Niềng răng hỏng là vấn đề gặp phải ở không ít bệnh nhân, khiến họ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức mà không có được kết quả như ý. Niềng răng hỏng còn có thể đem lại rất nhiều hệ lụy, như răng xô lệch trầm trọng, tiêu xương, tụt lợi, lệch mặt,… và đặc biệt là phải tốn thêm công sức để niềng lại lần nữa.
Với trường hợp bệnh nhân dưới đây đã từng niềng răng hơn 1 năm ở Nha khoa khác nhưng tình trạng tiến triển chậm, đau nhức kéo dài khi ăn, răng bị xoay 90 độ mà không khắc phục được. Khi tới thăm khám cùng ThS. BS Nguyễn Thị Phòng tại Nha khoa Quốc tế DND, bạn nữ tỏ ra rất buồn vì tình trạng răng không có cải thiện, có thể được đánh giá là một ca niềng răng hỏng.
Với kinh nghiệm 15 năm trong nghề, từng điều trị nhiều ca phức tạp, ThS. BS Nguyễn Thị Phòng đã nhanh chóng nhận ra vấn đề, lên kế hoạch điều trị phù hợp để lần niềng răng thứ 2 này của bạn sẽ nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.
Sau 6 tháng, răng bạn nữ đã được đưa về đúng vị trí, xoay lại răng về thẳng và tiến triển đúng hướng kế hoạch điều trị.
Đã từng điều trị cho nhiều ca niềng răng hỏng, ThS.BS Nguyễn Thị Phòng đã nêu ra 10 lưu ý cho bệnh nhân trước khi quyết định niềng răng để kết quả được thành công như ý.
Niềng răng không phải chỉ để cho đẹp
Niềng răng để cải thiện ngoại hình là suy nghĩ của hầu hết mọi người khi tìm đến phương pháp này. Nhưng thực tế, tác dụng của việc chỉnh nha trên hết là đưa các răng về đúng hướng và vị trí, giúp cải thiện khả năng ăn nhai và ngăn ngừa các bệnh răng miệng, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Do đó, trước khi tiến hành chỉnh nha, bác sĩ phải thực hiện kỹ các bước thăm khám, chụp Xquang, kiểm tra số lượng răng và tình trạng phân bổ, tình hình răng đã mọc, chưa mọc (răng khôn).. để đưa ra kế hoạch, lộ trình riêng phù hợp với từng người.
Cần tư vấn kĩ lưỡng với bác sĩ trước khi quyết định niềng răng
Hiện nay có nhiều phương pháp chỉnh nha như niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài tự động, mắc cài sứ, niềng răng trong suốt Invisalign… tuy nhiên mỗi trường hợp sẽ phù hợp với tình trạng răng và nhu cầu từng người.
Theo bác sĩ Phòng, hãy chuẩn bị trước các câu hỏi để mang tới cho bác sĩ giải đáp. Bởi niềng răng là 1 quá trình lâu dài và kiên trì, nếu bạn không hiểu rõ mình đang làm gì thì sẽ không tránh khỏi hoang mang cũng như nản lòng. Hiểu rõ về quá trình niềng răng cũng giúp cho bạn có thái độ phối hợp cùng bác sĩ tốt hơn, từ đó, kết quả đạt được cũng trọn vẹn hơn.
Lựa chọn cơ sở nha khoa và bác sĩ Chỉnh nha uy tín
Không phải nha sĩ nào cũng là bác sĩ chỉnh nha và từng có kinh nghiệm chỉnh nha. Hiện nay, chỉ 3-6% nha sĩ ở Mỹ và châu Âu là bác sĩ chỉnh nha. Ở châu Á, số lượng này còn ít hơn. Đối với các ca sai lệch khớp cắn nặng, cần phải có sự can thiệp của bác sĩ chỉnh nha giàu kinh nghiệm để đảm bảo kết quả cho khách hàng cũng như không ảnh hưởng đến răng về lâu dài.
Chính vì thế, bạn nên tham khảo thật cẩn thận từ nhiều nguồn để lựa chọn cơ sở nha khoa và bác sĩ chất lượng, tránh những trường hợp ham rẻ để tiền mất tật mang. Cái răng cái tóc là góc con người, hàm răng sẽ đi theo bạn đến suốt đời nên lại càng phải để tâm và coi trọng.
Luôn tuân thủ lộ trình chỉnh nha và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ
Theo bác sĩ Phòng, thái độ hợp tác của bệnh nhân chiếm vai trò hết sức quan trọng cho kết quả 1 ca chỉnh nha. Có nhiều trường hợp bệnh nhân đang trong quá trình chỉnh răng nhưng sai lịch hoặc không đến tái khám dẫn đến răng “chạy” lung tung, sai vị trí; đến khi tới Nha khoa để bác sĩ thăm khám thì phải mất rất nhiều thời gian để chỉnh sửa lại.
Khi bác sĩ đã lên 1 kế hoạch chỉnh nha hoàn chỉnh, bệnh nhân cần lắng nghe những chỉ dẫn và tuyệt đối tuân thủ theo lộ trình đó, không nên tự ý thay đổi vì đều có thể nhận lại những hệ lụy khôn lường.
