BẠN ĐÃ BIẾT VỆ SINH RĂNG MIỆNG BẰNG NƯỚC MUỐI ĐÚNG CÁCH?
Vệ sinh răng miệng bằng nước muối có tốt như ông bà ta thường nói? Bạn đã biết vệ sinh răng miệng bằng nước muối đúng cách?
Vì sao nên súc miệng bằng nước muối?
Muối có lợi cho sức khỏe tuyệt vời bao gồm hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, tạo điều kiện cho cơ thể vận động, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng cường sức khỏe răng miệng, cải thiện sức khỏe hô hấp, giảm sự thèm ăn, giúp loại bỏ độc tố, hỗ trợ huyết áp bình thường và giúp duy trì pH máu bình thường.
Súc miệng bằng nước muối là một trong những biện pháp đơn giản nhất để duy trì sức khỏe răng miệng tốt, có thể loại bỏ vi khuẩn quá mức từ miệng và giảm tác động của chúng đối với sức khỏe.
Tác dụng của nước muối là kìm hãm vi khuẩn trên mảng bám sinh sôi và phát triển, là biện pháp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh răng miệng.
Tuy nhiên việc sử dụng nước muối thường xuyên và không đúng cách có thể là nguyên nhân dẫn tới các hiện tượng: răng đổi màu, khô miệng, thay đổi hệ vi sinh vật miệng…
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn chỉ nên súc miệng bằng nước muối có nồng độ 0,9%. Thế nhưng nhiều người có thói quen sử dụng nước muối nồng độ cao, thậm chí còn có người ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì nghĩ như thế sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn. Đó là một quan niệm sai lầm nghiêm trọng, bởi súc miệng bằng nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây ra thừa muối trong cơ thể.
Có nên sử dụng nước muối để vệ sinh răng miệng thường xuyên không?
Súc miệng bằng nước muối đúng là một cách bảo vệ răng miệng vừa hiệu quả vừa kinh tế. Nhưng nếu lạm dụng nước muối quá nhiều và thường xuyên lại có thể làm hỏng men răng. Bởi nước muối có tính kiềm tự nhiên và có thể gây tổn thương men răng dẫn đến sâu răng.
Nên dùng nước muối trong các trường hợp sau:
- Hôi miệng: Nước muối sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng và gây viêm.
- Viêm nướu: Súc miệng bằng nước muối sẽ làm giảm tỷ lệ viêm nướu.
- Đau răng do sâu răng có thể được giảm thiểu nhờ súc miệng nước muối.
- Chữa lành mô miệng sau khi nhổ răng hoặc điều trị viêm vì muối là chất làm se và làm cho mô co lại, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng. Nước muối cũng ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
- Làm giảm đau họng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn và làm dịu các mô họng bị viêm.
Vệ sinh răng miệng bằng nước muối đúng cách
- Không dùng nước muối nồng độ cao
- Nên súc miệng lại bằng nước lọc
Hướng dẫn cách pha nước muối sinh lí tại nhà:
Bước 1: Đun sôi 1 lít nước, để nguội
Bước 2: Cho 9g muối tinh vào pha loãng, bạn sẽ có ngay lượng nước muối sinh lí nồng độ chuẩn 0,9%.
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bạn nên từ bỏ ngay những sai lầm khi dùng nước muối và hình thành cho mình những thói quen vệ sinh răng miệng bằng nước muối đúng cách.
- Published in Chăm Sóc Răng Miệng, Tin tức
MÁCH MẸ BẦU VỆ SINH RĂNG MIỆNG KHI MANG THAI ĐÚNG CÁCH
Hầu hết chị em phụ nữ cũng như gia đình của họ luôn quan tâm đến sức khỏe bà bầu bằng cách tăng cường chế độ dinh dưỡng cũng như thường xuyên đi khám thai theo định kỳ.
Tuy nhiên họ lại quên mất rằng vệ sinh răng miệng khi mang thai đúng cách cũng có vai trò rất quan trọng. Dưới đây là những vấn đề răng miệng mà các mẹ bầu thường mắc phải và cách phòng tránh các bệnh này.
Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh răng miệng?
Trong thời kỳ mang thai, bạn thường gặp phải những vấn đề răng miệng, được gây ra chủ yếu bởi hai nguyên nhân sau:
Trước tiên, răng và lợi của bạn có thể bị suy yếu đi, do cơ thể có những thay đổi về hoóc môn.
