Nha khoa Quốc tế DND tiên phong ứng dụng LASER LIGHTWALKER tại Việt Nam
Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên Thế giới, tia laser được phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có ngành Y khoa. Đối với nha khoa hiện đại, có thể nói, đây là một giải pháp điều trị thông minh không chỉ hỗ trợ tích cực cho các bác sĩ khi điều trị mà còn giúp bệnh nhân luôn cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái.
Nha khoa Quốc tế DND là một trong những nha khoa tiên phong ứng dụng Laser Lightwalker tại Việt Nam
Laser Lightwalker là một hệ thống máy sử dụng hai bước sóng laser hiệu quả nhất trong nha khoa là Er:YAG và Nd:YAG, được thiết kế với tay cầm chuyên dụng cung cấp cho nha sĩ phương tiện điều trị tiêu chuẩn cao với kỹ thuật sử dụng vô cùng đơn giản. Với sự lựa chọn hai bước sóng bổ sung cho nhau (về hiệu ứng trên các mô) LightWalker gần như được xem là một máy laser đa chức năng có thể sử dụng trong nhiều tình huống lâm sàng.
Máy Laser Nha Khoa Lightwalker2017 với công nghệ Laser kép Twinlight vượt trội.
Tính đến thời điểm hiện tại, Nha khoa Quốc tế DND là một trong số ít phòng khám sở hữu công nghệ này tại Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội. Với các bước sóng thông minh được điều chỉnh linh hoạt, Laser Lightwalker thế hệ 2017 của hãng Fotona được ứng dụng trong nhiều chuyên khoa khác nhau như cấy ghép implant, chỉnh nha, điều trị tủy… Công nghệ này đạt tiêu chuẩn EU và được FDA (Hoa Kỳ) chứng nhận.
Các ứng dụng của Laser Lightwalker trong điều trị nha khoa
- Ứng dụng trong điều trị nội nha
Với các phương pháp điều trị nội nha truyền thống, tay khoan tạo tiếng ồn khiến bệnh nhân cảm thấy bất an, loại bỏ nhiều mô răng và kích thích đến tủy răng. Trong khi đó, sử dụng laser không phát ra âm thanh, giúp bảo tồn các mô lành, chỉ loại bỏ các mô đã hỏng đồng thời hạn chế khả năng phải điều trị tủy.
Đối với trường hợp bệnh nhân đến gặp bác sĩ khi tình trạng răng đã bị viêm tủy, điều trị bằng Laser Lightwalker giúp diệt khuẩn, loại bỏ vi sinh vật ở độ sâu lên đến 1000 μm mà không làm nóng các mô xung quanh. Sử dụng chùm laser kép Twinlight khắc phục được các quy tắc vô trùng tuyệt đối mà phương pháp điều trị truyền thống khó đảm bảo được. Loại bỏ vi khuẩn triệt để hơn giúp tốc độ lành thương nhanh hơn so với các phương pháp khác.
- Ứng dụng trong điều trị nha chu:
Đối với cao răng mảng bám, tia laser can thiệp sâu xuống phía dưới đường nướu giúp giảm vi khuẩn hiệu quả, vừa khử khuẩn vừa lấy đi biểu mô bệnh mà không tác động đến các mô lành. Tia laser Er:YAG được chuyên dùng để loại bỏ hoàn toàn vôi răng trên bề mặt chân răng.
Điều trị nha chu bằng tia laser Er:YAG
- Ứng dụng trong cấy ghép và điều trị viêm quanh implant toàn diện
Điều trị với Laser LightWalker giúp đảm bảo mô xương rất dễ tổn thương quanh implant giữ được nguyên vẹn, không có nguy cơ tổn thương do nhiệt cho mô xương xung quanh và không gây ra sự thay đổi lớn trên bề mặt implant như các bước sóng laser khác. Không có tổn thương cơ học, hóa học hay các dạng tổn thương khác trong quá trình điều trị.
