TRỒNG RĂNG IMPLANT : TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC PHÉP VÀ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng được xem là toàn diện nhất hiện nay cho các trường hợp mất răng. Sau khi trồng răng Implant, bệnh nhân có thể ăn nhai như răng thật, hoàn chỉnh khớp nhai, cân đối gương mặt và thẩm mỹ. Tuy nhiên, những trường hợp nào được chỉ định và chống chỉ định trồng răng Implant, hãy cùng Nha khoa Quốc tế DND tìm hiểu nhé!
Trồng răng Implant là gì?
Trồng răng Implant được thực hiện bằng cách cấy ghép trụ Implant, được làm bằng titanium nguyên chất vào trong xương hàm thay thế phần chân răng đã bị mất. Sau khi quá trình trụ Implant tích hợp với xương hàm hoàn chỉnh, phần mão sứ sẽ được lắp lên trụ của Implant đó – tạo ra chiếc răng giả hoàn hảo như răng thật mà không xâm lấn đến những chiếc răng thật khác.
Cấu tạo răng Implant bao gồm:
- Trụ implant: là phần được đặt cố định vào xương hàm, như một chân răng thật. Tùy vào kích thước xương, tình trạng xương, vùng răng mà bác sĩ sẽ chọn loại Implant có kích thước phù hợp.
- Abutment: cùi phục hình trên implant. Abutment được gắn với trụ implant bằng ốc vít có vai trò nâng đỡ mão răng sứ hoặc cầu răng.
- Phục hình: răng sứ, mão hoặc cầu răng sẽ được gắn cố định vào abutment.
Chỉ định và chống chỉ định trồng răng Implant
Chỉ định trồng răng Implant
Trồng răng Implant có thể áp dụng được cho tất cả các trường hợp mất răng, từ mất một vài răng đơn lẻ cho đến mất toàn bộ răng và không mắc các bệnh nằm trong mục chống chỉ định.
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện trồng răng Implant nếu bệnh nhân có nhu cầu và thuộc những trường hợp như:
Răng hư hỏng cần phải nhổ bỏ
Trong trường hợp này, răng cần được nhổ bỏ sớm để tránh bệnh lý của răng làm tiêu xương hàm. Đồng thời, khi thực hiện nhổ răng bác sĩ cần có kỹ thuật tốt để không làm tổn thương xương ổ răng. Sau khi nhổ răng bạn hãy trồng răng Implant để đảm bảo không gặp khó khăn trong sinh hoạt hay thẩm mỹ.
Răng bị nha chu nghiêm trọng
Khi răng đã bị nha chu không thể giữ được hoặc không thể vệ sinh tốt được thì bạn nên nhanh chóng nhổ đi để tránh nhiễm trùng và tiêu xương lan rộng. Sau đó, hãy trồng răng Implant ngay để ngăn tình trạng tiêu xương kéo dài. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng xương hàm của bạn trước khi thực hiện trồng răng Implant, nếu cần thiết bác sĩ sẽ ghép xương hàm cho bạn. Sau một vài tháng xương hàm ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành trồng răng Implant.
Mất răng lâu ngày
Việc để trống hàm quá lâu có thể khiến tiêu xương, tụt lợi. Khi đó, phương pháp trồng răng Implant sẽ là giải pháp tối ưu để phục hình răng cho bạn. Nếu bị tiêu xương, bạn có thể phải tiến hành phẫu thuật nâng xoang ghép xương trước khi trồng răng Implant.
Mất nhiều răng cạnh nhau
Nếu sử dụng hàm tháo lắp hoặc làm cầu răng sứ thì việc tiêu xương hàm là không tránh khỏi. Do đó, khi mất nhiều răng cạnh nhau nên trồng răng Implant. Trường hợp này có thể trồng ít trụ Implant hơn số răng bị mất để tiết kiệm chi phí. Bác sĩ sẽ tính toán kỹ số lượng trụ tối thiểu để đảm bảo lực nhai không quá tải trên Implant.
Mất răng toàn hàm
Trường hợp này cần cấy ghép Implant để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ thực hiện kĩ thuật All-On-6 hoặc All-on-8 để phục hình toàn hàm. Thời gian để cấy ghép Implant toàn hàm khoảng 1 -3 tháng, tùy cơ địa từng người. Nếu bệnh nhân bị tiêu xương hoặc mất xương hàm thì cần thời gian lâu hơn.
Chống chỉ định của trồng răng Implant
Chống chỉ định tuyệt đối
- Bệnh nhân dưới 16 tuổi. Đây là giai đoạn xương hàm các em còn đang phát triển và chưa hoàn chỉnh, ổn định; việc can thiệp các biện pháp chỉnh nha có thể dẫn tới rối loạn dương hàm, tác động không được tốt đến cấu trúc khuôn mặt của các em sau này.
- Bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai. Bởi Trồng răng Implant bệnh nhân sẽ được chỉ định một số loại kháng sinh, kháng viêm… chúng sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
- Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, xuất huyết giảm tiểu cầu, máu khó đông… Những trường hợp này thường khó cầm máu khi cắm Implant, và ảnh hưởng tới quá trình tích hợp của Implant với xương.
Chống chỉ định tương đối.
- Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm quanh chân răng, sâu răng, viêm nướu hoặc có một ổ nhiễm trùng bất kỳ trong khoang miệng. Bệnh nhân cần điều trị thật tốt trước khi tiến hành trồng răng Implant, nếu không quá trình viêm nhiễm sẽ gây viêm quanh trụ Implant và thất bại.
- Thiếu thể tích và chất lượng xương khiến xương không đạt yêu cầu trồng răng Implant cần thiết. Trường hợp này thường gặp ở các bệnh nhân mất răng lâu ngày, đặc biệt là ở hàm trên, không điều trị phương pháp phục hình thích hợp gây tiêu xương. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bác sĩ có thể thực hiện ghép xương, nâng xoang hàm cho bạn để tăng thể tích xương trước khi cắm ghép. Xương sẽ được đầy đặn, chắc khỏe đạt yêu cầu cấy ghép.
- Cao huyết áp và tiểu đường đơn thuần. Bệnh nhân cần điều trị huyết áp và tiểu đường ổn định trước khi trồng răng Implant nha khoa.
- Hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá sẽ làm chậm quá trình lành thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm hỏng quá trình tích hợp xương.
Với đội ngũ y bác sĩ được đào tạo xuất sắc và từng thực hiện hàng nghìn ca với tỉ lệ thành công 100%, Nha khoa Quốc tế DND là một lựa chọn hoàn hảo để tới trồng răng Implant, mang đến cho bệnh nhân dịch vụ tốt nhất, trải nghiệm dễ chịu nhất.
Nha khoa Quốc tế DND được công nhận đạt chuẩn Y tế, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, chất lượng cao, hỗ trợ tốt nhất cho bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị:
- Hệ thống máy cấy ghép cùng phòng cắm Implant riêng biệt
- Hệ thống máy chụp 3D Orthophos SL mang lại kết quả khám chính xác cho từng bệnh nhân
- Cam kết vô khuẩn tuyệt đối nhờ phòng tiệt trùng riêng biệt với 3 bước tiệt trùng đạt tiêu chuẩn máy khử khuẩn Melag với tiêu chuẩn khử khuẩn cao nhất của liên minh Châu Âu.
- Hệ thống ghế khám riêng biệt đảm bảo sự riêng tư, sạch sẽ và thoải mái cho từng khách hàng.
- Published in Tin tức
MẤT RĂNG CỬA VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ
Mất răng cửa là điều chẳng ai mong muốn vì chiếc răng này nằm ở vị trí dễ thấy nhất trên khuôn mặt. Tuy nhiên, sự tiến bộ của các kĩ thuật trong Nha khoa có thể giúp bạn nhanh chóng khắc phục được khuyết điểm này.
Răng cửa có vai trò gì trong sinh hoạt?
Cắn xé thức ăn
Đây là nhiệm vụ chính của răng cửa. Răng cửa giúp cắn và cắt nhỏ thức ăn thành từng mảnh nhỏ, nhờ đó, quá trình nhai, nghiền thức ăn diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
Ổn định phát âm
Khả năng phát âm phụ thuộc khá lớn vào sự tồn tại của răng cửa. Mất 1 hay 4 răng cửa đều khiến việc phát âm không được tròn vành rõ tiếng.
Làm đẹp cho khuôn mặt
Răng cửa nằm ở vị trí dễ thấy nhất trên khuôn mặt, luôn lộ ra khi cười, nói. Vì vậy, người khác dễ phát hiện các vấn đề ở răng cửa của bạn hơn các răng khác. Nếu bị mất răng, bạn sẽ cảm thấy ngại ngùng khi gặp gỡ, trò chuyện với mọi người, đồng thời vẻ đẹp của gương mặt cũng giảm đi đáng kể.
Mất răng cửa ảnh hưởng như thế nào?
Khó ăn nhai
Dù bị mất răng cửa hay bất kỳ vị trí nào khác trên răng đều khiến bạn khó khăn hơn khi ăn nhai. Lực nhai giảm sút, không thể nghiền nhỏ thức ăn sẽ làm hạn chế hấp thu dinh dưỡng ở dạ dày và ruột. Điều này gây ra nguy cơ bệnh về đường tiêu hóa.
Không chỉ vậy, khi bị mất răng, bạn bắt buộc phải sử dụng đồ ăn mềm hơn, gây ra tình trạng chán ăn, cơ thể mệt mỏi.
