5 HẬU QUẢ CỦA LÀM RĂNG SỨ KÉM CHẤT LƯỢNG MÀ BẠN CẦN BIẾT
Phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ hiện đang rất phổ biến vì ai cũng muốn sở hữu một hàm răng đẹp, trắng sáng để tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, chính vì nhu cầu của khách hàng lớn như vậy mà nhiều cơ sở kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều với hình thức quảng cáo tinh vi. Điều này gây ra những hậu quả của làm răng sứ khiến khách hàng “tiền mất tật mang”.
Hậu quả của làm răng sứ kém chất lượng
-
Răng bị vỡ, nứt
Bọc răng sứ thẩm mỹ đòi hỏi phải trải qua quá trình mài răng và lắp răng tạm thời. Tuy nhiên, nếu sử dụng răng lắp tạm kém chất lượng hay mài răng quá mức cho phép sẽ gây tổn thương đến răng, dẫn đến răng bị nứt vỡ sau một thời gian ăn nhai.
Bên cạnh đó, các loại răng sứ giá rẻ, có độ cứng và độ bền kém sẽ không bảo vệ tốt răng thật của bạn trong quá trình ăn nhai nên cũng có thể dẫn đến tình trạng răng thật bị nứt, vỡ. Do đó, bạn cần phải tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề cao để thực hiện.
Các loại răng sứ giá rẻ, chất lượng kém có thể khiến răng bị vỡ, nứt
-
Răng đau nhức, ê buốt
Không ít bệnh nhân đến với Nha khoa Quốc tế DND trong tình trạng răng đã được bọc sứ hoàn chỉnh nhưng vẫn có cảm giác răng bị khó chịu, đau nhức. Đây cũng chính là một trong những hậu quả của làm răng sứ hiện nay.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do trước đó bạn mắc phải các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… nhưng chưa được nha khoa chữa trị cẩn thận hay nha sĩ có chuyên môn yếu kém. Trong trường hợp này, bạn cần đến bác sĩ ngay để được thăm khám và có phương pháp điều chỉnh thích hợp.
-
Bọc sứ bị đen hoặc bị rơi ra
Men răng dưới lớp vỏ bị mòn không chỉ tạo lỗ hổng cho vi khuẩn chui vào gây sâu răng mà còn khiến răng sứ lung lay dẫn đến rơi hẳn ra. Răng sứ bị đen ở viền cũng là hậu quả của làm răng sứ thường gặp do răng sứ bị trộn sứ với kim loại hoặc sử dụng chất liệu kém chất lượng. Điều này gây mất tự tin và thẩm mỹ cho bệnh nhân.
-
Răng thật và tủy răng bị tổn thương
Tủy răng bị tổn thương là một trong các hậu quả của làm răng sứ
Tủy răng bị tổn thương hay thậm chí là chết tủy răng là một trong các tác hại khôn lường của việc bọc răng sứ thẩm mỹ vì có thể làm chết răng vĩnh viễn. Không những vậy, do liên quan đến thần kinh tủy nên răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ ê buốt khi ăn đồ quá lạnh hay quá nóng.
-
Xâm hại đến răng thật nếu răng ban đầu sai lệch quá nặng
Hình dáng của răng sau khi đã mài đi sẽ không bao giờ có thể phục hồi được nữa. Từ đó, cấu trúc của hàm răng cũng sẽ thay đổi vĩnh viễn. Đây là yếu tố bạn cần cân nhắc kĩ nếu răng bạn có tình trạng bị hô, móm, khấp khểnh nặng. Bởi vì với tình trạng răng như vậy, nếu muốn bọc sứ thì sẽ phải xâm lấn nhiều đến răng thật, khiến răng thật bị yếu đi. Do đó, trong trường hợp này, bạn nên niềng răng thay vì bọc răng sứ thẩm mỹ.