Laser Lightwalker giúp quá trình cấy ghép implant vào xương hàm được vô trùng tuyệt đối và xương xung quanh implant được bảo vệ nguyên vẹn. Nhờ đó, quá trình tích hợp xương diễn ra nhanh hơn, bệnh nhân sớm có răng chắc chắn để ăn nhai.
Đối với các trường hợp viêm quanh implant toàn diện do nhiều nguyên nhân gây ra, các mô mềm xung quanh implant bị sưng viêm và nhiễm khuẩn, Laser Lightwalker giúp làm sạch ổ viêm, loại bỏ chúng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Các ứng dụng điều trị khác trong nha khoa
+ Tẩy trắng răng: Laser Lightwalker có tác dụng thúc đẩy quy trình tẩy trắng răng nhanh gấp 3 lần mà hoàn toàn không gây bất kỳ ê buốt hay khó chịu nào. Đặc biệt Laser có thể tẩy cho từng răng, giúp tiết kiệm và nhanh chóng cho các trường hợp đã có điều trị veneer, răng sứ kết hợp.
+ Nha khoa trẻ em: Laser Lightwalker đặc biệt có giá trị sử dụng trong nha khoa trẻ em do tính chất an toàn, không nghe tiếng ồn khó chịu, thời gian điều trị nhanh chóng và hiệu quả cao.
+ Điều trị ngáy ngủ: Bằng phương pháp Nightlase, thông qua việc sử dụng tia laser Er:YAG sẽ nhẹ nhàng làm nóng mô, làm co khít màng hầu nhưng không làm tổn thương mô (không gây xấm lấn) khiến màng hầu không chảy xệ xuống bít đường thở, biên độ ngáy giảm xuống và hết ngáy ngủ. Điều tuyệt vời hơn nữa là không cần gây tê trong quá trình điều trị, phương pháp thân thiện giúp chất lượng của giấc ngủ sẽ được cải thiện đáng kể với thời gian điều trị nhanh chóng.
Laser LightWalker điều trị ngáy ngủ hữu hiệu
Ngoài các ứng dụng trên, Laser Lightwalker còn được sử dụng trong chỉnh nha để tăng độ bám dính của mắc cài hay dễ dàng tháo ra. Hay ứng dụng trong tạo hình nướu, lợi, làm hồng sắc tố nướu…
Nha khoa Quốc tế DND hiện đang ứng dụng công nghệ Laser Lightwalker vào điều trị. Các bệnh nhân khi được sử dụng công nghệ này đều cảm thấy rất thoải mái. Chi phí khi điều trị bằng Laser Lightwalker ngang với phương pháp truyền thống, thậm chí còn tiết kiệm hơn cho bệnh nhân khi giảm số lần đi lại, hạn chế phẫu thuật.
- Published in Trang Thiết Bị
TRÁM RĂNG LÀ GÌ?
Không ít người thắc mắc “Trám răng là gì?” trong các chỉ định điều trị của các bác sĩ khi tới thăm khám nha khoa. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ trám răng là gì?, khi nào nên trám răng?, quy trình trám răng như thế nào là đúng kỹ thuật? tại Trung tâm nha khoa quốc tế DND.
Trám răng là gì?
Trám răng là kỹ thuật sử dụng nguyên liệu trong nha khoa nhằm trám bít lại những vị trí những răng bị hư hỏng nhằm khôi phục lại hình dáng, chức năng của những chiếc răng đó. Nguyên liệu được sử dụng trong trám răng thường là composite hoặc Glass Inomer Cement tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Khi nào cần thực hiện trám răng?
Tùy thuộc vào tình trạng răng thực tế của khách hàng cũng như chỉ định điều trị của bác sĩ mà trám răng được phân loại khác nhau. Theo mục đích trám răng, có thể chia trám răng thành 2 nhóm:
Trám răng thẩm mỹ:
Trám răng thẩm mỹ là phương pháp phục hình các khuyết điểm trên răng về hình thể răng. Thông thường vật liệu được sử dụng phổ biến là composite vì chúng có màu sắc tương đồng với màu răng thật, lành tính và thân thiện với răng, nướu.
