Chỉnh nha (hay niềng răng) sẽ mang đến cho bạn sự hoàn thiện về thẩm mỹ và chức năng. Vì vậy, bãy hãy xem chỉnh nha là một trải nghiệm hơn là một quá trình điều trị. Bác sỹ chỉnh nha sẽ là người đồng hành và giúp bạn vượt qua những khó khăn để cùng đi đến một mục tiêu điều trị chung.
1. Tại sao cần chăm sóc răng miệng kỹ hơn trong khi bạn chỉnh nha
Như bạn thấy, mắc cài và dây cung ở trong miệng tao ra nhiều khe kẽ, ngóc ngách sẽ là nơi bẫy thức ăn và mảng bám. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có nguy cơ cao bị sâu răng và các bệnh về lợi (nướu) khi bạn mang khí cụ chỉnh nha.
Bạn cần đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn của mình và việc làm sạch răng miệng của bạn hàng ngày. Nếu răng và mắc cài của bạn không được làm sạch thì có thể xảy ra những tổn thương vĩnh viễn tới men răng. Hãy nhớ rằng: trong quá trình điều trị chỉnh nha, tốt nhất nên chọn những thực phẩm có nồng độ acid thấp, ví dụ: thịt, đồ biển, trứng, sữa, cà rốt, dưa chuột, chuối, xoài….Và những thực phẩm có nồng độ đường thấp, tránh những đồ uống có ga như: soda, cocacola…Tránh những thực phẩm cứng, hoa quả (táo, dưa chuột…), nên cắt thành những miếng nhỏ để nhai, tránh tạo áp lực lên mắc cài gây bung mắc cài. Tránh những thực phẩm dính, như: caramel, kẹo dính…Không nhai kẹo cao su, không nhai đá.
Những thực phẩm cần tránh khi mang khí cụ chỉnh nha trong miệng
2. Chăm sóc răng miệng ở nhà
1. Sử dụng kem đánh răng có fluor, bàn chải có lông mềm. Đặt bàn chải tạo góc 45 độ dựa vào lợi, Chải nhẹ nhàng dọc theo đường viền lợi, chải theo
vòng tròn nhỏ trên mỗi răng.
2. Chải 10 giây mỗi vùng răng trước khi chuyển sang vùng răng khác, nhớ không bỏ sót răng nào.
Phương pháp chải răng khi mang mắc cài trong miệng
3. Chải nhẹ nhàng mắc cài. Ấn nhẹ bàn chải của bạn đủ chắc chắn để các lông bàn chải chui được vào trong khoảng trống giữa dây cung và răng. Hãy bảo đảm chắc chắn bạn đã chải được vào bên dưới dây cung.
4. Hãy chải cả mặt trong và mặt ngoài của răng bằng chuyển động tròn nhẹ nhàng trên mỗi răng.
5. Với mặt nhai, hãy chải theo chiều từ sau ra trước và ngược lại.
6. Sử dụng bàn chải được thiết kế đặc biệt dành cho những người chỉnh răng bằng mắc cài để làm sạch giữa các mắc cài. Chải nhiều lần ở mỗi mặt cho đến khi cảm thấy khoảng giữa các mắc cài sạch thì thôi.
Cách sử dụng chỉ tơ và bàn chải kẽ
7. Sau khi chải xong hãy soi gương để kiểm tra xem răng và mắc cài đã sạch hoàn toàn chưa. Nếu chưa cần phải làm sạch lại những chỗ chưa sạch. Nếu sạch rồi thì hãy súc miệng bằng nước súc miệng có chứa flour.
8. Có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng khác như: chỉ tơ, tăm nước…để làm sạch răng và mắc cài.
3. Đau khi chỉnh nha
Cơ môi, má, lưỡi sẽ cố gắng chống lại sự xuất hiện của mắc cài trong miệng làm bạn thấy khó chịu. Cảm giác căng tức, cảm giác vướng khí cụ làm bạn không thoải mái. Điều này chỉ có thời gian mới giúp bạn được. Thông thường sau 1 tháng bạn sẽ quen với mắc cài. Đau xuất hiện khi bạn chỉnh nha thường không quá nhiều, bạn có thể dùng thuốc giảm đau để dễ chịu hơn, tuy nhiên, nếu cái đau quá sức chịu đựng thì hãy nói với bác sĩ của bạn.
4. Khắc phục những vấn đề khó chịu xảy ra khi bạn chỉnh nha
Nếu bạn gặp vấn đề với các khí cụ trong miệng của mình thì tốt nhất bạn nên gọi cho bác sĩ chỉnh nha của bạn để sửa chữa. Tuy nhiên, nếu bạn ở xa hoặc bạn phải đợi mới có thể gặp được bác sĩ thì đây là một số lời khuyên cho bạn để khắc phục: Sử dụng một miếng sáp chỉnh răng nhỏ để gắn lại những mắc cài bị bong.
– Sử dụng cục tẩy ở đuôi bút chì để đẩy phần dây cung bị nhô ra sang một
vị trí khác.
– Súc miệng với nước muối ấm nếu dây cung đứt đâm vào trong miệng
hoặc má bạn.
– Giữ lại bất kì một mảnh vỡ nào mà bạn không thể gắn lại và mang nó
theo trong lần hẹn với bác sĩ chỉnh răng của bạn.
_________
Nha khoa Quốc tế DND – Nơi trao gửi sức khỏe nụ cười
🍀 157 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
🍀 Đường Bàng Bá Lân, phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang
🔹 Website: http://nhakhoadnd.com/
🔹 Fanpage: Nha khoa quốc tế DND
📞 Hotline: 0832.124.124
☎ Tổng đài CSKH: 1800 1055