Dự phòng sâu răng là một khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều người. Vậy dự phòng sâu răng thực chất là gì? và nên làm gì để dự phòng sâu răng? Cùng Nha khoa Quốc tế DND tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có một sức khỏe răng miệng thật tốt bạn nhé.
Dự phòng sâu răng là gì?
Dự phòng sâu răng là một chuỗi các hoạt động chăm sóc, vệ sinh và bảo vệ răng miệng khỏi bệnh lý sâu răng. Dự phòng sâu răng cần thiết đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em khi ý thức chăm sóc răng miệng chưa cao dẫn tới tỷ lệ sâu răng lớn hơn so với nhóm tuổi khác.
Các dự phòng sâu răng nên thực hiện là gì?
- Tăng cường vệ sinh răng miệng
Chải răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối
Các hoạt động vệ sinh răng miệng hàng ngày là vô cùng cần thiết, cần thực hiện đều đặn, liên tục và đúng cách. Chải răng thường xuyên vào buổi sáng hoặc tối, hoặc ít nhất 1 lần trong ngày sau bữa tối với bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới của răng. Nên cầm bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng và đầu lông bàn chải hướng về phía lợi, chuyển động của bàn chải theo chiều lên xuống như hướng mọc của răng hoặc xoay tròn và lùi dần từ trong ra ngoài, chải kỹ rìa lợi và cổ răng.
Súc miệng sau khi đánh răng
Súc miệng bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn đặc hiệu với các loại vi khuẩn trong miệng như nước xúc miệng chứa Chlohexidine gluconate. Đặc biệt thời gian súc miệng nên giữ khoảng 30s, khi súc miệng nên ngửa cổ cho nước súc miệng tới họng, dùng áp lực hơi giữ cho nước súc miệng chặn lại trong cổ họng trong khoảng 5-7 giây giúp làm sạch vi khuẩn khoang miệng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng nước xúc miệng, trước khi sử dụng nên có chỉ định của bác sĩ nha khoa.
Cạo lưỡi hàng ngày quan trọng như việc đánh răng
Gần một nửa số vi khuẩn trong miệng chúng ta sống sâu trên bề mặt nhám của lưỡi, hành động cạo lưỡi sẽ giúp thu gom những chất độc hại này và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Nên cạo lưỡi hằng ngày, vào buổi sáng trong khi đánh răng và trước khi dùng nước súc miệng.
Đứng trước gương đặt cây cạo lưỡi ở bề mặt lưỡi và cố gắng cạo càng xa về phía sau lưỡi của bạn càng tốt. Nhẹ nhàng cạo bề mặt lưỡi, rửa chiếc cạo lưỡi sau đó lặp lại quá trình tới khi bạn cảm thấy sạch và hết chất nhờn.
- Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng
Nếu đánh và chà răng không thôi thì chỉ làm sạch được 75% bề mặt của răng, 25% còn lại là ở vùng kẽ răng dưới khe nướu và chỉ có chỉ tơ nha khoa làm sạch được vùng này bởi vậy nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi chải răng, cách dùng như sau: Lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 40cm, quấn chặt vào hai đầu ngón tay giữa cho tới khi cách nhau 10cm, dùng hai ngón trỏ căng sợi chỉ, dùng ngón trỏ trái hoặc phải ấn sợi chỉ vào kẽ răng còn dắt thức ăn, kéo lên theo kẽ răng, thức ăn sẽ ra theo sợi chỉ. Sau đó cũng trên một kẽ răng đó kéo sợi chỉ cọ qua lại vùng cổ răng của từng răng tạo nên kẽ răng đó.
Lưu ý:
Những người bị tụt lợi dẫn đến hở cổ và chân răng nhiều và thưa răng cần dùng thêm bàn chải kẽ răng để làm sạch mặt tiếp giáp giữa các răng.
- Trám răng khi sâu răng đã tác động đến răng
Trám composite các vị trí mặt nhai của răng, các răng bị sâu nhằm ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng, phá hủy tủy răng… khi đã xuất hiện sâu răng. Càng thực hiện các điều trị nha khoa sớm, càng hạn chế sự phá hủy tối đa đến tủy răng, bảo tồn răng tự nhiên.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng, phát hiện sớm các biểu hiện bệnh lý nhằm đưa ra các phương án khắc phục kịp thời.
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
124 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024 3572 7722 | Hotline: 0832 124 124
_________
Nha khoa Quốc tế DND – Nơi trao gửi sức khỏe nụ cười
🍀 157 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
🍀 Đường Bàng Bá Lân, phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang
🔹 Website: http://nhakhoadnd.com/
🔹 Fanpage: Nha khoa quốc tế DND
📞 Hotline: 0832.124.124
☎ Tổng đài CSKH: 1800 1055