NHỮNG LƯU Ý KHI THỰC HIỆN NIỀNG CHO HÀM CÓ RĂNG SỨ
Có không ít khách hàng đã bọc răng sứ trước đó nhưng bác sĩ chuyên môn chưa cao vì vậy không thể cải thiện được tình trạng răng cũng như khớp nhai nên muốn niềng răng để răng di chuyển theo đúng như mong muốn. Nhưng băn khoăn lớn nhất là niềng cho hàm có răng sứ có làm hư răng sứ hay không? Cần chú ý những gì khi niềng răng sau khi đã bọc sứ? Những chia sẻ sau từ Nha khoa quốc tế DND sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc của chính mình đấy!
Một số lý do khiến khách hàng muốn niềng răng sau mặc dù đã bọc sứ
Khách hàng đã bọc răng sứ trước đó do bệnh lý
Trước đây có thể bạn mắc một số bệnh lý hay khiếm khuyết trên răng như sâu răng, răng chết tủy, mẻ răng hoặc gãy răng tại 1 vài vị trí nên bạn chỉ mới xử lý tại vị trí răng bị tổn thương mà thôi. Hiện nay bạn lại muốn hàm răng được đều và đẹp hơn, khuôn mặt hài hòa nên muốn thực hiện niềng răng để di chuyển hàm về vị trí như ý.
Khách hàng chưa được bác sĩ tư vấn phương pháp đúng
Đây là tình huống bạn thực hiện tại nơi không uy tín, bác sĩ tay nghề không giỏi nên chỉ tư vấn cho bạn bọc răng sứ để cải thiện tạm thời, ít rủi ro cho bác sĩ và bạn. Nhưng sau khi bọc thì bạn không cảm thấy hài lòng vì hàm răng vẫn không cải thiện được khớp cắn hay khuyết điểm hàm hô. Chưa kể có một số trường hợp sau khi bọc sứ xong bởi bác sĩ chuyên môn kém mà răng sứ bọc không tốt, làm bạn còn gặp khó khăn trong việc nhai cắn thức ăn hơn trước.
Tóm lại, bọc răng sứ không phải lúc nào cũng có thể giải quyết tất cả khuyết điểm của cả hàm răng, bạn đừng nên lựa chọn những nơi mà bác sĩ chỉ tư vấn bọc răng sứ để hoàn thành nhanh chóng. Bọc răng sứ chỉ nên áp dụng khi răng bị gãy 1 vài chỗ, màu sắc của răng bị ngả vàng, khăng hô nhẹ hoặc răng thưa, không cần phải chỉnh lại xương hàm. Còn nếu bạn không may bị hàm hô nặng, răng mọc lệch lạc, khớp cắn ngược,.. thì nên cân nhắc phương pháp niềng răng ngay từ ban đầu
Những lưu ý khi thực hiện niềng cho hàm có răng sứ
Cần thay đổi những thói quen ăn uống khi bắt đầu đeo niềng răng
Hạn chế sử dụng các răng phía trước để cắn hay xé thức ăn
Đối với các loại thức ăn dai hoặc thức ăn cứng bạn không nên sử dụng lực của răng phía trước để cắn, thay vì vậy bạn nên sử dao cắt nhỏ hoặc xé nhỏ bằng tay rồi ăn từ từ để nghiền kỹ thức ăn.
Nhai thật chậm vừa có lợi cho tiêu hóa vừa giúp bạn không cảm thấy đau sau khi đã niềng răng. Áp dụng cách thức như vậy bạn có thể ăn tất cả những món mà không sợ ảnh hưởng đến hiệu quả niềng.
Nên ưu tiên các loại thức ăn mềm
Những ngày đầu tiên vừa niềng răng, có thể bạn sẽ chưa quen và cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống, vì vậy bạn nên ăn các món mềm, có nước như cháo, súp, bún, sinh tố, nước ép,… Sau khi đã quen rồi nếu bạn vẫn có thể duy trì thói quen ăn uống các thức ăn mềm cũng rất tốt, giúp quá trình niềng răng suôn sẻ hơn.
Bên cạnh đó, thói quen nhai kẹo, nhai đá, các thực phẩm cứng cũng nên từ bỏ vì thực phẩm cứng có thể làm di chuyển hướng của dây cung, khiến răng không đến vị trí mà bác sĩ đã dự định.
Không ăn các thực phẩm gây dính răng
Bạn nên liệt các loại thực phẩm như kẹo dẻo, kẹo cao su, xôi nếp hay các loại hạt và “danh sách đen” vì chúng khi dính vào kẽ răng hay mắc cài sẽ khó trong việc lấy ra.
Uống càng nhiều nước càng tốt
Khi niềng răng thì kim loại sẽ khiến cho bạn cảm thấy khô miệng, do đó nên chuẩn bị sẵn một bình nước bên mình và uống thường xuyên, đừng nên chờ đến khi thật khát mới uống vì khoang miệng khô sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển.
Tuân thủ theo sự hướng dẫn chăm sóc răng miệng khi mang niềng
Không chỉ thay đổi thói quen ăn uống mà cách vệ sinh răng miệng cũng cần nên được chăm chút hơn. Để có hơi thở thơm tho, hàm răng cũng mắc cài sạch sẽ, răng sứ không bị ảnh hưởng suốt quá trình niềng thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Lựa chọn bàn chải phù hợp với khuôn miệng và lông bàn chải phải mềm mại. Bạn cũng có thể trang bị cho mình một chiếc bàn chải máy để làm sạch hơn cho răng miệng.
- Kem đánh răng bạn nên chọn loại có thành phần Fluoride để không gây bào mòn, đồng thời giảm ê buốt cho răng khi đã lắp niềng.
- Tập thêm thói quen sử dụng tăm nước và chỉ nha khoa để lấy đi các thức ăn thừa thay cho tăm tre truyền thống để không làm bung các mắc cài.
Việc niềng răng cho hàm có răng sứ không hề khó như bạn vẫn nghĩ nếu bạn thực hiện đúng theo những gì Nha khoa quốc tế DND vừa chia sẻ, nếu muốn xác định trường hợp của mình có thể niềng được hay không thì hãy đến với chúng tôi để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn nhé.
- Published in Tin tức