Biểu hiện thường gặp sau khi làm răng sứ
Sau khi làm răng sứ, bệnh nhân rất có thể sẽ gặp những biểu hiện sau đây. Những biểu hiện này thường không đáng ngại gì đến sức khỏe hàm răng của bạn và sẽ tự khỏi sau đó một vài ngày. Tuy nhiên, nếu những tình trạng này kéo dài (hơn 1 tuần) và có xu hướng nghiêm trọng hơn, bạn nên đến nha khoa để được nha sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
Một số biểu hiện thường gặp sau khi làm răng sứ bao gồm:
-
Ê buốt răng
Ê buốt răng thường kéo dài trong 24 giờ đầu tiên sau khi gắn mão răng sứ bởi trước khi bọc sứ, bác sĩ sẽ mài đi một phần bề mặt răng. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng chất gắn kết chuyên dụng trong nha khoa (cement) để kết dính mão sứ với bề mặt răng. Khi đông cứng, chất kết dính đó sẽ kích ứng cùi răng gây ra cảm giác ê buốt. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ hết hẳn sau 1 – 2 ngày thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ.
Ê buốt răng thường kéo dài trong 24 giờ đầu tiên, sau đó dần biến mất
-
Viền lợi thâm, có màu hơi tái nhẹ
Đây không phải là đen viền nướu răng, mà nó chỉ là xuất hiện nhất thời và sẽ biến mất sau đó vài ngày.
-
Ngứa răng (ngứa vùng nướu răng)
Hiện tượng này xảy ra do mài cùi răng nướu sâu hơn 1mm nhằm tránh tình trạng thức ăn bị nhét vào và đen cổ răng. Chứng ngứa răng sẽ gây ra cảm giác hơi khó chịu ở vùng nướu trong khoảng 1 tuần đầu sau khi thực hiện gắn răng sứ lên cùi răng.
-
Cảm giác vướng víu khi ăn nhai, sinh hoạt
Bệnh nhân sẽ có cảm giác không thoải mái, vướng víu trong ăn nhai. Đó là biểu hiện sau khi bọc răng sứ rất dễ gặp phải do thay đổi lực nhai không giống như trước, việc cắn xé ăn phải thức ăn quá cứng hay quá dai sẽ khiến bạn không thoải mái. Tuy nhiên, sau khi làm quen dần với hàm răng mới, bạn sẽ quen với cảm giác này và không thấy vướng víu nữa.
Sau bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết được những hậu quả của làm răng sứ mang lại. Do đó, hãy chọn cơ sở làm răng uy tín như Nha khoa Quốc tế DND trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi gì trên hàm răng của mình.
- Published in Tin tức
BẬT MÍ: LÀM RĂNG SỨ CÓ HẾT HÔ KHÔNG?
Răng hô không chỉ ảnh hướng lớn đến nét duyên dáng và sự cân đối của tổng thể khuôn mặt mà nó còn làm cho khả năng cắn, nhai thức ăn bị giảm đi so với hàm răng bình thường. Đây cũng là nguyên nhân mà nhiều khách hàng muốn cải thiện tình trạng răng hô, nhưng bên cạnh đó họ còn muốn quá trình cải thiện đó diễn ra nhanh và không gây đau. Nếu bạn cùng chung mong muốn trên và đang tìm hiểu về phương pháp bọc răng sứ để hàm răng hài hòa hơn thì bài viết sau sẽ giúp bạn không còn loay hoay tìm đáp án cho câu hỏi: Làm răng sứ có hết hô không?, hãy theo dõi nhé!
Như thế nào là răng hô?
Răng hô hay răng vẩu đều có biểu hiện là hàm răng trên chìa ra bên ngoài quá nhiều, khiến cho khuôn mặt bạn mất đi sự hài hòa. Răng hô có thể do những thói quen xấu lúc nhỏ hoặc do di truyền, nếu bạn không cải thiện sớm thì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Làm răng sứ có hết hô không?
