XỬ LÍ TRƯỜNG HỢP RĂNG SỨ BỊ HÔI
Nếu có cái hỏi bí quyết để có cuộc sống như ý muốn là gì, thì câu trả lời nhất định không được thiếu yếu tố “tự tin” bởi chính tự tin làm nên một con người hạnh phúc và hoàn hảo với chính bản thân mình, từ đó mới lan tỏa trong các cơ hội trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc có được sự tự tin ngoài các yếu tố về bản thân thì còn cần các yếu tố khác nữa, ví dụ trong việc giao tiếp, nếu miệng chúng ta phát ra mùi hôi sẽ vừa làm mất tự tin và mất thiện cảm, đặc biệt với các bạn có bọc răng sứ.
Bọc răng sứ và nguy cơ bị hôi miệng:
Bọc răng sứ là phương pháp phục hồi chức năng cơ bản và chức năng thẩm mỹ phổ biến nhất hiện nay được các bạn lựa chọn bởi bọc răng sứ không chỉ phục hồi hình dạng của chiếc răng hoàn chỉnh mà còn đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ cùi răng thật khỏi vi khuẩn hay các vấn đề răng miệng khác.
Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp bọc răng sứ đều hoàn chỉnh, một trong số các nguy cơ thường gặp nhất là bị hồi miệng sau một thời gian làm răng sứ, trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫ đến việc răng sứ bị hôi và đưa ra một số lời khuyên.
Một số nguyên nhân khiến răng sứ bị hôi:
Tay nghề của bác sĩ còn yếu, kỹ thuật bọc răng còn hạn chế:
Trước khi đến bất kì một nha khoa nào, điều chúng tôi cần nhắc nhở các bạn là hãy xem xét kỹ uy tín của nha khoa cũng như xem qua các lời nhận xét về đội ngũ bác sĩ vì trong quá trình bọc răng sứ, nếu một trong hai yếu tố trên bị thiếu thì hoàn toàn dẫn đến việc răng sứ bị hôi và nhiều vấn đề nha khoa khác.
Dị ứng thành phần trong răng sứ, răng sứ kém chất lượng:
Răng sứ không chỉ được làm bằng một thành phần và có thể bạn bị dị ứng với một trong các thành phần của nó ở trong điều kiện nước bọt và không khí làm môi trường phản ứng, bạn dễ dàng xuất hiện triệu chứng hôi miệng hay chính xác hơn là răng sứ bị hôi.
Răng sứ kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng, bởi các thành phần trong một chiếc răng sứ kém chất lượng dễ bị hư hỏng và như môi trường trong miệng đã nói trên thì răng sứ bị hôi là điều khó tránh khỏi.
Thức ăn dính vào khẽ răng, vệ sinh răng không đúng cách:
Nguyên nhân chủ yếu khiến răng sứ bị hôi là việc thức ăn bám lại trong miệng, thực ra đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hôi miệng cả trường hợp có hay không bọc răng sứ, cho nên chúng tôi kiến nghị bạn nên cẩn thận trong việc ăn uống. Ngoài ra, việc không xử lí kịp thời các thức ăn thừa sót lại gây nên mảng bám trên răng, thức ăn dần phân hủy và gây nên tình trạng hôi miệng mà ở đây là răng sứ bị hôi.
Qua các nguyên nhân trên, các bạn đã biết mình ở trường hợp nào chưa? Nếu rồi cũng đừng lo lắng gì, Nha khoa Quốc tế DND chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn một số cách khắc phục tạm cả tạm thời và lâu dài.
Cách xử lí trường hợp răng sứ bị hôi:
1. Việc trước tiên chúng tôi vẫn đề nghị các bạn nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để được xem xét tình hình cụ thể cũng như đưa ra các phương pháp xử lí đúng đắn. Đối với các bạn bọc răng sứ cũng nên tái khám khoảng 6 tháng/lần để được kiểm tra răng miệng và phòng ngừa trước trường hợp răng sứ bị hôi vì đây là trường hợp rất phổ biến.
2. Sau khi xem xét tình hình, nếu vấn đề đến từ việc vệ sinh răng miệng hay dính thức ăn thừa thì các bạn có thể xử lí bằng cách đổi bàn chải phù hợp, sử dụng nước súc miệng có hàm lượng tẩy vừa phải, sử dụng chỉ nha khoa… để loại bỏ các cặn thừa.
3. Nếu vấn đề đến từ kỹ thuật bọc răng, bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp phục hồi răng bị nứt hay lung lay, đặc biệt là trường hợp răng sứ và nướu bị hở ra khỏi nhau rất nguy hiểm.
4. Nếu vấn đề đến từ chất lượng răng sứ kém thì chúng tôi khuyên bạn nên đổi loại răng sứ có chất liệu tốt hơn như răng toàn sứ để vừa bảo đảm thẩm mỹ vừa bền và an toàn.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể có cái nhìn khách quan và nhận định đúng về vấn đề răng sứ bị hôi và tìm được phương pháp xử lí phù hợp với tình trạng của bản thân. Bên cạnh đó, mong sẽ gặp lại các bạn ở phòng khám Nha khoa Quốc tế DND.
- Published in Tin tức
ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHÂN RĂNG SỨ BỊ HÔI? LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHẮC PHỤC?