Trám răng cửa gãy cạnh trước sau
- Răng bị sứt, mẻ, gãy, vỡ
- Răng có hình thể xấu
- Răng thưa, khoảng cách răng hoặc kích thước răng không đều
Trám răng bệnh lý:
Các bệnh lý thường gặp cần trám răng sau điều trị là sâu răng, viêm tủy răng. Sau khi điều trị bằng cách làm sạch các ổ sâu răng hoặc tủy răng bị viêm, hoại tử, trên răng sẽ bị khuyết một phần mô răng. Các bác sĩ sẽ thực hiện trám răng bằng cách sử dụng vật liệu trám làm đầy các mô răng bị khuyết đó nhằm ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại đến răng, đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ của răng.
- Răng sau khi điều trị sâu răng, viêm tủy răng
- Răng bị mòn men, trám răng giúp bảo vệ cấu trúc của răng
Quy trình trám răng tại Nha khoa Quốc tế DND
Với sự hỗ trợ của công nghệ Laser Lightwalker, quy trình trám răng tại Nha khoa quốc tế DND giờ đây diễn ra nhanh hơn, trám răng chính xác và hiệu quả đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ nhất
Laser Lightwalker – Giải pháp công nghệ Nha khoa hiện đại
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Bệnh nhân sẽ được chụp phim và khám tổng quát tình trạng răng thực tế. Sau khi các bác sĩ khám tư vấn sẽ lập kế hoạch điều trị chi tiết. Nếu khách hàng đồng ý thực hiện theo chỉ định điều trị mà bác sĩ đưa ra sẽ tiến hành trám răng.
Bước 2: Làm sạch răng và trám răng
Với những trường hợp răng bị sâu hoặc vết sâu gây viêm tủy, hoại tử tủy, bác sĩ sẽ nạo sạch vết sâu hoặc điều trị tủy nhằm mục đích không để lại mầm mống gây bệnh. Với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ Laser Lightwalker, sử dụng hệ thống tia laser kép Er:YAG và Nd:YAG có khả năng làm sạch tận gốc các vi khuẩn và tế bào gây hại ở các ổ sâu, ổ viêm.
Đặc biệt với công nghệ Laser Lightwalker, không cần gây tê, không đau đem lại cảm giác thoải mái cho khách hàng trong suốt quá trình điều trị.
Bước 3: Hàn trám cho răng
Quy trình trám răng bằng composite diễn ra khá nhanh chóng. Sau khi bề mặt răng mẻ được phủ một lớp chất dính thì vật liệu composite sẽ được đưa vào từ từ từng lớp bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Nha sỹ sẽ tiến hành thao tác chỉnh sửa cho đến khi chỗ trám đạt được tính thẩm mỹ cao nhất, phục hình tối đa cho răng. Dưới tác dụng của ánh sáng đèn laser, các lớp chất trám với bề mặt răng sẽ có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.
Hãy thăm khám nha khoa để được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp bạn nhé.
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
124 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội
- Published in Chăm Sóc Răng Miệng
ĐIỀU TRỊ TỦY CÓ ĐAU KHÔNG?
Mọi người thường e sợ và đặt câu hỏi: “Điều trị tủy có đau không? mỗi khi bác sĩ có chỉ định điều trị tủy của bệnh nhân. Với kỹ thuật nha khoa hiện đại, điều trị tủy nhẹ nhàng không gây đau nhức, thời gian điều trị nhanh, tủy được lấy sạch sẽ và an toàn cho người bệnh.
Tủy răng là gì?
Tủy răng là một khối tổ chức liên kết bao gồm mạch máu, dây thần kinh nằm trong khoang tủy được giới hạn bởi ngà răng và men răng. Tủy răng bao gồm tủy buồng và tủy chân, đảm nhận chức năng dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng răng.