Hẳn là các bạn đã quá quen với phương pháp niềng răng đối với răng hô, nhưng bên cạnh đó còn nhiều phương pháp khác để khắc phục tình trạng này như: bọc răng sứ chữa hô, phẫu thuật hàm hô,… tùy theo mức độ răng hô nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp.
Đối với trường hợp bọc răng sứ cho răng hô thì các bác sĩ sẽ mài lớp răng thật tạo thành những trụ răng để gắn mão răng sứ bên ngoài. Tuy vậy, phương pháp này chỉ thích hợp với những bạn bị hô hai răng cửa, hoặc hô nguyên hàm nhưng ở mức độ nhẹ vì phương pháp này chỉ giúp thẩm mỹ và làm hai hàm trông cân xứng với nhau hơn chứ không làm thay đổi cấu trúc xương hàm, lực cắn.
Chúng tôi khẳng định lại, bọc răng sứ có thể giúp cải thiện tình trạng hô nhẹ, còn những trường hợp hô nhiều, không có lực cắn và nhai nghiền thức ăn thì bạn cần lựa chọn các phương pháp khác như niềng răng, phẫu thuật chỉnh hàm,…
Bên cạnh đó, những bạn không muốn răng bị mài do bẩm sinh răng đã yếu thì không nên lựa chọn phương pháp bọc răng sứ để tránh tình trạng răng yếu thêm.
Điểm mạnh của phương pháp bọc răng sứ chữa hô
- Bọc răng sứ chữa hô giúp bạn có nụ cười tươi tắn, hàm răng đều đẹp trong thời gian ngắn, không đau như phương pháp niềng hoặc phẫu thuật hàm.
- Có lớp răng sứ bên ngoài giúp bảo vệ răng thật khỏi những tác động của yếu tố bên ngoài.
- Cải thiện luôn tình trạng răng ố vàng, xỉn màu hay nứt mẻ,… thay vào đó là màu sứ trắng sáng, làm tăng độ tự tin khi bạn giao tiếp với người khác. Còn với các phương pháp khác thì chỉ cải thiện cấu trúc xương hàm, không thể cải thiện màu răng.
- Tuổi thọ của răng sứ nếu được chăm sóc đúng cách có thể lên đến 10 năm, 20 năm, thẩm chí 30 năm.
Chăm sóc răng miệng như thế nào sau khi thực hiện bọc răng sứ chữa hô?
- Sau khi bọc răng sứ, hàm răng trông rất hài hòa và đẹp hơn nhưng không vì vậy mà bạn lơ là trong vấn đề vệ sinh cho răng miệng. Bạn nên lưu ý những điều sau đây để kéo dài tuổi thọ cho răng sứ:
- Mỗi ngày nên đánh răng ít nhất là 2 lần, sử dụng lông bàn chải loại nhuyễn và mềm để có thể lấy hết thức ăn thừa bám vào răng sứ.
- Sử dụng chỉ khoa sau khi ăn uống hoặc khi cảm thấy có vật gì dính vào khe răng thay cho tăm tre như trước để răng luôn khít.
- Khám răng theo lịch của bác sĩ để phát hiện những bất ổn và được tư vấn cách xử lý kịp thời.
Địa chỉ điều trị răng hô bằng cách bọc sứ uy tín hiện nay
Cho dù là phương pháp đơn giản hay khó thì khi tác động đến cái răng cái tóc thì yêu cầu của khách hàng cũng rất cao vì sẽ quyết định đến vẻ bên ngoài và sức khỏe. Do đó mong muốn đặt niềm tin vào một nơi uy tín là điều mà khách hàng nào cũng có.
Nha khoa quốc tế DND đã phục vụ rất nhiều khách hàng trên khắp cả nước, nhất là khu vực miền Bắc vì chúng tôi có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp luôn tận tâm hỗ trợ khách hàng, máy móc luôn được cập nhật tối tân nhất.
