GHÉP XƯƠNG TRONG CẤY GHÉP IMPLANT LÀ GÌ? KHI NÀO CẦN GHÉP XƯƠNG?
Một số trường hợp khi cấy ghép implant sẽ được bác sĩ chỉ định cần phải ghép xương. Vậy ghép xương trong Cấy ghép Implant là gì? Thực hiện như thế nào? Có đau không?… Đọc ngay bài viết dưới đây để được giải đáp.
Ghép xương trong cấy ghép implant là gì?
Ghép xương trong cấy ghép implant được xem là phát kiến vượt bậc trong Nha khoa, làm tăng khả năng thành công của các ca Cấy ghép Implant. Nhờ kỹ thuật này mà nhiều khách hàng bị mất răng lâu năm, bị tiêu xương cũng có thể phục hình như mong muốn.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là kỹ thuật bù xương vào phần xương đã bị tiêu trước đó để giữ lại trụ implant. Đây có thể là xương tự thân của khách hàng cũng có thể là xương nhân tạo. Việc ghép xương này cũng hỗ trợ thúc đẩy khả năng sinh xương, tái tạo xương mới của xương hàm.
Có những kỹ thuật ghép xương nào?
Các chuyên gia cho biết, hiện có 4 kỹ thuật ghép xương phổ biến nhất là:
- Ghép xương tổng hợp
- Ghép xương dị chủng
- Ghép xương đồng chủng
- Ghép xương tự thân
Tùy vào tình trạng và mong muốn cũng như điều kiện của mỗi khách hàng khác nhau có thể lựa chọn kỹ thuật ghép xương phù hợp.
Ghép xương trong cấy ghép implant có vai trò gì?
Khi nào cần ghép xương để cấy ghép implant?
Tiêu xương hàm, màng xương mỏng đi do mất răng lâu ngày không được phục hình. Khi chưa mất răng, các tế bào xương sẽ bám chắc vào chân răng nhưng khi mất răng mà không phục hồi luôn trải qua quá trình ăn uống, sinh hoạt lâu ngày sẽ khiến cho thành xương chịu nhiều áp lực dẫn đến mỏng, tiêu đi vì lúc này các tế bào xương không có gì để bám trụ.
Tiêu xương do dùng hàm tháo lắp hoặc bắc cầu răng sứ. Biện pháp này có thể khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ tạm thời trong một thời gian nhưng sử dụng lâu năm do không có chân răng thay thế nên xương hàm vẫn sẽ bị tiêu đi. Ngoài ra, khi xương tiêu đi cũng sẽ dễ gây ra một số bệnh lý răng miệng như: viêm nướu, viêm lợi, sâu răng… dẫn đến nhiễm trùng xương.
Do tình trạng xương hàm không đảm bảo nên để có thể cấy ghép implant phục hình khách hàng buộc phải ghép xương.
Vai trò của thủ thuật ghép xương
- Nâng cao mật độ xương hàm, đảm bảo xương hàm đủ điều kiện để cấy ghép implant
- Gia tăng khả năng tích hợp của trụ implant với xương hàm sau khi cấy ghép
- Nâng cao tuổi thọ của trụ implant
- Gia tăng tỷ lệ thành công khi cấy ghép
Những đối tượng nào cần được ghép xương trước khi cấy ghép implant?
Trường hợp cần chỉ định ghép xương:
- Những người bị tiêu xương hàm nặng, không đủ xương hàm để cấy ghép
- Những người có xương hàm mỏng, yếu bẩm sinh hoặc bị tổn thương sau tác động mạnh
Trường hợp chống chỉ định ghép xương:
- Người mất răng toàn hàm
- Người bị một số bệnh lý như: tim mạch, huyết áp, tiểu đường…
- Người đang hóa trị hoặc xạ trị
- Người nghiện chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
- Người bị mắc các bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm nha chu…
Ghép xương cần đáp ứng những điều kiện nào?
Bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương khi xương hàm đạt một số điều kiện sau:
- Xương hàm của khách hàng có mật độ xương ổn định, kích thước chuẩn, không quá giòn hay quá xốp
- Xương hàm có đủ chiều rộng để cấy ghép implant để khi ghép xương sẽ thúc đẩy quá trình tích hợp giữa xương hàm và trụ implant.
Quy trình ghép xương
Bước 1. Thăm khám lâm sàng
Ở bước này, khách hàng sẽ được thăm khám lâm sàng và tiến hành chụp phim để bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng sức khỏe, tình trạng xương hàm. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
Bước 2. Sát khuẩn và gây tê
Sát khuẩn là điều kiện tiên quyết trước khi tiến hành ghép xương để tránh nhiễm trùng cho khách hàng trong quá trình ghép xương. Gây tê sẽ giúp giảm tối đa cảm giác đau cho khách hàng.
Bước 3. Thực hiện ghép xương
Bác sĩ sẽ tạo vạt niêm mạc và tạo lỗ nhỏ rồi đổ bột xương vào đó. Sau đó gắn một lớp màng xương lên trên và cố định chúng lại.
Bước 4. Đóng vết mổ
Khi đã cố định xong màng xương bác sĩ sẽ đóng vết mổ bằng cách khâu đóng vạt niêm mạc. Đến đây quá trình ghép xương đã kết thúc.
Một số lưu ý cần thiết sau khi thực hiện thủ thuật ghép xương
Để hồi phục tốt nhất sau khi ghép xương, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ trong đúng khoảng thời gian chỉ định (thông thường từ 7 – 10 ngày) để tránh nhiễm trùng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế tác động vào vùng mới được ghép xương, sử dụng bàn chải lông mềm.
- Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn để tránh tình trạng viêm nhiễm ở vùng ghép xương.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Kiêng những đồ quá nóng hoặc quá lạnh để không ảnh hưởng đến vết mổ.
- Liên hệ bác sĩ và đến ngay nha khoa để được xử lý kịp thời nếu vùng xương ghép có những biểu hiện bất thường như: sưng, đau, chảy máu, chảy mủ…
- Published in Tin tức
Ghép xương nâng xoang trong Implant
Ghép xương nâng xoang được chỉ định thực hiện đối với các trường hợp bị thiếu hụt xương khi cấy ghép Implant. Ngày nay cấy ghép Implant nha khoa được coi là phương pháp tối ưu để phục hồi răng đã mất. Đối với những trường hợp đơn giản, thể tích xương hàm còn nhiều, các bác sỹ chỉ cần đặt implant vào xương hàm của bạn rồi sau đó làm phục hình răng giả lên phía trên.
Bên cạnh đó, có những trường hợp không thuận lợi, xương hàm mất nhiều, thiếu hụt thể tích xương để đặt implant thì cần phải thực hiện ghép xương nâng xoang trước, sau đó mới có thể đủ xương để tiến hành đặt Implant vào xương hàm của bạn.
TÌM HIỂU VỀ KỸ THUẬT GHÉP XƯƠNG NÂNG XOANG
-
Ghép xương
Có thể dùng chính xương của bệnh nhân hoặc bột xương nhân tạo để tăng thể tích xương bị thiếu, gia tăng chiều cao của xương hàm, giúp cố định chân răng Implant bền chắc hơn.
Ghép xương chủ yếu có 2 loại, có thể phân chia dựa vào nguồn gốc loại xương được ghép:
- Ghép xương tự thân:Xương được lấy từ chính cơ thể của người bệnh để bù vào vùng cấy ghép implant bị thiếu xương. Các bác sĩ có thể lấy xương vùng góc hàm, vùng cằm hay vùng xương chậu của người bệnh. Kỹ thuật này có ưu điểm lớn là khả năng tích hợp xương tốt, giảm được chi phí vật liệu xương nhân tạo. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải có thêm vùng phẫu thuật.
