RĂNG KHÔN MỌC NGẦM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH XỬ LÝ RĂNG KHÔN MỌC NGẦM
Răng khôn mọc gây ra nhiều phiền toái, đặc biệt là răng khôn mọc ngầm. Vậy bạn đã biết răng khôn mọc ngầm là gì chưa? Và liệu răng khôn mọc ngầm có nguy hiểm không? Sau đây Nha khoa Quốc tế DND sẽ giải đáp thắc mắc ấy trong bài viết dưới đây.
Răng khôn mọc ngầm là gì?
Răng khôn là cái tên thường hay gọi của răng số 8. Sở dĩ gọi là răng khôn vì độ tuổi mọc răng khôn là nằm trong độ tuổi của những người trưởng thành, thường từ 18-25 tuổi. Khi xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển, răng khôn mới mọc ra, là chiếc răng mọc muộn nhất của hàm răng. Số lượng răng khôn của mọi người không giống nhau, có thể mọc từ 1-4 cái răng hoặc không mọc răng nào.
Răng khôn mọc ngầm là 1 trường hợp bất thường của răng khôn và cũng khá thường gặp. Việc răng khôn mọc ngầm có 2 lý do chính. Thứ nhất, bởi mọc ra sau cùng so với những chiếc răng khác nên răng khôn không có vị trí cũng như diện tích trên cung hàm để mọc lên bình thường. Vì vậy nó buộc phải mọc ngầm ở vị trí bên dưới nướu. Thứ hai là nguyên nhân do các răng thường mọc lệch. Điều này dẫn đến việc chúng chiếm hết diện tích ở mặt trên nướu, khiến răng khôn không cách nào mọc lên được.
Răng khôn mọc ngầm có nhiều kiểu khác nhau. Một số trường hợp răng khôn mọc ngầm vuông góc với các răng khác ( hay còn gọi là răng khôn mọc lệch 90 độ), răng khôn mọc nghiêng, ngả về phía răng số 7,mọc lệch 45 độ, răng khôn bị mắc kẹt trong xương hàm… Tất cả những tình trạng của răng khôn mọc ngầm đều gây ra cảm giác đau nhức dai dẳng và hàng loạt những biến chứng nguy hiểm khác.
Răng khôn mọc ngầm có nguy hiểm không?
Với những chiếc răng khôn mọc ngầm, nếu như không kịp thời phát hiện để có biện pháp xử lí kịp thời có thể sẽ gây ra một số biến chứng vô cùng nguy hiểm sau đây:
Ảnh hưởng đến các răng xung quanh: Khi không thể mọc bình thường như những chiếc răng khác, răng khôn mọc ngầm có thể mọc đâm sang vị trí của răng bên cạnh (cụ thể là răng số 7) làm tổn thương chúng. Mà ở đây, chiếc răng số 7 là răng có chức năng nhai và nghiền thức ăn, hậu quả khi bị răng số 8 mọc ngầm là bị sâu răng, thậm chí là bị lung lay.
Gây nên các bệnh về nướu: Răng khôn mọc ngầm gây cản trở rất lớn đến việc vệ sinh răng miệng. Do nó mọc dưới nướu cũng như nằm ở vị trí khó khăn cho việc vệ sinh là cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh, từ đó sẽ làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng viêm nướu hoặc viêm nha chu.
Gây ra các rối loạn về phản xạ và cảm giác: Việc răng số 8 mọc ngầm sâu sẽ dẫn đến việc chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh, từ đó dần làm giảm hoặc mất cảm giác ở các bộ phận như da,môi, niêm mạc, răng trên vị trí ở nửa cung hàm.
Răng mọc chen chúc, mất thẩm mỹ: Khi các răng đã hoàn thiện thì răng khôn mới bắt đầu mọc trên cung hàm Răng khôn mọc ngầm sẽ xô đẩy, chèn ép vị trí của các răng khác, gây lệch lạc. Biểu hiện thường thấy nhất là ở các răng cửa giữa của hàm dưới.
Có nên nhổ răng khôn mọc ngầm?
Trong hầu hết các trường hợp răng khôn mọc ngầm, phương án thường gặp là bạn nên nhổ bỏ chúng. Tuy nhiên không phải tất cả răng khôn mọc ngầm đều phải nhổ bỏ. Khi bạn tới Nha khoa thăm khám, nếu bác sĩ điều trị nhận thấy rằng chiếc răng khôn mọc ngầm của bạn không có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ răng miệng thì bạn sẽ chưa cần nhổ.
Trong một số trường hợp sau, việc nhổ răng khôn mọc ngầm nhất thiết phải nghe theo chỉ định của bác sĩ:
- Người đang trong kì kinh nguyệt
- Người mẹ đang mang thai và cho con bú
- Người vừa mới ốm dậy, tình trạng sức khỏe và sức đề kháng kém
- Người đang mắc các bệnh về tim mạch, thần kinh
- Người có bệnh lý sẵn về răng miệng…
Quy trình nhổ răng khôn mọc ngầm
Quy trình nhổ răng khôn mọc ngầm
Quy trình nhổ răng thông thường
– Sát khuẩn.
– Gây tê vùng và gây tê tại chỗ.
– Phẫu thuật lấy răng mọc ngầm:
+ Bộc lộ thích hợp vùng răng ngầm.
+ Mở xương.
+ Chia cắt răng.
+ Dùng nạy thích hợp để lấy răng đã được chia cắt ra.
+ Bơm rửa sạch vết thương, lấy sạch mảnh vụn và khâu đóng.
Quy trình nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome
– Piezotome sẽ thay thế tay khoan thẳng hoặc khuỷu theo cách làm truyền thống trong giai đoạn mở xương – chia cắt thân, chân răng.
– Piezotome sử dụng năng lượng rung siêu âm ở tần số cao và nước tưới.
– Ưu điểm chính của kĩ thuật này là cắt chính xác, có chọn lọc, rất ít làm tổn thương cấu trúc mô mềm, giảm tối đa nguy cơ tổn thương thần kinh và mạch máu trong quá trình phẫu thuật, giảm thiểu các biến chứng xảy ra sau nhổ răng ngầm:
+ Không gây biến chứng vùng quanh chân răng sau nhổ răng.
+ Giảm cường độ đau, sưng nề, cứng khít hàm sau nhổ, giúp ổ nhổ lành thương nhanh chóng.
+ Giảm tỷ lệ tê bì môi má sau nhổ.
Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn mọc ngầm
– Bệnh nhân cần lưu lại từ 30 – 60 phút để theo dõi cầm máu ổ răng hoặc lưu lại nội trú trong trường hợp răng khó phức tạp.
– Chườm lạnh tích cực trong 6 tiếng đầu tại vị trí sau nhổ để giảm sưng nề, các ngày sau đó nếu có sưng nên chườm nóng.
– Cắn chặt gạc từ 45 đến 60 phút.
– Nuốt khô nước bọt trong miệng.
– Sau khi nhả gạc, nuốt nước bọt bình thường, không khạc nhổ, mút chíp vào ổ nhổ.
– Không ngậm hay súc miệng nước muối tự pha 2 ngày đầu sau nhổ.
– Tránh dùng thức ăn quá cay, nóng… vài ngày đầu sau nhổ.
– Tái khám và cắt chỉ sau 7 – 10 ngày (nếu có khâu vết thương).
– Trường hợp chảy máu kéo dài hãy liên lạc ngay với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
– Uống thuốc sớm nhất có thể sau nhổ và tuân thủ uống thuốc trong toa theo lời dặn của bác sỹ.
- Published in Tin tức