Nguyên nhân thứ hai là những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng. Phụ nữ mang thai thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí hay bị nôn mửa, từ đó thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thêm đó, họ có nhu cầu ăn nhiều thức ăn chứa chất glucose hơn bình thường nên khiến cho khả năng sâu răng tăng cao.
Những bệnh về răng miệng thường gặp ở các mẹ bầu
90% các bà bầu có triệu chứng viêm nướu, thường bắt đầu sớm nhất là vào tháng thứ hai của thai kỳ. Nếu bạn đã có tiền sử bệnh viêm nướu, tình trạng này có thể sẽ trầm trọng hơn. Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể dẫn đến viêm nha chu.
Nếu trong thời gian nay, việc vệ sinh răng miệng của mẹ bầu không được để ý, tình trạng nha chu có thể xấu hơn với các biểu hiện thường thấy là nướu viêm đỏ, dễ chảy máu, chảy mủ, tiêu xương ổ răng, răng lung lay, và cuối cùng là mất răng.
Vệ sinh răng miệng khi mang thai như thế nào là chuẩn?
Trước tiên, mẹ bầu cần tới Nha khoa thăm khám để kịp thời phát hiện một số bệnh và có phác đồ điều trị nhanh chóng, hiệu quả. Sau đó, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chăm sóc răng miệng phù hợp với giai đoạn nhạy cảm này.
Thứ hai, phụ nữ mang thai cần chú ý cân bằng lại chế độ ăn uống, tránh những thực phẩm nhiều đường và bỏ thói quen ăn vặt, ăn đêm.
Thứ ba, quy trình vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng cần được thực hiện đầy đủ. Về việc này, bạn nên chú ý một số điểm sau: Đánh răng ít nhất ngày 2 lần sau các bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ; Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng; Súc miệng bằng nước muối pha loãng…
Chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng khi mang thai là việc cần thiết và quan trọng mà mẹ bầu cần chú ý, không nên bỏ qua hay chủ quan vì hậu quả khôn lường.
- Published in Chăm Sóc Răng Miệng, Tin tức
ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI TIẾT TỚI SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG CỦA BẠN
Nhiều người không biết rằng thời tiết nóng, lạnh cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ răng miệng của bạn.
Cùng Nha khoa Quốc tế DND cập nhật một số kiến thức cơ bản giúp bạn bảo vệ răng miệng trước những ảnh hưởng của thời tiết nhé.
Chú ý nhiệt độ
Độ nhạy nhiệt độ của răng phát sinh từ việc các mão răng, cầu răng và vật liệu trám răng bị ăn mòn theo thời gian, khiến răng không còn được bảo vệ tốt. Hậu quả gây ra bởi độ nhạy nhiệt của răng rất đa dạng. Chúng bao gồm các vết nứt hoặc sứt gãy nhỏ trong men răng, sâu răng, suy giảm hoặc làm mỏng men răng.
Những vấn đề của răng vào mùa hè
Vào mùa hè, nhu cầu giải khát bằng nước có ga, nước có màu hoặc soda rất cao và gây nhiều tác hại cho răng miệng.
Thứ nhất, chúng chứa nhiều đường nên dễ dẫn đến sâu răng. Thứ hai, chúng có độ axit rất cao, khiến tốc độ xói mòn răng tăng lên.
Ngoài ra, vào mùa hè, mọi người còn có thói quen xấu là nhai đá viên. Việc làm này sẽ làm hỏng men răng nhanh chóng.
Men răng là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại sâu răng, giúp bảo vệ răng khỏi các tấn công của đường và axit. Men răng bị tổn thương dễ dàng dẫn tới sâu răng.
Bảo vệ răng miệng thế nào trong mùa hè?
Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm là uống nhiều nước. Nước bọt đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng miệng. Là một cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể giúp ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn tích tụ, từ đó ngăn ngừa hôi miệng, sâu răng và bệnh nướu răng.
Nước bọt cũng giúp sửa chữa và phục hồi men răng yếu. Nếu bạn không uống nước đủ nhiều, miệng của bạn sẽ khô đi và trở thành môi trường sống hoàn hảo cho vi khuẩn gia tăng.
Những vấn đề của răng vào mùa đông
Theo nguyên lí tự nhiên, răng của bạn sẽ co lại khi trời lạnh. Nhiệt độ giảm đột ngột có thể khiến lớp ngà răng nhạy cảm của bạn co lại nhanh hơn lớp men bên ngoài tạo các vết nứt và gây đau.