- Ghép xương nhân tạo:Ngày nay xương nhân tạo cũng có khả năng tích hợp xương tốt và được chế tạo thành các dạng có sẵn. Bác sĩ không cần phẫu thuật lấy xương từ vùng khác của người bệnh. Chính vì vậy kỹ thuật ghép xương nhân tạo sẽ rút ngắn được thời gian phẫu thuật và cũng cho kết quả tốt.
-
Nâng xoang
Được thực hiện đối với những trường hợp xương hàm ở vùng răng trong bị tiêu quá nhiều. Nâng xoang là biện pháp bổ sung thêm xương dưới đáy xoang để có thể cắm Implant mà không ảnh hưởng đến giọng nói và không gây ra các vấn đề về xoang.
Hiện nay, nâng xoang được phân thành 2 loại:
- Nâng xoang kín:Thường được áp dụng cho trường hợp thiếu xương ít. Bác sĩ chỉ cần tạo ra một lối nhỏ để tiếp cận màng xoang hàm trên tại vùng mất răng; sau đó đẩy màng xoang lên cao, cho bột xương từ từ đến khi đạt được thể tích xương mong muốn cho implant.
- Nâng xoang hở:Thường áp dụng khi thiếu xương nhiều. Bác sỹ cần tạo một cửa sổ xương từ phía mặt ngoài xoang hàm rồi đưa xương qua đường đó.
Bạn muốn cấy ghép Implant nhưng không biết mình có cần ghép xương, nâng xoang không?
Tư vấn để được các bác sĩ giải đáp cụ thể
ĐỊA CHỈ GHÉP XƯƠNG, NÂNG XOANG TRONG CẤY GHÉP IMPLANT UY TÍN
Nha khoa Quốc tế DND tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ tại Việt Nam. Mỗi năm chúng tôi tiếp nhận khám và điều trị thành công hàng ngàn ca cấy ghép Implant. Trong đó có không ít ca phức tạp cần ghép xương, nâng xoang.
Đối với những kỹ thuật này, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm, bởi:
- Bác sĩ Trần Hưng với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cấy ghép Implant, phục hình răng thẩm mỹ. Bác sĩ Phạm Nhật Huy có hơn 20 năm là chuyên gia phục hình răng thẩm mỹ. Bác sĩ Phạm Nhật Huy là một trong những bác sỹ đầu tiên đưa công nghệ cấy ghép Implant vào ứng dụng tại Việt Nam. Hai bác sĩ sẽ là những người trực tiếp thăm khám, chỉ định phác đồ điều trị và chịu trách nhiệm chính trong suốt quá trình thực hiện cấy ghép Implant cho khách hàng.
- Trong quá trình thực hiện cấy ghép Implant, chúng tôi sử dụng máy chụp X quang Cone Beam CT 3D và Panorex, phần mềm phân tích Simplant… tất cả đều được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ và các nước châu Âu. Hỗ trợ quá trình cắm Implant chính xác trong thời gian ngắn.
- Phòng khám được xây dựng theo mô hình Dental Clinic chuẩn Châu Âu, các chuyên khoa được bố trí riêng biệt, môi trường vệ sinh vô khuẩn, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.
- Sau khi thực hiện cắm Implant, bệnh nhân còn được các bác sĩ tư vấn cách chăm sóc răng miệng để có thể giữ tuổi thọ của răng một cách tối đa.
Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật ghép xương và nâng xoang trỏng cấy ghép Implant. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề răng miệng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách:
- Gọi điện thoại đến số024.3572.7722 – Hotline: 0832.124.124
- Chat trực tuyến với nhân viên tư vấn thông qua [Tư vấn online] để được giải đáp thắc mắc
- Comment hoặc Inbox tại địa chỉ facebook Nha khoa Quốc tế DND
- Đến trực tiếp địa chỉ 157 Bùi Thị Xuân – Hai Bà Trưng – Hà Nội. để được các bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn.
Bảng Giá Ghép Xương, Nâng Xoang Trong Implant
- Published in Cấy Ghép Răng Implant