ĐIỀU TRỊ TỦY CÓ ĐAU KHÔNG?
Mọi người thường e sợ và đặt câu hỏi: “Điều trị tủy có đau không? mỗi khi bác sĩ có chỉ định điều trị tủy của bệnh nhân. Với kỹ thuật nha khoa hiện đại, điều trị tủy nhẹ nhàng không gây đau nhức, thời gian điều trị nhanh, tủy được lấy sạch sẽ và an toàn cho người bệnh.
Tủy răng là gì?
Tủy răng là một khối tổ chức liên kết bao gồm mạch máu, dây thần kinh nằm trong khoang tủy được giới hạn bởi ngà răng và men răng. Tủy răng bao gồm tủy buồng và tủy chân, đảm nhận chức năng dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng răng.
Cấu trúc tủy răng
Vì sao phải điều trị tủy?
Viêm tủy răng là một trong những bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và hậu quả nặng nề nhất có thể dẫn tới mất răng. Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên những tổn thương đến tủy răng bao gồm:
- Vi khuẩn trong miệng: là nhóm nguyên nhân chính gây ra các tổn thương tủy răng, thông thường qua các lỗ sâu răng, mòn cổ răng, viêm quanh răng. Khi lớp men răng, ngà răng bị ăn mòn do sâu răng, mảng bám… tạo ra các khe hở vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tủy răng và gây viêm tủy. Ban đầu, sâu răng, mảng bám chỉ là những triệu chứng nhẹ, nhưng về lâu dài sẽ dẫn đến hoại tử tủy, chết tủy và gây mất răng.
Vi khuẩn răng miệng Lacto Bacillus
- Tác nhân vật lý: Khi chúng ta ăn thức ăn nóng lạnh quá mức và thay đổi đột ngột sẽ làm áp suất cũng biến thiên theo gây chấn thương đến phần mềm bên trong răng. Những tác nhân ngoài ý muốn như tai nạn, va chạm sẽ dẫn đến nứt vỡ men răng cũng là nhân tố gây tổn thương tủy. Trong các trường hợp va chạm như vậy, có thể áp dụng phục hình để khôi phục răng thông qua các vết rạn, vỡ, nứt răng… bằng cách hàn trám răng, bọc sứ hoặc dán veneer…
- Tác nhân hóa học: nhiễm độc chì, thủy ngân cũng là những nguyên nhân dẫn đến viêm tủy răng.
Bệnh lý tủy răng ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện và nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tủy bị hoại tử, chết tủy và thậm chí là mất cả răng. Biến chứng xa hơn có thể gây nguy hiểm như u hạt, nang chân răng, viêm xoang hàm, viêm mô liên kết,…
Điều trị tủy có đau không?
Tủy răng rất quan trọng đối với cấu trúc răng, được coi như sự sống của một chiếc răng. Với kỹ thuật nha khoa hiện đại, điều trị tủy không còn là nỗi sợ đối với những bệnh nhân có chỉ định điều trị tủy.
Sau khi được thăm khám, chụp phim X – quang, tư vấn và trao đổi kế hoạch điều trị. Sau đó, nếu bệnh nhân đồng ý thực hiện, quy trình điều trị tủy tại Nha khoa Quốc tế DND sẽ diễn ra như sau:
Các mức độ của sâu răng
Bước 1: Vệ sinh răng miệng bao gồm lấy cao răng và đánh bóng nhằm làm sạch các mảng bám trên răng và loại bỏ vi khuẩn.
Bước 2: Gây tê để làm giảm cảm giác đau trong những trường hợp đang có cơn đau cấp tính hoặc các trường hợp bệnh nhân yêu cầu.
Bước 3: Điều trị tủy: Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình điều trị nội nha và là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong cả kế hoạch, đòi hỏi bạn phải đến phòng nha với nhiều lần hẹn, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn. Bác sĩ sẽ mở tủy từ mặt sau của các răng trước, hay mặt nhai của các răng cối nhỏ và răng cối lớn. Sau khi làm sạch hết tủy bệnh, buồng tủy và ống tủy, làm rộng và tạo dạng để chuẩn bị trám bít.
Nếu cần nhiều hơn 1 lần hẹn, bác sĩ sẽ đặt miếng trám tạm trên thân răng hở để bảo vệ răng giữa các lần hẹn. Ở lần hẹn cuối cùng, bác sĩ sẽ tháo bỏ miếng trám tạm, buồng tủy và ống tủy sẽ được trám bít vĩnh viễn.
Bạn nên đến thăm khám nha khoa khi thấy các dấu hiệu đau răng thành từng cơn, vừa đau vừa buốt hoặc chỉ đau mà không buốt, đau nhẹ tại chỗ hoặc đau xung quanh tổ chức răng để phát hiện viêm tủy và có các phương án điều trị kịp thời. Nếu có chỉ định điều trị tủy bởi các bác sĩ thì bạn nên thực hiện điều trị tủy càng sớm càng tốt để có một nụ cười chắc khỏe bạn nhé.
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
124 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024 3572 7722 | Hotline: 0832 124 124
- Published in Nha Khoa Tổng Quát