Cấu trúc tủy răng
Vì sao phải điều trị tủy?
Viêm tủy răng là một trong những bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và hậu quả nặng nề nhất có thể dẫn tới mất răng. Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên những tổn thương đến tủy răng bao gồm:
- Vi khuẩn trong miệng: là nhóm nguyên nhân chính gây ra các tổn thương tủy răng, thông thường qua các lỗ sâu răng, mòn cổ răng, viêm quanh răng. Khi lớp men răng, ngà răng bị ăn mòn do sâu răng, mảng bám… tạo ra các khe hở vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tủy răng và gây viêm tủy. Ban đầu, sâu răng, mảng bám chỉ là những triệu chứng nhẹ, nhưng về lâu dài sẽ dẫn đến hoại tử tủy, chết tủy và gây mất răng.
Vi khuẩn răng miệng Lacto Bacillus
- Tác nhân vật lý: Khi chúng ta ăn thức ăn nóng lạnh quá mức và thay đổi đột ngột sẽ làm áp suất cũng biến thiên theo gây chấn thương đến phần mềm bên trong răng. Những tác nhân ngoài ý muốn như tai nạn, va chạm sẽ dẫn đến nứt vỡ men răng cũng là nhân tố gây tổn thương tủy. Trong các trường hợp va chạm như vậy, có thể áp dụng phục hình để khôi phục răng thông qua các vết rạn, vỡ, nứt răng… bằng cách hàn trám răng, bọc sứ hoặc dán veneer…
- Tác nhân hóa học: nhiễm độc chì, thủy ngân cũng là những nguyên nhân dẫn đến viêm tủy răng.
Bệnh lý tủy răng ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện và nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tủy bị hoại tử, chết tủy và thậm chí là mất cả răng. Biến chứng xa hơn có thể gây nguy hiểm như u hạt, nang chân răng, viêm xoang hàm, viêm mô liên kết,…
Điều trị tủy có đau không?
Tủy răng rất quan trọng đối với cấu trúc răng, được coi như sự sống của một chiếc răng. Với kỹ thuật nha khoa hiện đại, điều trị tủy không còn là nỗi sợ đối với những bệnh nhân có chỉ định điều trị tủy.
Sau khi được thăm khám, chụp phim X – quang, tư vấn và trao đổi kế hoạch điều trị. Sau đó, nếu bệnh nhân đồng ý thực hiện, quy trình điều trị tủy tại Nha khoa Quốc tế DND sẽ diễn ra như sau:
Các mức độ của sâu răng
Bước 1: Vệ sinh răng miệng bao gồm lấy cao răng và đánh bóng nhằm làm sạch các mảng bám trên răng và loại bỏ vi khuẩn.
Bước 2: Gây tê để làm giảm cảm giác đau trong những trường hợp đang có cơn đau cấp tính hoặc các trường hợp bệnh nhân yêu cầu.
Bước 3: Điều trị tủy: Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình điều trị nội nha và là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong cả kế hoạch, đòi hỏi bạn phải đến phòng nha với nhiều lần hẹn, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn. Bác sĩ sẽ mở tủy từ mặt sau của các răng trước, hay mặt nhai của các răng cối nhỏ và răng cối lớn. Sau khi làm sạch hết tủy bệnh, buồng tủy và ống tủy, làm rộng và tạo dạng để chuẩn bị trám bít.
Nếu cần nhiều hơn 1 lần hẹn, bác sĩ sẽ đặt miếng trám tạm trên thân răng hở để bảo vệ răng giữa các lần hẹn. Ở lần hẹn cuối cùng, bác sĩ sẽ tháo bỏ miếng trám tạm, buồng tủy và ống tủy sẽ được trám bít vĩnh viễn.
