Một số trường hợp khi cấy ghép implant sẽ được bác sĩ chỉ định cần phải ghép xương. Vậy ghép xương trong Cấy ghép Implant là gì? Thực hiện như thế nào? Có đau không?… Đọc ngay bài viết dưới đây để được giải đáp.
Ghép xương trong cấy ghép implant là gì?
Ghép xương trong cấy ghép implant được xem là phát kiến vượt bậc trong Nha khoa, làm tăng khả năng thành công của các ca Cấy ghép Implant. Nhờ kỹ thuật này mà nhiều khách hàng bị mất răng lâu năm, bị tiêu xương cũng có thể phục hình như mong muốn.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là kỹ thuật bù xương vào phần xương đã bị tiêu trước đó để giữ lại trụ implant. Đây có thể là xương tự thân của khách hàng cũng có thể là xương nhân tạo. Việc ghép xương này cũng hỗ trợ thúc đẩy khả năng sinh xương, tái tạo xương mới của xương hàm.
Có những kỹ thuật ghép xương nào?
Các chuyên gia cho biết, hiện có 4 kỹ thuật ghép xương phổ biến nhất là:
- Ghép xương tổng hợp
- Ghép xương dị chủng
- Ghép xương đồng chủng
- Ghép xương tự thân
Tùy vào tình trạng và mong muốn cũng như điều kiện của mỗi khách hàng khác nhau có thể lựa chọn kỹ thuật ghép xương phù hợp.
Ghép xương trong cấy ghép implant có vai trò gì?
Khi nào cần ghép xương để cấy ghép implant?
Tiêu xương hàm, màng xương mỏng đi do mất răng lâu ngày không được phục hình. Khi chưa mất răng, các tế bào xương sẽ bám chắc vào chân răng nhưng khi mất răng mà không phục hồi luôn trải qua quá trình ăn uống, sinh hoạt lâu ngày sẽ khiến cho thành xương chịu nhiều áp lực dẫn đến mỏng, tiêu đi vì lúc này các tế bào xương không có gì để bám trụ.
Tiêu xương do dùng hàm tháo lắp hoặc bắc cầu răng sứ. Biện pháp này có thể khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ tạm thời trong một thời gian nhưng sử dụng lâu năm do không có chân răng thay thế nên xương hàm vẫn sẽ bị tiêu đi. Ngoài ra, khi xương tiêu đi cũng sẽ dễ gây ra một số bệnh lý răng miệng như: viêm nướu, viêm lợi, sâu răng… dẫn đến nhiễm trùng xương.
Do tình trạng xương hàm không đảm bảo nên để có thể cấy ghép implant phục hình khách hàng buộc phải ghép xương.
Vai trò của thủ thuật ghép xương
- Nâng cao mật độ xương hàm, đảm bảo xương hàm đủ điều kiện để cấy ghép implant
- Gia tăng khả năng tích hợp của trụ implant với xương hàm sau khi cấy ghép
- Nâng cao tuổi thọ của trụ implant
- Gia tăng tỷ lệ thành công khi cấy ghép
Những đối tượng nào cần được ghép xương trước khi cấy ghép implant?
Trường hợp cần chỉ định ghép xương:
- Những người bị tiêu xương hàm nặng, không đủ xương hàm để cấy ghép
- Những người có xương hàm mỏng, yếu bẩm sinh hoặc bị tổn thương sau tác động mạnh
Trường hợp chống chỉ định ghép xương:
- Người mất răng toàn hàm
- Người bị một số bệnh lý như: tim mạch, huyết áp, tiểu đường…
- Người đang hóa trị hoặc xạ trị
- Người nghiện chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
- Người bị mắc các bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm nha chu…
Ghép xương cần đáp ứng những điều kiện nào?
Bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương khi xương hàm đạt một số điều kiện sau:
- Xương hàm của khách hàng có mật độ xương ổn định, kích thước chuẩn, không quá giòn hay quá xốp
- Xương hàm có đủ chiều rộng để cấy ghép implant để khi ghép xương sẽ thúc đẩy quá trình tích hợp giữa xương hàm và trụ implant.
Quy trình ghép xương
Bước 1. Thăm khám lâm sàng
Ở bước này, khách hàng sẽ được thăm khám lâm sàng và tiến hành chụp phim để bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng sức khỏe, tình trạng xương hàm. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
Bước 2. Sát khuẩn và gây tê
Sát khuẩn là điều kiện tiên quyết trước khi tiến hành ghép xương để tránh nhiễm trùng cho khách hàng trong quá trình ghép xương. Gây tê sẽ giúp giảm tối đa cảm giác đau cho khách hàng.
Bước 3. Thực hiện ghép xương
Bác sĩ sẽ tạo vạt niêm mạc và tạo lỗ nhỏ rồi đổ bột xương vào đó. Sau đó gắn một lớp màng xương lên trên và cố định chúng lại.
Bước 4. Đóng vết mổ
Khi đã cố định xong màng xương bác sĩ sẽ đóng vết mổ bằng cách khâu đóng vạt niêm mạc. Đến đây quá trình ghép xương đã kết thúc.
Một số lưu ý cần thiết sau khi thực hiện thủ thuật ghép xương
Để hồi phục tốt nhất sau khi ghép xương, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ trong đúng khoảng thời gian chỉ định (thông thường từ 7 – 10 ngày) để tránh nhiễm trùng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế tác động vào vùng mới được ghép xương, sử dụng bàn chải lông mềm.
- Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn để tránh tình trạng viêm nhiễm ở vùng ghép xương.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Kiêng những đồ quá nóng hoặc quá lạnh để không ảnh hưởng đến vết mổ.
- Liên hệ bác sĩ và đến ngay nha khoa để được xử lý kịp thời nếu vùng xương ghép có những biểu hiện bất thường như: sưng, đau, chảy máu, chảy mủ…
_________
Nha khoa Quốc tế DND – Nơi trao gửi sức khỏe nụ cười
🍀 157 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
🍀 Đường Bàng Bá Lân, phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang
🔹 Website: http://nhakhoadnd.com/
🔹 Fanpage: Nha khoa quốc tế DND
📞 Hotline: 0832.124.124
☎ Tổng đài CSKH: 1800 1055