Nhổ răng sữa
Nhổ răng sữa cho trẻ – thế nào là đúng?
Như một thói quen và quan niệm từ xưa thì những chiếc răng sữa không quan trọng bằng những chiếc răng vĩnh viễn, cho nên khi những chiếc răng sữa đến giai đoạn lung lay đều được nhổ ngay tại nhà. Tuy nhiên ngày nay vấn đề răng miệng rất được các bậc phụ huynh quan tâm cùng với việc răng hàm của các bé ngày càng dễ bị lệch lạc thì việc tự nhổ răng sữa tại nhà có phải là cách chăm sóc răng miệng đúng mức?
Có nên nhổ răng sữa tại nhà?
Như một quy luật tự nhiên khi đến tuổi thay răng, răng sữa đều tự lung lay và rụng đi để thay thế vào đó là chiếc răng vĩnh viễn.
Tuy vậy, trong một số trường hợp có sự rối loạn quá trình mọc răng của trẻ thì răng vĩnh viễn mọc chệch khỏi vị trí răng sữa đã mất – một phần do mọc lệch, một phần do răng sữa nhổ trễ – điều này sẽ khiến cấu trúc cung răng bị lệch lạc, khớp cắn không đều và là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng bệnh lý răng miệng khác.
Hay trong trường hợp không có mầm răng vĩnh viễn bên dưới nếu chúng ta nhổ răng sữa đi mà không được các chuyên gia tư vấn thì bé sẽ bị thiếu răng vĩnh viễn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và chức năng của bộ răng bé sau này.
Đối với những trường hợp răng không lung lay, bạn sẽ không biết được thời điểm nào thích hợp để nhổ răng cho bé Nếu nhổ quá sớm sẽ dẫn tới tình trạng thiếu chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc sau này hay thậm chí còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương hàm bình thường của bé.
Thêm vào đó, khi nhổ răng sữa tại nhà chúng ta sẽ có nhiều yếu tố bất lợi cho bé như gây đau làm sợ hãi cho bé, nhiễm trùng ổ răng nhổ, chảy máu ồ ạt…
Để tránh những trường hợp trên xảy ra cho trẻ và lo lắng từ các bậc cha mẹ thì phụ huynh nên tốt nhất cho bé đến phòng khám Nha để được chính các Bác sĩ thăm khám và nhổ – hạn chế đau cho bé mà còn giúp phát hiện sự phát triển bất thường của răng và cung hàm của trẻ, từ đó có sự can thiệp kịp thời, đúng hướng giúp răng hàm khỏe mạnh.
Thời điểm thay răng ở trẻ
Để răng vĩnh viễn mọc đúng thời điểm khỏe mạnh thì bạn cần phải nắm đúng thời gian và quy luật thay răng sữa ở trẻ. Đồng thời, bạn cũng cần chăm sóc răng miệng của bé khi răng sữa mới mọc, nhằm đảm bảo răng đầy đủ, khỏe mạnh, tránh tình trạng sâu răng sẽ ảnh hưởng đến tủy răng (do men răng lúc này rất yếu và mỏng) hoặc siết răng dễ khiến khi răng vĩnh viễn mọc không đúng vị trí và không đẹp cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sinh trưởng ở trẻ.
Nên và Không Nên nhổ răng sữa
Theo các Bác sĩ, có một số trường hợp xảy ra đối với răng sữa ở trẻ mà bạn nên tránh nhổ và cần đến phòng khám để được các bác sĩ theo dõi cũng như xử lý kịp thời.
+ Trường hợp nên nhổ răng sữa:
- Răng sữa lung lay, hoặc chưa lung lay nhưng đến tuổi thay
- Răng bị hư tủy lâu ngày
- Răng bị đau, viêm, nhiễm trùng cần được nhổ để tránh ảnh hưởng đến các răng bên cạnh hay ảnh hưởng xuống vùng răng vĩnh viễn
+ Trường hợp không nên nhổ răng sữa:
- Răng đang bị viêm lợi cấp
- Trẻ bị bệnh truyền nhiễm, bệnh về máu, bệnh tim…cần được sự chỉ định từ Bác sĩ
- Trẻ đang bị sốt bại liệt hay các khối u ác tính…thì không nên nhổ răng, bạn cần tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước.
Điều bạn cần làm cho trẻ
Bạn cần đưa trẻ đến khám định kỳ về răng miệng Theo Hiệp hội Nha khoa Trẻ em, phụ huynh nên dẫn bé đi khám răng khi bé mọc chiếc răng đầu tiên hay muộn nhất là 1 tuổi. Khám răng định kì 6 tháng một lần để bác sĩ kiểm tra và làm sạch răng cho bé hay trong những trường hợp đặc biệt khác thì cần khám răng thường xuyên hơn. Việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp trẻ có hàm răng đầy đủ và khỏe mạnh hơn, đồng thời phát hiện sớm sự phát triển bất thường của cung hàm và các bệnh lý răng miệng của trẻ.
Tìm hiểu phòng Nha uy tín, an toàn và tận tâm vì sẽ giúp trẻ giải quyết được tình trạng đang gặp nhanh chóng, hạn chế gây thương tổn, xâm lấn sâu và đặc biệt giúp trẻ không phải lo lắng hay sợ hãi khi đi chăm sóc, bảo vệ răng miệng.
Tại hệ thống Nha khoa Quốc tế DND, các bé sẽ được thăm khám và tư vấn đúng chuẩn theo quy trình của một bệnh viện. Đồng thời, với sự hỗ trợ của máy móc tân tiến cùng các Bác sĩ tay nghề cao sẽ giúp quá trình điều trị nhẹ nhàng và kết quả đạt được tốt hơn. Tại đây, các bé sẽ được chính các Bác sĩ TRỰC TIẾP điều trị và tư vấn chăm sóc, bảo vệ răng miệng đúng cách.
Bảng Giá Nhổ Răng Sữa
- Published in Nha Khoa Trẻ Em