Ảnh hưởng tới các răng còn lại
Khi các răng đầy đủ, chúng sẽ nâng đỡ nhau, hỗ trợ nhau cắn xé khiến cho lực nhai được trải đều. Nhưng nếu bị mất 1 răng hoặc 2 răng cửa thì răng đối diện sẽ mất đi lực nâng đỡ, chúng có xu hướng trồi lên vào khoảng trống do răng bị mất gây ra. Lâu dần không khắc phục sẽ gây ra mỏi hàm, đau khớp thái dương hàm.
Lão hóa sớm
Xương hàm nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Do đó, nếu để tình trạng mất răng cửa kéo dài sẽ làm tiêu xương, hóp má, vùng da xung quanh miệng có nếp nhăn sẽ khiến khuôn mặt trông già hơn, lão hóa sớm hơn.
Tiêu xương hàm
Lực nhai tác động lên răng gây ra sự kích thích đối với vùng xương hàm xung quanh răng, đảm bảo duy trì mật độ xương. Nếu mất răng, lực tác động này không còn, xương hàm bị tiêu bớt.
Đau đầu
Khi răng cửa mất đi, các răng bên cạnh sẽ bị nghiêng theo khiến lực nhai tác động thiếu ổn định, ảnh hưởng đến dây thần kinh nối hai xương hàm, gây chứng đau đầu.
Cách khắc phục trường hợp mất răng cửa
Một số phương pháp điều trị tình trạng mất răng cửa phổ biến hiện nay là làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant. Tuy nhiên, so với phương pháp làm cầu răng sứ thì cấy ghép Implant có nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả:
- Cấy ghép Implant có tính thẩm mỹ rất cao bởi mão sứ chụp lên trụ Implant được làm từ chất liệu sứ cao cấp có màu sắc trong và đẹp giống như răng thật.
- Răng cấy ghép Implant có độ chịu lực tốt, gấp nhiều lần răng thật. Vì thế, không sợ sâu răng hay vỡ răng.
- Răng cấy ghép Implant được làm từ chất liệu cao cấp từ trụ răng cho đến mão sứ nên răng Implant có tuổi thọ rất cao. Thậm chí là trọn đời nếu răng Implant được chăm sóc tốt.
Có nhiều ưu điểm như vậy nên cấy ghép Implant chính là phương pháp khắc phục tình trạng mất răng cửa tốt nhất mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn để thực hiện.
Xem thêm: NÊN CẤY GHÉP IMPLANT KHI NÀO?
- Published in Tin tức
NÊN CẤY GHÉP IMPLANT KHI NÀO?
Cấy ghép Implant là phương pháp tối ưu nhất hiện nay dành cho người bị mất 1 hoặc nhiều răng. Bạn nên thực hiện cấy ghép sớm nhất có thể để tránh tình trạng tiêu xương và ảnh hưởng tới các chức năng ăn nhai của cơ miệng.
Có thể cấy ghép Implant ngay khi mới mất răng?
Cấy ghép Implant ngay lúc mới mất răng, hay còn gọi là Tải lực tức thì được thực hiện nếu ổ răng còn nguyên vẹn, các phần mô, nướu xung quanh đủ điều kiện.
Thời điểm này thường được lựa chọn cho vùng răng cửa. Bởi những răng này chỉ có một chân răng, trụ Implant có thể đặt vào vị trí chân răng vừa nhổ sau.
Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi bác sĩ chuyên môn cao, có thể tiên lượng được chính xác vị trí, mức độ lành lặn của mô nướu để quyết định đặt trụ Implant.
Cấy Implant sau khi mất răng từ 1-3 tháng
Cấy ghép implant sau khi mất răng 1 – 3 tháng nhằm đợi sự hồi phục của nướu và xương sau khi có sự can thiệp. Cấy ghép Implant vào thời điểm này giúp bác sĩ có thể ghép xương dễ dàng hơn nếu cần thiết vì đã có đầy đủ mô mềm để che phủ phần xương ghép (mô mềm che phủ hoàn toàn vùng xương ghép là yếu tố bắt buộc để cho sự ghép xương thành công).
Với các trường hợp mất răng lâu ngày, lâu năm thì cần được thăm khám chi tiết, chụp film 3D để xác định mật độ xương hàm, nếu không đủ điều kiện có thể tiến hành nâng xoang ghép xương trước khi cấy ghép Implant.
Như vậy, thời điểm thích hợp để cấy ghép Implant phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sức khỏe của khách hàng, tình trạng xương ổ sau khi mất răng, vị trí răng mất, tài chính của khách hàng, loại trụ Implant sử dụng và thời gian cho phép của khách hàng… Do đó cần có sự thảo luận giữa bác sĩ và khách hàng trong từng tình huống cụ thể để chọn thời điểm đặt Implant thích hợp nhất.
- Published in Tin tức