Nha khoa quốc tế DND luôn cố gắng mang đến cho bạn những phương pháp làm đẹp hiện đại cùng sản phẩm chất lượng mà còn mức giá vô cùng hợp lý. Đội ngũ bác sĩ cùng kỹ thuật viên tại Nha khoa quốc tế DND luôn đặt vẻ đẹp và giá trị khách hàng nhận được lên đầu tiên nên đừng ngần ngại liên hệ hoặc đến trực tiếp các chi nhánh của chúng tôi để được thăm khám nhé.
- Published in Tin tức
LÀM RĂNG SỨ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Một hàm răng đẹp không những mang lại cái nhìn thẩm mỹ cho chúng ta mà còn thêm phần tự tin trong cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn có một hàm răng đẹp, nhưng với sự phát triển của công nghệ, các phương pháp thẩm mỹ răng dần xuất hiện giúp phái đẹp. Trong đó bọc răng sứ là phổ biến nhất, tuy nhiên liệu làm răng sứ có nguy hiểm không? Để trả lời, mời bạn theo dõi bài viết này.
Khái quát về làm răng sứ (bọc răng sứ):
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng phổ biến nhất hiện nay, phương pháp này không những phục hồi chức năng thẩm mỹ khi khiến răng trông đầy đặn và đều hơn mà còn phục hồi chức năng cơ bản của răng trong việc nhai, căn. Phương pháp bọc răng giả dựa trên cơ sở lý thuyết tạo một lớp răng sứ bên ngoài bảo vệ phần cùi răng đã được mài nhỏ, răng sứ được gắn cố định trên nướu và thay thế cùi răng thật thực hiện các chức năng trong sinh hoạt.
Những trường hợp sau đâu được kiến nghị bọc răng sứ:
+ Răng mất chức năng thẩm mỹ: bị mòn, bị sâu hại nặng, bị nứt…
+ Răng không đều gây lệch cấu trúc hàm.
+ Răng khiến hàm bị hô hay móm ở mức độ nhẹ.
+ Răng mất chức năng cơ bản: bị vỡ, mọc lệch.
Đôi nét về răng sứ:
Răng sứ là loại răng giả bền vững bậc nhất hiện nay nhờ vào nguyên liệu chính là sứ. Răng sứ có màu sắc, độ bền giống với răng thật, dùng để thay thế và bảo vệ răng thật trong một trong các trường hợp đã liệt kê ở phần trên.
Trên thị trường hiện nay tồn tại hai loại răng sứ theo nhu cầu:
+ Răng sứ cố định: Đây là loại răng được gắn cố đinh trên nướu bằng xi-măng chuyên dụng.
+ Răng sứ tháo lắp: Ngược với loại cố định, đây là loại răng sứ có thể tháo lắp ra khỏi hàm khi không sử dụng nữa.
Có nên làm răng sứ không và làm răng sứ có nguy hiểm không?
Câu trả lời cho cả hai câu hỏi này là tùy vào cơ địa và tình hình răng của bạn.
Đối với quyết định có nên làm răng sứ hay không, ở phần trên chúng tôi đã có đề câp đến các trường hợp được khuyến nghị nên đi bọc răng sứ, trong đó chúng tôi lưu ý hai trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là răng bị sâu hại nặng và răng bị nứt, vỡ, bởi vì đây là hai tình trạng gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh hoạt và thậm chí gây nên các vấn đề về răng miệng như nhiễm khuẩn.
Đối với câu hỏi “Làm răng sứ có nguy hiểm không”, chúng tôi mời bạn tham khảo một số hậu quả khi làm răng sứ.
Một số hậu quả khi làm răng sứ:
- Viêm nướu: Nguyên nhân của việc này đến từ việc mài răng không cẩn thẩn gây ảnh hưởng đến nướu hoặc lựa chọn loại răng sứ kém chất lượng, không phù hợp với cùi răng.