Chăm sóc răng miệng đúng cách khi niềng răng
Mỗi phương pháp niềng răng sẽ có cách chăm sóc khác nhau nhưng quy tắc chung là phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước và sau ăn để tránh thức ăn mắc vào kẽ răng hay dụng cụ niềng nếu không sẽ hình thành mảng bám. Vi khuẩn trong mảng bám là nguyên nhân gây sâu răng, viêm lợi và hôi miệng.
Do đó, khi niềng răng, bạn cần vệ sinh đúng cách với các sản phẩm như bàn chải răng chuyên biệt, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa… Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đến phòng khám làm sạch răng hàng tháng và hướng dẫn các thao tác vệ sinh răng miệng chi tiết để hình thành thói quen chăm sóc răng miệng đúng.
Chú ý cách ăn uống trong quá trình niềng răng
Người niềng răng được khuyên tránh ăn các loại thực phẩm cứng, quá dai, các loại kẹo cao su, chocolate… vì có thể dính vào mắc cài, khó làm sạch. Đồng thời, các răng đang dịch chuyển thường yếu và không chịu được kích thích nên các loại thực phẩm nóng lạnh cũng nên hạn chế vì dễ gây ra ê buốt và đau nhức.
Đối với niềng răng bằng máng trong Invisalign, bạn có thể ăn uống thỏa thích hơn mà không phải kiêng khem nhiều. Tuy nhiên, để giữ cho khay niềng sạch sẽ, vệ sinh thì các bác sĩ thường khuyên bạn hạn chế ăn đồ cứng hoặc các thực phẩm màu đậm.
Một số vấn đề thường gặp khi lắp mắc cài hay niềng răng vô hình
Đối với mắc cài sứ hoặc kim loại, sau khi lắp mắc cài, bạn có thể bị cảm thấy khó chịu trong vòng 24 – 48 tiếng. Nếu sự khó chịu này kéo dài hơn 3 ngày mà không thuyên giảm, bạn nên thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt.
Má và môi cũng có thể bị rách hoặc dị ứng nếu mắc cài lỏng hoặc vỡ. Nếu cẩn thận và làm đúng theo chỉ dẫn, việc này rất hiếm gặp. Nếu gặp phải cũng không cần quá lo lắng vì bác sĩ sẽ xử lý nhanh cho bạn ở phòng khám.
Đối với khay niềng vô hình, bạn cũng có thể thấy khó chịu nhưng cảm giác này sẽ nhanh biến mất. Ngoài ra, khay niềng vô hình có thể làm tăng tiết nước bọt hoặc khô miệng.
Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng
Nhiều người lầm tưởng sau khi quá trình niềng răng kết thúc, kết quả sẽ duy trì vĩnh viễn. Thực tế, răng vẫn có thể chạy về vị trí cũ, đặc biệt với người cần chỉnh nha do cấu trúc xương hàm, xương chân răng.
Để khắc phục điều này, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn hàm duy trì sau khi niềng răng xong. Hàm duy trì thường được gắn cố định trên răng hoặc được sử dụng dưới dạng khay trong, lắp vào răng đi ngủ buổi tối. Công đoạn duy trì này rất đơn giản nên bạn không phải lo sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, tái khám định kỳ 6 tháng/lần tại Nha khoa rất quan trọng vì nếu có vấn đề bất ổn với răng, bác sĩ có thể phát hiện và can thiệp kịp thời. Bạn cũng có thể kết hợp tái khám và lấy cao răng để tiết kiệm thời gian.
Kết luận lại, niềng răng là 1 quá trình đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian của cả bệnh nhân và bác sĩ. Vì vậy, ngay từ đầu, bạn nên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi niềng răng để phòng tránh những trường hợp niềng răng hỏng và mất tiền ở những Nha khoa không uy tín.
Thông tin về Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phòng – PGĐ Chuyên môn của Nha khoa Quốc tế DND
1 trong 2 Chuyên gia chỉnh nha Việt Nam duy nhất có ca điều trị thành công được trưng bày trên trang Global Invisalign Gallery (website đăng tải những ca điều trị niềng răng xuất sắc trên toàn thế giới do Hội đồng Thẩm định của Invisalign xét duyệt và lựa chọn)
◽ Chuyên gia Hạng Platinum Elite của Invisalign
◽ Speaker (Diễn giả chính thức) của Invisalign Việt Nam
◽ Thạc sĩ CK Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
◽ Tốt nghiệp Khoá Progressive Orthodontic Seminar, Hoa Kỳ
_________
Nha khoa Quốc tế DND – Nơi trao gửi sức khỏe nụ cười
🍀 157 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
🍀 Đường Bàng Bá Lân, phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang
🔹 Website: http://nhakhoadnd.com/
🔹 Fanpage: Nha khoa quốc tế DND
📞 Hotline: 0832.124.124
☎ Tổng đài CSKH: 1800 1055