Ai Có Thể Cấy Ghép Được Implant
Khi mất răng, đa số các trường hợp bệnh nhân đều có thể tiến hành phục hình cấy ghép implant. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do ảnh hưởng của sức khỏe, tuổi tác, các bệnh mãn tính… bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chuyển hướng điều trị sang phương pháp khác. Tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ cần khám lâm sàng trực tiếp mới có thể đưa ra chỉ định chính xác.
Khách hàng Việt Kiều Dieter Wolf hơn 70 tuổi
Vấn đề tuổi tác
- Đối với trường hợp trẻ em mất răng trong độ tuổi lớn, khoảng dưới 17 tuổi do tai nạn hay vệ sinh răng miệng chưa đúng cách dẫn đến sâu răng phải nhổ bỏ không nên tiến hành cấy ghép implant. Vì đây là giai đoạn xương cơ hàm vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên cắm ghép implant giai đoạn này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của xương hàm.
- Đối với người lớn tuổi: Người lớn tuổi không phải không thể tiến hành cấy ghép implant. Người lớn tuổi nhưng có sức khỏe tốt không có các bệnh về tiểu đường, huyết áp cao… hoàn toàn có thể tiến hành phương pháp này. Thực tế, Nha khoa Quốc tế DND đã tiến hành cấy ghép phục hình 2 hàm cho bệnh nhân Việt Kiều Dieter Wolf hơn 70 tuổi. Hay bệnh nhân Nguyễn Quốc Trường – Tổng Giám Đốc Công ty Nhựa Tiền Phong phục hình 10 implant toàn hàm trên ở tuổi hơn 60.
Khách hàng Nguyễn Quốc Trường hơn 60 tuổi
Phụ nữ có thai và cho con bú
Không chỉ chống chỉ định với riêng implant, tất cả các tiểu phẫu đều được khuyến cáo không thực hiện với phụ nữ đang có bầu và cho con bú (ít nhất sau 3 tháng sau sinh). Riêng với implant, bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân chờ đợi sau khi cai sữa cho con mới nên tiến hành vì: Khi cấy ghép, việc bắt buộc phải chụp X-quang và sử dụng một số thuốc kháng sinh sau cấy sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Các bệnh mãn tính
- Bệnh tiểu đường, huyết áp cao: Tiểu đường và huyết áp cao là 2 bệnh phổ biến thường gặp ở người có tuổi hiện nay. Với những người bị tiểu đường nặng, sức đề kháng thường yếu, thời gian liền thương lâu hơn và là điều kiện thuận lợi để một số bệnh nhiễm trùng cơ hội phát sinh. Với những người bị bệnh này, trước tiên cần uống thuốc để lượng đường, huyết áp ổn định. Đặc biệt, cần nói rõ với bác sĩ để được sử dụng các loại thuốc chuyên dụng.
- Bệnh tim mạch: Khi bị bệnh tim mạch, việc gây tê rất dễ khiến cho huyết áp tăng cao thậm chỉ dẫn đến ngất. Với bệnh lý này, ngoài sử dụng thuốc, bác sĩ cần nghiên cứu kỹ thủ thuật để ca cắm ghép implant diễn ra an toàn và thuận lợi.
Bệnh nha chu
Nha chu là căn bệnh phổ biến rất nhiều người Việt Nam gặp phải do thói quen vệ sinh răng miệng không khoa học và đúng cách. Khi bị nha chu, các mô xung quanh chân răng bị vi khuẩn tấn công làm răng lung lay và gãy rụng.
Trường hợp răng bị nha chu, phải nhổ răng, bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm bệnh lý này. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần tuân thủ phương pháp chăm sóc răng miệng để điều trị nhanh chóng và dứt điểm. Đặc biệt, sau khi cấy ghép, bệnh nhân càng cần lưu ý vì nha chu là bệnh có thể tái phát khi bị vi khuẩn tấn công do thói quen sinh hoạt và vệ sinh.
Phim chụp Cone Beam 3D của một bệnh nhân mất răng
Hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ chụp phim Cone Beam 3D, kích thước đa dạng của các loại implant cũng như bộ dụng cụ hỗ trợ cắm chuyên dụng…. việc cấy ghép implant đã trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Với các bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn, đa số các trường hợp đều có thể sử dụng phương pháp hiện đại này để phục hình răng đã mất.
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
124 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024 3572 7722 | Hotline: 0832 124 124
- Published in Cấy Ghép Răng Implant