- Viêm tủy răng gây ê buốt: Một trong các biến chứng nguy hiểm nhất của quá trình sửa soạn răng là việc có thể gây viêm tủy, tệ hơn là chết tủy gây chết răng thật. Trong trường hợp viêm tủy răng, răng bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn và răng sứ bao ngoài dễ dàng thành một chất dẫn nhiệt gây ê buốt cho bạn.
- Tổn thương răng thật, răng thật bị nứt, vỡ: Việc sửa soạn răng làm răng mất đi cấu trúc cân bằng tự nhiên, chính vì thế răng thật có thể bị tổn thương sâu, thậm chí nứt, vỡ gây đau đỡn và các vấn đề răng miệng kèm theo.
- Lệch cấu trúc hàm: Nếu bác sĩ chỉnh hình răng còn non tay sẽ gây nên việc hàm bị lệch do các răng sứ gắn vào các vị trí chưa đúng với ban đầu. Khi bị lệch cấu trúc hàm, việc nhai lại của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Lưu ý khi làm răng sứ:
- Chọn nha khoa uy tín và đáng tin cậy: Các hậu quả chúng tôi vừa nêu ra phần lớn đến từ việc tay nghề bác sĩ còn yếu, chính vì thế, việc bạn cần lưu ý hàng đầu là xem xét và lựa chọn một nha khoa uy tín. Song, Nha khoa Quốc tế DND chúng tôi luôn tự tin về chất lượng uy tín để đảm bảo các hậu quả trên ở mức tối thiểu.
- Lựa chọn răng sứ phù hợp và chất lượng: Nguyên nhân thứ hai gây nên các hậu quả trên đến từ việc chọn răng sứ không chất lượng, ở trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn chọn loại răng sứ cố định chất liệu toàn sứ để vừa bền và vừa bảo đảm an toàn răng miệng.
- Tuân thủ các quy định trước và sau khi bọc răng sứ: Bọc răng sứ ảnh hưởng trực tiếp đến răng, đến nướu và hàm nên việc thực hiện đúng các quy tắc là điều cần thiết để tránh các hậu quả ngoài ý muốn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Làm răng sứ có nguy hiểm không?”. Nếu có cơ hội, mong gặp bạn tại phòng khám Nha khoa Quốc tế DND để được tư vấn và đưa ra giải pháp phù hợp cho vấn đề của bạn nhé!
- Published in Tin tức
CÙNG TÌM HIỂU: LÀM RĂNG SỨ RỒI CÓ NIỀNG ĐƯỢC KHÔNG?
Đây hiện là mối quan tâm của rất nhiều bạn: Làm răng sứ rồi có niềng được không? Khi đã làm răng sứ nhưng nơi thực hiện không có chuyên môn cao nên tình trạng răng của bạn không cải thiện như mong muốn và bạn muốn niềng răng để hàm răng trở nên duyên dáng hơn. Nếu đây cũng là vấn đề bạn đang muốn tìm hiểu thì hãy theo dõi bài chia sẻ từ Viện nha khoa quốc tế DND sau đây nhé.
Tại sao lại thực hiện niềng răng sau khi đã bọc răng sứ?
Có rất nhiều bạn chưa thực sự hiểu về các phương pháp thẩm mỹ cho răng và cũng không được bác sĩ giải thích kỹ càng hướng phục hồi tốt nhất đối với tình trạng răng. Dẫn đến các bạn phân vân không biết nên niềng trước hay bọc răng sứ trước hoặc có suy nghĩ bọc răng sứ là có thể khắc phục hết mọi vấn đề của răng.
Viện nha khoa quốc tế DND đã chia sẻ rất nhiều về việc bọc răng sứ, bạn có thể tìm đọc thêm nhé. Ở bài viết này chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng bọc răng sứ chỉ nên áp dụng đối với tình trạng răng móm hoặc hô nhẹ.