Trong trường hợp những cơn đau kéo dài liên tục, đó có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang bị sâu răng, nhiễm trùng răng miệng, các vấn đề về khớp cắn, mòn men răng hoặc chân răng bị lộ.
Một vấn đề phổ biến mà mọi người thường mắc phải trong những ngày mưa, gió lạnh là chứng viêm xoang. Khi xoang bắt đầu sưng lên, chúng gây áp lực lên chân răng, gây cảm giác đau đớn và khó chịu.
Một số tips chăm sóc sức khỏe răng miệng ngày lạnh
- Hãy thở bằng mũi: Việc thở bằng miệng sẽ hướng luồng khí lạnh đi trực tiếp vào trong miệng của bạn và gây ra các vấn đề lớn nêu trên.
- Tránh nghiến răng: Khi bị lạnh, chúng ta thường có thói quen nghiến răng để giữ ấm. Tuy nhiên hành động này có thể gây đau hàm, đau răng, xói mòn răng và nứt vỡ răng.
- Sử dụng dòng kem đánh răng cho răng nhạy cảm: Những sản phẩm này vừa giúp hạn chế sự đau buốt, khó chịu lại vừa cung cấp một hàng rào bảo vệ trên men răng của bạn.
- Published in Chăm Sóc Răng Miệng, Tin tức
Lưu ý: Chăm sóc răng miệng cho người hút thuốc lá
Hút thuốc không chỉ gây tổn thương cho tim và phổi của bạn; nó có hại cho sức khỏe răng miệng của bạn. Do đó vệ sinh răng miệng rất quan trọng đối với những người hút thuốc lá thường xuyên. Theo nghiên cứu mới nhất, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh nướu răng và răng cao hơn nhiều so với những người không hút thuốc.
Cách tốt nhất để có sức khỏe răng miệng đó là bỏ hút thuốc hoàn toàn tuy nhiên điều này có vẻ như là một nhiệm vụ khó khăn đối với nhiều người.
Dưới đây là một số lời khuyên chăm sóc răng miệng khi bạn là người hút thuốc:
Vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày: đánh răng 2 lần/1 ngày, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng súc miệng chuyên dụng để giảm tác động của thuốc lá lên răng, nướu và khoang miệng.
Thăm khám răng miệng định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng răng miệng của bạn
Đặt lịch hẹn với nha sĩ của bạn, họ sẽ đưa cho bạn lời khuyên về cách vệ sinh răng miệng với từng trường hợp riêng biệt. Những người hút thuốc lá có mảng bám, hơi thở hôi dai dẳng, và răng bị ố nhiều hơn người không hút thuốc. Vì vậy lời khuyên cho những người hút thuốc là thường xuyên đến thăm khám định kỳ để làm sạch răng và khoang miệng.
Lưu ý khi sử dụng bàn chải răng
Một trong những điều mà nha sĩ của bạn sẽ đề xuất trong kế hoạch vệ sinh răng miệng của bạn là thay đổi bàn chải đánh răng đúng định kỳ và chọn bàn chải phù hợp với răng nứu.
Thay đổi thói quen ăn uống của bạn
Có một số loại thực phẩm bạn cần tránh như cà phê hoặc soda khi sử dụng nhiều sẽ gây thêm nhiều vết bẩn trên răng của bạn. Cách duy nhất để thoát khỏi những tác dụng phụ của những loại thực phẩm này là đánh răng ngay sau mỗi lần ăn uống.
- Published in Chăm Sóc Răng Miệng
NHỮNG LƯU Ý KHI MANG KHÍ CỤ CHỈNH NHA TRONG MIỆNG
Chỉnh nha (hay niềng răng) sẽ mang đến cho bạn sự hoàn thiện về thẩm mỹ và chức năng. Vì vậy, bãy hãy xem chỉnh nha là một trải nghiệm hơn là một quá trình điều trị. Bác sỹ chỉnh nha sẽ là người đồng hành và giúp bạn vượt qua những khó khăn để cùng đi đến một mục tiêu điều trị chung.
1. Tại sao cần chăm sóc răng miệng kỹ hơn trong khi bạn chỉnh nha
Như bạn thấy, mắc cài và dây cung ở trong miệng tao ra nhiều khe kẽ, ngóc ngách sẽ là nơi bẫy thức ăn và mảng bám. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có nguy cơ cao bị sâu răng và các bệnh về lợi (nướu) khi bạn mang khí cụ chỉnh nha.