Bạn nên đến thăm khám nha khoa khi thấy các dấu hiệu đau răng thành từng cơn, vừa đau vừa buốt hoặc chỉ đau mà không buốt, đau nhẹ tại chỗ hoặc đau xung quanh tổ chức răng để phát hiện viêm tủy và có các phương án điều trị kịp thời. Nếu có chỉ định điều trị tủy bởi các bác sĩ thì bạn nên thực hiện điều trị tủy càng sớm càng tốt để có một nụ cười chắc khỏe bạn nhé.
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
- Published in Nha Khoa Tổng Quát
Điều trị tủy trẻ em
Tại sao phải điều trị tủy răng ở trẻ em?
Trẻ em có thể bị mất răng sữa, thậm chí cả răng vĩnh viễn chưa trưởng thành khi tủy răng bị nhiễm khuẩn. Đây thường là hậu quả của chấn thương hoặc sâu răng và gây ra vấn đề nghiêm trọng cho trẻ. Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn sự phát triển và mọc lên của răng vĩnh viễn kế tiếp chúng. Mất răng vĩnh viễn mới mọc do chấn thương có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng bởi vì cả sự phát triển của răng và xương hàm đều không thể hoàn thành.
Nếu răng sữa mất sớm thì hậu quả dễ nhận thấy là rối loạn khớp cắn. Kĩ thuật thay thế răng mất như răng giả từng phần, cầu răng và implant không thể áp dụng trên trẻ em khi mà sự thay đổi và tăng trưởng ở trẻ diễn ra nhanh chóng. “Hàm giữ khoảng”, hoặc các khí cụ đặc biệt gắn cố định với răng bên cạnh, hay kiểu “giữ khoảng” tháo lắp sẽ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên khí cụ này không thể phục hồi lại chức năng cho răng bị mất và đòi hỏi sự theo dõi thường xuyên của nha sĩ.
Vì cả 2 lí do: chức năng và thẩm mỹ, tốt hơn nên điều trị nội nha (điều trị tủy) cho trẻ em chứ không nên để mất răng. Điều trị này sẽ bảo tồn răng, ổn định sự phát triển của xương hàm và chức năng của lưỡi. Nó cũng ngăn chặn những vấn đề về rối loạn phát âm, những bất thường trong quá trình mọc răng của các răng vĩnh viễn thay thế, và giữ được răng sữa đó lâu nhất trên cung hàm khi nó không có răng vĩnh viễn thay thế.
Những vấn đề sau đây sẽ chỉ cho bạn hiểu điều cần làm với trẻ để giúp giữ lại răng sữa cho đến khi được thay thế bởi răng vĩnh viễn một cách tự nhiên. Kĩ thuật điều trị nội nha đặc biệt cho các răng vĩnh viễn chưa trưởng thành sẽ được trình bày ở các bài sau.
Sự khác biệt khi điều trị tủy cho răng sữa
Có nhiều điều khác khi điều trị tủy cho răng sữa và răng vĩnh viễn. Sự tồn tại của răng sữa ngắn hơn và chỉ là tạm thời, mặc dù răng sữa có hình dạng, cấu trúc và chức năng tương tự như răng vĩnh viễn, nhưng chúng cũng có nhiều khác biệt. Điều trị nội nha răng sữa lúc này sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình tiêu chân răng của nó, đây là quá trình bình thường khi mà chân răng sữa bị tiêu đi để tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của răng vĩnh viễn. Việc này khiến chẩn đoán phức tạp hơn và vì vậy cần có kế hoạch điều trị phù hợp.
Răng sữa rụng tự nhiên do áp lực mọc răng viễn bên dưới. Quá trình này gọi là sự tiêu chân răng. Chú ý quá trình hình thành và phát triển liên tục của thân và chân răng vĩnh viễn.
Các triệu chứng thường gặp của trẻ
Tiền sử nha khoa: bắt đầu bằng việc hỏi các tiền sử bệnh toàn thân; trẻ có bệnh toàn thân cần một điều trị khác so với trẻ khỏe mạnh bình thường, và nha sĩ phải cân nhắc việc điều trị nội nha có tác động tới tình trạng toàn thân của trẻ. Các đặc điểm cơn đau ở răng sữa rất có ý nghĩa trong việc chấn đoán tình trạng của tủy răng. Trong trường hợp không có chấn thương , cơn đau thường do lỗ sâu răng đã chạm vào tủy răng.