Nếu bạn cần thay đổi cấu trúc hàm răng để trở nên gọn gàng và đều đẹp hơn thì bọc sứ không thể giúp bạn đạt được như ý muốn. Mà bạn cần thực hiện niềng răng để giúp cấu trúc các hàm đi theo hướng đã được tính toán. Vì vậy mà nhiều bạn sau khi bọc răng sứ nhưng không hài lòng nên muốn thực hiện thêm phương pháp niềng răng.
Phân biệt hai phương pháp: Bọc răng sứ và Niềng răng
Phương pháp bọc răng sứ
Bọc răng sứ giúp bạn phục hồi lại các khuyết điểm của răng như răng bị gãy, bị mẻ, ố vàng, xỉn màu, răng mọc thưa hay lệch lạc, hô hay móm ở dạng nhẹ,… Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ mài đi lớp răng thật chỉ để lại cùi răng và lắp mão sứ đã được đo lường kích thước thích hợp với chiếc răng tại vị trí cần lắp, sau đó cố định lại cho chắc chắn.
Phương pháp niềng răng
Niềng răng là cách bác sĩ sẽ sử dụng dây cung cùng mắc cài trên bề mặt răng và tính toán lực kéo sao cho hàm răng về vị trí mong muốn. Niềng răng chỉ cải tạo được cấu trúc hàm răng, giúp tổng quan gương mặt được gọn gàng và đẹp hơn nhưng lại không phục hồi được diện mạo của những chiếc răng.
Câu trả lời cho vấn đề: Làm răng sứ rồi có niềng được không?
Trường hợp đã bọc răng sứ nhưng không cải thiện được tình trạng răng như ý muốn của bạn thì vẫn có thể niềng răng để kéo cấu trúc đến vị trí thích hợp. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kĩ địa chỉ có chuyên môn cao để đến thăm khám và thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Cần các yếu tố gì để niềng răng đã bọc sứ hiệu quả?
Có một vài yếu tố bạn nên đảm bảo để quá trình niềng răng được thành công, như là:
- Đầu tiên, răng đã được bọc sứ càng ít càng tốt. Vì như đã chia sẻ, khi niềng răng các bác sĩ sẽ gắn mắc cài trực tiếp lên răng nên các bạn đã bọc hết hàm răng bằng răng sứ không nên niềng răng vì có thể gây vỡ, hay bung mão sứ và ảnh hưởng luôn đến răng thật của bạn
- Mão sứ phải là loại có chất lượng tốt để tránh bị lực kéo của dây cung khi niềng làm hư bể.
- Cùi răng còn chắc và mão sứ phải khít với cùi răng để hạn chế trường hợp mão sứ bị rớt ra hoặc răng không di chuyển theo đúng dự kiến. Mặt khác, răng thật sẽ bị đau nhức, khó chịu nếu mão sứ không ôm khít.
- Răng đã bọc sứ không thể có độ bám giống như răng thật vì thế bạn nên lựa chọn nơi có bác sĩ tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại thì niềng răng đã bọc sứ mới đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời vẫn bảo vệ được răng thật bên trong.
- Thăm khám theo đúng như dặn dò của bác sĩ và thực hiện các bước vệ sinh răng miệng giống với hướng dẫn để quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ.
- Kiêng các thức ăn có độ cứng và cả những thức ăn quá ngọt, quá chua hay giàu tinh bột để răng không bị sâu.
Chúng tôi vừa giải đáp các vấn đề xung quanh thắc mắc: Làm răng sứ rồi có niềng được không? Nếu bạn còn lo lắng không biết tình trạng răng hiện tại nên thực hiện phương pháp thẩm mỹ vào và thực hiện ở đâu uy tín chất lượng thì Viện nha khoa quốc tế DND luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí trực tuyến hoặc bạn có thể đến viện để được thăm khám và xác định phương pháp giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.
- Published in Tin tức