Bạn cần đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn của mình và việc làm sạch răng miệng của bạn hàng ngày. Nếu răng và mắc cài của bạn không được làm sạch thì có thể xảy ra những tổn thương vĩnh viễn tới men răng. Hãy nhớ rằng: trong quá trình điều trị chỉnh nha, tốt nhất nên chọn những thực phẩm có nồng độ acid thấp, ví dụ: thịt, đồ biển, trứng, sữa, cà rốt, dưa chuột, chuối, xoài….Và những thực phẩm có nồng độ đường thấp, tránh những đồ uống có ga như: soda, cocacola…Tránh những thực phẩm cứng, hoa quả (táo, dưa chuột…), nên cắt thành những miếng nhỏ để nhai, tránh tạo áp lực lên mắc cài gây bung mắc cài. Tránh những thực phẩm dính, như: caramel, kẹo dính…Không nhai kẹo cao su, không nhai đá.
Những thực phẩm cần tránh khi mang khí cụ chỉnh nha trong miệng
2. Chăm sóc răng miệng ở nhà
1. Sử dụng kem đánh răng có fluor, bàn chải có lông mềm. Đặt bàn chải tạo góc 45 độ dựa vào lợi, Chải nhẹ nhàng dọc theo đường viền lợi, chải theo
vòng tròn nhỏ trên mỗi răng.
2. Chải 10 giây mỗi vùng răng trước khi chuyển sang vùng răng khác, nhớ không bỏ sót răng nào.
Phương pháp chải răng khi mang mắc cài trong miệng
3. Chải nhẹ nhàng mắc cài. Ấn nhẹ bàn chải của bạn đủ chắc chắn để các lông bàn chải chui được vào trong khoảng trống giữa dây cung và răng. Hãy bảo đảm chắc chắn bạn đã chải được vào bên dưới dây cung.
4. Hãy chải cả mặt trong và mặt ngoài của răng bằng chuyển động tròn nhẹ nhàng trên mỗi răng.
5. Với mặt nhai, hãy chải theo chiều từ sau ra trước và ngược lại.
6. Sử dụng bàn chải được thiết kế đặc biệt dành cho những người chỉnh răng bằng mắc cài để làm sạch giữa các mắc cài. Chải nhiều lần ở mỗi mặt cho đến khi cảm thấy khoảng giữa các mắc cài sạch thì thôi.
Cách sử dụng chỉ tơ và bàn chải kẽ
7. Sau khi chải xong hãy soi gương để kiểm tra xem răng và mắc cài đã sạch hoàn toàn chưa. Nếu chưa cần phải làm sạch lại những chỗ chưa sạch. Nếu sạch rồi thì hãy súc miệng bằng nước súc miệng có chứa flour.
8. Có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng khác như: chỉ tơ, tăm nước…để làm sạch răng và mắc cài.
3. Đau khi chỉnh nha
Cơ môi, má, lưỡi sẽ cố gắng chống lại sự xuất hiện của mắc cài trong miệng làm bạn thấy khó chịu. Cảm giác căng tức, cảm giác vướng khí cụ làm bạn không thoải mái. Điều này chỉ có thời gian mới giúp bạn được. Thông thường sau 1 tháng bạn sẽ quen với mắc cài. Đau xuất hiện khi bạn chỉnh nha thường không quá nhiều, bạn có thể dùng thuốc giảm đau để dễ chịu hơn, tuy nhiên, nếu cái đau quá sức chịu đựng thì hãy nói với bác sĩ của bạn.
4. Khắc phục những vấn đề khó chịu xảy ra khi bạn chỉnh nha
Nếu bạn gặp vấn đề với các khí cụ trong miệng của mình thì tốt nhất bạn nên gọi cho bác sĩ chỉnh nha của bạn để sửa chữa. Tuy nhiên, nếu bạn ở xa hoặc bạn phải đợi mới có thể gặp được bác sĩ thì đây là một số lời khuyên cho bạn để khắc phục: Sử dụng một miếng sáp chỉnh răng nhỏ để gắn lại những mắc cài bị bong.
– Sử dụng cục tẩy ở đuôi bút chì để đẩy phần dây cung bị nhô ra sang một
vị trí khác.
– Súc miệng với nước muối ấm nếu dây cung đứt đâm vào trong miệng
hoặc má bạn.
– Giữ lại bất kì một mảnh vỡ nào mà bạn không thể gắn lại và mang nó
theo trong lần hẹn với bác sĩ chỉnh răng của bạn.
- Published in Chăm Sóc Răng Miệng, Chỉnh Nha - Niềng Răng
- 1
- 2