Triệu chứng: cơn đau thường đi cùng nhiễm khuẩn tủy răng. Tuy nhiên, các vấn đề lớn có thể phát sinh mà không có tiền sử đau. Nếu vậy, cần phân biệt cơn đau tự nhiên hoặc đau khi có kích thích.
Các cơn đau có thể chấm dứt sau khi loại bỏ nguyên nhân thường là tình trạng viêm có hồi phục hay những phản ứng viêm nhẹ. Các kích thích đau gồm có: nóng, lạnh, hóa chất: đồ ngọt hoặc đồ có chứa axit, các kích thích cơ học, cắn hoặc động tác lay răng đã lung lay. Các nguyên nhân thông thường khác bao gồm: sâu răng nặng, các miếng trám không đạt tiêu chuẩn, đau nhức xung quanh răng sữa đã rụng chuẩn bị rụng, hoặc do sự hình thành chân răng của răng vĩnh viễn.
Cơn đau tự nhiên thường có đặc điểm là cơn đau nhói xảy ra không có kích thích và kéo dài nhiều ngày sau khi yếu tố gây bệnh đã được loại bỏ. Cơn đau răng tự nhiên thường liên quan đến sự hoại tử lan rộng của tủy răng vào trong ống tủy chân răng, nó có thể bao gồm sưng nề lợi và hình thành ổ áp-xe có nguyên nhân do sự lây lan của nhiễm khuẩn ra ngoài chân răng tới vùng xương xung quanh.
X-quang: Cũng như răng vĩnh viễn, vùng nhiễm khuẩn cũng xuất hiện tại chóp răng ở các răng sữa phía trước. Ở các răng hàm sữa, sự bất thường thường rõ ở chẽ răng, nơi mà các chân răng tụ lại với nhau ở các răng nhiều chân. Trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, tại các vị trí mầm răng vĩnh viễn có nguy cơ bị tổn thương, thì nhổ bỏ răng sữa là điều cần thiết.
Các trường hợp tủy răng bị kích thích nhẹ nhưng mãn tính như các lỗ sâu răng có thể kích thích tủy răng sản sinh thêm ngà răng. Đây là ngà phản ứng của răng giúp tủy răng được bảo vệ và hồi phục. Trên hình ảnh xquang, khi sâu răng sữa đã chạm vào tủy thì hoại tử tủy đã tiến triển tới các ống tủy chân răng. Sự có mặt của các mầm răng vĩnh viễn bên dưới chân răng sữa luôn gây ra khó khăn cho nha sĩ khi chẩn đoán trên X-quang. Mặc dù tất cả các lỗ sâu đều có xu hướng phát triển về phía tủy, tuy nhiên nếu lỗ sâu xâm nhập càng lớn thì khả năng gây chết tủy càng cao.
Răng khỏe mạnh không có sâu răng và khi có sâu răng, lỗ sâu tiến thẳng vào tủy răng
Lỗ sâu tiến vào tủy răng gây nhiễm khuẩn và có thể phá hủy mầm răng vĩnh viên bên dưới nếu không được điều trị
Bảng Giá Điều Trị Tủy Trẻ Em
- Published in Nha Khoa Trẻ Em
Điều trị tủy
Tủy răng là gì?
Tủy răng là mô liên kết gồm mạch máu, bạch mạch và dây thần kinh nằm trong khoang tủy,giới hạn bởi ngà răng và men răng. Gồm 2 thành phần: tủy buồng và tủy chân. Tủy răng đảm nhiệm chức năng dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng răng.
Khi tủy răng bị tổn thương, có nhiều hình thái với mức độ tổn thương khác nhau tùy vào giai đoạn của bệnh. Bệnh tiến triển âm thầm,1 chiều, từ nhẹ đến nặng.
