Điều trị nghiến răng
Hầu hết mọi người đều có thể bị nghiến răng dù ở độ tuổi nào hay khoảng thời gian nào. Tuy nhiên, nghiến răng thường xảy ra ở người trưởng thành và vào ban đêm. Thỉnh thoảng mới nghiến răng thường không gây ra nguy hiểm gì, nhưng khi nghiến răng xảy ra thường xuyên các răng có thể bị tổn thương và xuất hiện các biến chứng khác.
Nghiến răng cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh đau nửa đầu kinh niên. Vì khi hai hàm nghiến lại với nhau các cơ nhai sẽ bị căng thẳng, gây đau cơ và đau nửa đầu.
Nguyên nhân gây nghiến răng?
Có đến 70% nghiến răng có nguyên nhân do stress và lo lắng quá mức. Tuy nhiên, nghiến răng lại thường xảy ra trong khi ngủ và khả năng cao do khớp cắn bất thường, mất răng hoặc răng chen chúc.
Phát hiện các triệu chứng của nghiến răng
Nghiến răng thường xảy ra trong khi ngủ cho nên hầu hết mọi người không nhận ra là mình đang bị nghiến răng. Tuy nhiên, người trưởng thành bị đau đầu âm ỉ, liên miên thường là những triệu chứng chỉ ra nghiến răng. Nhiều khi bạn biết mình nghiến răng là do chồng (hoặc vợ) phát hiện ra khi bạn ngủ.
Một số dấu hiệu và triệu chứng của nghiến răng bao gồm:
- Hai hàm răng nghiến vào nhau phát ra tiếng kêu đủ để đánh thức người bên cạnh.
- Các răng bị mòn phẳng, gãy vỡ, sứt mẻ hoặc lung lay
- Mòn men răng để lộ lớp ngà răng màu vàng
- Răng dễ nhạy cảm với nóng, lạnh
- Cơ nhai mỏi và cứng
- Cảm giác đau ở tai, mặc dù thực tế không có bệnh ở tai
- Đau đầu âm ỉ bắt đầu từ vùng thái dương
- Tổn thương niêm mạc mặt má trong quá trình ăn nhai
- Có vết lõm của dấu răng trên lưỡi
Khi nào bạn nên đến gặp nha sĩ?
- Răng bị mòn, tổn thương hoặc nhạy cảm
- Bạn cảm thấy đau ở xương hàm, cơ mặt hoặc tai
- Những người khác than phiền rằng bạn nghiến răng phát ra tiếng kêu trong khi ngủ
- Bạn không thể ngậm hoặc mở miệng tối đa
Những nguy hiểm khi nghiến răng
Trong một số trường hợp nghiến răng lâu ngày có thể gây ra gãy, lung lay hoặc mất răng. Những người nghiến răng mạn tính có thể bị mòn răng tới tận chân răng. Nếu gặp phải tình trạng này bạn có thể cần rất nhiều phương pháp phục hồi răng như: điều trị tủy, cầu, chụp, implant, hàm giả bán phần và thậm chí là hàm giả toàn bộ.
Nghiến răng không chỉ gây ra những tổn thương răng nặng mà còn có thể gây ra mất răng, gây ảnh hưởng tới xương hàm của bạn, giảm chức năng nghe, gây ra các bệnh của khớp thái dương hàm, thậm chí có thể làm thay đổi diện mạo khuôn mặt bạn.
Những phương pháp để điều trị nghiến răng
Trong nhiều trường hợp nghiến răng nhẹ không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, nếu nghiến răng nặng thì điều trị là một quy trình kết hợp của điều trị nha khoa, điều trị toàn thân và phối hợp với thuốc. Hãy gặp nha sĩ để có được những lời khuyên tốt nhất.
ĐIỀU TRỊ NHA KHOA
Nếu bạn bị nghiến răng, nha sĩ sẽ đưa ra cho bạn một số phương pháp để cải thiện tình trạng răng miệng của mình. Những phương pháp này để điều trị tình trạng mòn răng, làm ngừng nghiến răng. Những phương pháp đó bao gồm:
- Máng chống nghiến. Đây là những máng được thiết kế để tránh các răng nghiến lại với nhau. Được làm bằng nhựa cứng hoặc mềm và vừa khít với hàm trên hoặc dưới của bạn.
- Điều trị nha khoa. Điều trị các bất thường răng miệng, như: sâu răng, răng khấp khểnh, lệch lạc, múi quá nhọn, chạm sớm…
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC
- Tránh hoặc giảm các thực phẩm và đồ uống có chứa caffein, như: đồ uống có ga, socola, cà phê.
- Tránh uống rượu, nghiến răng có nguy cơ tăng cao sau khi uống rượu.
- Không cắn, gặm đầu bút hoặc bất cứ thứ gì không phải là thức ăn. Tránh nhai nhiều kẹo cao su vì khi đó cơ nhai của bạn hoạt động nhiều sẽ làm tăng khả năng nghiến các răng lại với nhau.
- Tự bạn điều chỉnh và học cách để hai hàm không nghiến lại với nhau. Nếu bạn nhận thấy mình đang nghiến răng hàng ngày thì hãy đặt đầu lưỡi giữa các răng. Cách này để làm các cơ nhai được thư giãn.
- Thư giãn các cơ nhai của bạn bằng cách chườm ấm lên má ở phía trước lắp tai.
Nếu stress là nguyên nhân gây ra nghiến răng, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa về các lựa chọn để giảm stress. Có một số lựa chọn đưa ra cho bạn như: Hãy tham gia các buổi thảo luận hoặc chương trình giảm stress, hãy bắt đầu tập thể dục, điều trị bằng các phương pháp vật lý hoặc bác sỹ sẽ kê đơn thuốc làm giảm căng cơ.
Bảng Giá Điều Trị Nghiến Răng
Chi tiết liên hệ:
Facebook Nha khoa Quốc tế DND
157 Bùi Thị Xuân – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel: 024 3572 7722 | Hotline: 0832 124 124
- Published in Nha Khoa Tổng Quát