa nướu và răng sứ sẽ tạo ra kẽ hở khiến thức ăn bị mắc kẹt, khó làm sạch. Điều này sẽ gây ra những hệ luỵ như đen chân răng, viêm lợi, chảy máu chân răng, sâu răng, viêm tuỷ,…
Khớp cắn đạt chuẩn
Khớp cắn chuẩn cũng là một trong những tiêu chí đánh giá làm răng sứ đẹp hay không. Nếu bạn thấy cấn cộm, khó khăn khi nhai thì cần phải thông báo ngay với nha sĩ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ăn nhai của hàm như lệch khớp cắn, đau hàm, rối loạn khớp thái dương hàm,…
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về răng sứ và tìm được dáng răng sứ phù hợp với bản thân.
Khi tới thăm khám tại Nha khoa Quốc tế DND, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn chi tiết về dáng răng sứ phù hợp, trực tiếp xem thiết kế răng sứ trên phầm mềm Smile Design. Vì thế, nếu chưa biết mình phù hợp với dáng răng sứ nào thì cũng đừng lo lắng nhé!
- Published in Tin tức
ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN MẤT RĂNG HÀM LÂU NĂM, RĂNG XÔ LỆCH
Mất răng hàm lâu năm là tình trạng nguy hiểm nhưng lại không được nhiều người quan tâm, nhất là các bạn trẻ vì nghĩ rằng còn nhiều răng khác để ăn nhai. Tuy nhiên, thực tế là, mất răng hàm mà không chữa trị có thể ảnh hưởng tới các răng xung quanh và đe doạ sức khoẻ chung răng miệng.
1. Tầm quan trọng của răng hàm
Một hàm răng của người trưởng thành gồm có 32 chiếc răng, trong đó có 8 răng hàm (răng cối lớn) nằm ở phía trong cùng. Về hình dáng, răng hàm là những răng lớn nhất trong hàm, có mặt nhai rộng và to, trên bề mặt có gờ rãnh, gồm 2,3 hoặc 4 chân răng (răng cửa chỉ có một chân răng).
Nếu răng cửa dùng để cắn, cắt nhỏ thức ăn, răng nanh dùng để cắn, xé thức ăn thì răng hàm có chức năng nghiền nát và nhai nhuyễn các loại thức ăn trước khi nuốt. Ngoài ra, răng hàm còn giúp khuôn mặt cân đối và hoàn chỉnh bộ nhai.
2. Những hậu quả khi mất răng hàm lâu năm
Mất răng hàm lâu năm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Các răng xung quanh yếu đi: Mất răng hàm khiến lực nhai tác động không đều vào các răng còn lại, khiến các răng xung quanh dần yếu đi và dễ mắc phải các bệnh lý như sâu răng, đau mỏi hàm, lệch khớp cắn…
- Tiêu xương hàm: Vùng xương hàm ở khoảng trống mất răng thời gian dài không chịu tác động của lực nhai từ chân răng sẽ bị tiêu đi, kèm theo đó là tình trạng tụt nướu.
- Sự mất ổn định giữa các răng: Thiếu răng hàm cùng với hiện tượng tiêu xương hàm sẽ khiến các răng xung quanh mất đi lực nâng đỡ, bị xô lệch, nghiêng ngả về phía khoảng trống mất răng.
- Lão hoá sớm: Tiêu xương hàm sẽ làm cho vùng má ở vị trí mất răng bị hóp vào, da nhăn nheo, chảy xệ, khuôn mặt biến dạng và không còn cân đối.
3. Phương pháp chữa trị khi mất răng hàm lâu năm
Để khắc phục tình trạng mất răng hàm lâu năm gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống, người mất răng có thể lựa chọn các phương pháp sau:
Làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng giả cố định, thay thế một hoặc nhiều răng hàm đã mất. Để trồng răng giả bằng cầu răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài 2 răng kế cận để làm trụ nâng đỡ một dãy cầu sứ. Dãy cầu sứ có cấu tạo gồm nhiều răng sứ được chế tác dính liền nhau, gắn chặt trên trụ nâng đỡ. Để làm cầu răng sứ, hai răng xung quanh răng bị mất cần khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý nha khoa hay bị xô lệch.
Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng mất tối ưu nhất, đặc biệt là mất răng hàm lâu năm và có tình trạng tiêu xương hàm. Để quá trình cấy ghép đạt hiệu quả cao nhất, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ghép xương hàm và cố định lại các răng đã bị xô lệch. Sau đó cấy ghép trụ Implant được làm từ Titanium vào xương hàm và gắn khớp Abutment và thân răng phục hình sứ lên trên.
Giữa 2 phương pháp trên, Cấy ghép Implant là phương pháp an toàn và bền vững lâu dài nhất cho những người mất răng, giúp họ nhanh chóng ăn nhai tốt, lấy lại cảm giác ngon miệng và khắc phục được các vấn đề lão hoá, biến dạng khuôn mặt do tiêu xương hàm.
Case điều trị bệnh nhân mất răng lâu năm, răng xô lệch
Bệnh nhân nữ – 28 tuổi tới Nha khoa Quốc tế DND trong tình trạng mất 2 răng hàm số 6 lâu năm khiến cho các răng xung quanh xô lệch, vùng mất răng bị tiêu xương, có dấu hiệu tụt lợi.
Kế hoạch điều trị phù hợp cho bạn là tiến hành cấy ghép 2 răng Implant và vùng mất răng, đồng thời niềng răng dựng thẳng lại các răng bị xô lệch để đảm bảo sức khoẻ răng miệng.
Sau hơn 1 năm điều trị, hàm răng của bạn đã được khắc phục hoàn toàn các vấn đề.
Đối với những trường hợp mất răng lâu năm, bạn nên đến địa chỉ Nha khoa uy tín, ưu tiên những Nha khoa có khả năng điều trị liên chuyên khoa để các bác sĩ có thể tư vấn phương án điều trị tối ưu nhất.
- Published in Tin tức