Bệnh lý tủy răng không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây tổn thương tủy răng:
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây tổn thương tủy răng:
– Vi khuẩn: là nhóm nguyên nhân chủ yếu gây ra các tổn thương tủy răng, thông qua các lỗ sâu răng, mòn cổ răng, viêm quanh răng…
– Tác nhân vật lý: thay đổi áp suất, nóng, lạnh quá mức, chấn thương, va đập gây nứt, vỡ men răng…
– Tác nhân hóa học: nhiễm độc chì, thủy ngân…
Các biểu hiện bệnh lý tủy răng:
-Viêm tủy có nhiều dạng, có thể chỉ biểu hiện ê buốt với các kích thích nóng,lạnh, không khí, có thể đau dữ dội, đau âm ỉ, đau thoáng qua, có thể đau thành cơn, đau tăng lên khi ăn nhai, khi cắn 2 hàm, đau nhiều về đêm, có thể khu trú hay lan tỏa hoặc không đau nhưng tiến triển âm thầm và chỉ biểu hiện khi viêm cấp hay sưng tấy vùng chân răng. Giai đoạn viêm cấp có thể kèm theo sốt hoặc nổi hạch.
-Bằng mắt thường, nha sỹ sẽ nhận ra các tổn thương sâu răng, các vết lõm vùng cổ răng, vết rạn nứt men răng, răng đổi màu khác biệt so với các răng còn lại…
-Có những tổn thương mà bằng mắt thường không thể quan sát được, khi đó cần phải có các công cụ chẩn đoán hỗ trợ khác như: X-quang, CT-conbeam…
Điều trị viêm tủy răng:
– Khi có bất kì dấu hiệu nào của viêm tủy răng tức là bạn cần đến gặp ngay bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tủy răng, mà không có tác dụng điều trị nguyên nhân.
– Nguyên tắc điều trị tủy răng quan trọng nhất là phải làm sạch, tạo hình toàn bộ chiều dài ống tủy,và hàn kín ống tủy. Để điều trị tủy răng tốt cần phải có các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
Hậu quả khi không điều trị tủy bị viêm nhiễm:
– Viêm tủy không được điều trị đúng, khi tủy bị hoại tử, vi khuẩn gây bệnh và các chất trung gian hóa học của quá trình viêm sẽ thoát ra qua lỗ chóp chân răng gây các bệnh lý vùng quanh chóp như: u hạt, nang chân răng, nặng hơn gây ra viêm mô liên kết, viêm xương hàm, mất răng. Biến chứng ở xa hơn như viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn…
– Khi tủy viêm không được điều trị, viêm nhiễm lâu ngày không thể điều trị được nữa, dẫn đến phải nhổ bỏ răng đó. Mất răng sẽ gây lệch lạc khớp cắn, lâu dần kéo theo mất nhiều răng khác, giảm chức năng ăn nhai và ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm.
Phòng tránh viêm tủy răng:
– Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm tủy răng là do vi khuẩn. Vì vậy để phòng tránh viêm tủy răng cần phải loại bỏ vi khuẩn có trong lỗ sâu, mảng bám răng và cao răng. Việc điều trị này cần phải được thực hiện bởi các nha sĩ với các dụng cụ và vật liệu nha khoa chuyên dụng.
– Trẻ em rất hiếu động và hay bị va đập do chơi đùa dẫn đến chấn thương răng miệng. các bậc cha mẹ hãy để ý quan sát trẻ. Nếu có bất kì chấn thương vùng răng miệng nào cần đưa trẻ đến ngay trung tâm nha khoa để được khám và điều trị.
– Bên cạnh đó, việc thăm khám định kì với các bác sĩ nha khoa là rất quan trọng để phòng tránh và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng, tránh các biến chứng nặng nề cho răng và sức khỏe toàn thân.
Bảng Giá Điều Trị Tủy
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
- Published in Nha Khoa Tổng Quát