Chân răng sứ bị hôi là tình trạng một số người gặp phải sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ. Tình trạng này khiến họ cảm thấy lo ngại về chất lượng của răng sứ cũng như gặp rắc rối trong cuộc sống hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân khiến chân răng sứ bị hôi? Làm thế nào để khắc phục?
Bọc sứ thẩm mỹ là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản, răng sứ đóng vai trò như một chiếc răng giả, bao phủ toàn bộ bề mặt của răng và thực hiện các chức năng của thân răng. Răng sứ có độ bền cao, đảm bảo chức năng ăn nhai của răng và không gây kích ứng cho cơ thể.
Bọc sứ thẩm mỹ
Làm răng sứ thẩm mỹ là một giải pháp lý tưởng giúp phục hình răng trong các trường hợp như:
– Răng bị vỡ, sứt mẻ, nứt gãy, hở kẽ làm mất thẩm mỹ và gây khó cho việc ăn nhai.
– Răng nhiễm màu nặng không thể tẩy trắng được, có bề mặt men bong tróc.
– Răng có hình dạng không đẹp, bị suy yếu do sâu răng quá nặng.
– Kết hợp khi thực hiện phục hình răng bằng cấy ghép implant và thường được dùng trong trường hợp bị tiêu xương ổ chân răng, bị mất răng vĩnh viễn.
Nguyên nhân khiến chân răng sứ bị hôi
Tình trạng chân răng sứ bị hôi có thể là do 1 trong 2 nguyên nhân sau:
-
Cầu răng sứ bị hôi
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình cho răng phổ biến nhất hiện nay. Đặc điểm của phương pháp này là mài 2 răng thật kế cận để làm trụ nâng đỡ dãy cầu sứ. Hay có nghĩa là để làm cầu răng sứ, 2 răng này phải chắc khỏe, có khả năng làm điểm tựa cho răng cần phục hồi. Một số ít trường hợp sau khi làm cầu răng thì sẽ xuất hiện hiện tượng chân răng sứ bị hôi.
Tình trạng chân răng sứ bị hôi có thể là do cầu răng sứ bị hôi
Tuy cầu răng sứ có thể phục hồi khả năng thẩm mỹ và ăn nhai của răng cơ bản tốt hơn phương pháp làm hàm giả tháo lắp. Nhưng sau khoảng một thời gian sử dụng, nhiều trường hợp vẫn cảm thấy chân răng sứ bị hôi, nhất là bị hôi vùng chân răng khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, mất tự tin khi giao tiếp. Mùi hôi này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:
– Quy trình làm cầu răng sứ không đúng kỹ thuật gây hở nhịp cầu: Kẽ hở này làm cho thức ăn dễ bám vào phía trong cùi răng thật và mão răng. Nếu không được vệ sinh kỹ thì vi khuẩn sẽ phân giải và khiến cho chân răng sứ bị hôi.
– Sau một thời gian sử dụng, răng sứ kim loại bị oxi hoá: Hiện tượng oxi hóa này đã làm cho viền nướu bị đen. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể gây kích ứng nướu và khiến chân răng sứ bị hôi, thậm chí còn xảy ra tình trạng viêm nướu.
– Ăn thức ăn cứng hay mắc thói quen nghiến răng: Điều này khiến cho cầu răng bị kênh lệch ít nhiều so với trụ răng thật, từ đó hình thành những kẽ hở. Đây là vị trí mà sự bám đọng thức ăn giữa hàm và cầu răng rất nhiều làm cho chân răng sứ bị hôi do vi khuẩn và thức ăn.
-
Hàm giả tháo lắp bị hôi
Hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình cho răng với chi phí khá thấp. Tuy nhiên, hình thức này có lực nhai yếu hơn răng thật. Hơn nữa, việc sử dụng hàm giả tháo lắp lâu ngày có thể gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng, trong đó có hiện tượng chân răng sứ bị hôi.
Hàm giả tháo lắp
Chân răng sứ bị hôi là do một số nguyên nhân như:
– Không tháo hàm để vệ sinh: Hàm giả cần làm vệ sinh sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những loại chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch răng giả tháo lắp. Tuy nhiên, nhiều người thường xuyên không làm việc này khiến cho răng giả có mùi hôi khó chịu, có nguy cơ làm viêm nhiễm những răng bên cạnh.
– Bác sĩ thực hiện hàm tháo lắp chuyên môn không cao: Quá trình thực hiện hàm tháo lắp không chuẩn xác tạo ra các kẽ hở ở chân răng. Đây là vị trí mà thức ăn tích tụ, vi khuẩn sinh sôi và làm chân răng càng ngày càng hôi.
– Răng giả được chế tạo từ vật liệu chính là nhựa: Sau một thời gian sử dụng, các loại thức ăn sẽ bám mùi vào trong răng giả. Không những vậy, những chất dịch trong khoang miệng ngấm vào nhựa làm cho răng giả có mùi hôi khó chịu rất khó mất đi.
Cách khắc phục chân răng sứ bị hôi
Để có thể khắc phục tình trạng chân răng sứ bị hôi, đầu tiên, bạn cần kiểm tra lại cách ăn uống cũng như phương pháp vệ sinh răng miệng của mình. Nếu phát hiện ra điều gì sai sót thì bạn cần thay đổi những thói quen xấu ngay.
Nếu tình trạng chân răng sứ bị hôi không thuyên giảm dù đã thay đổi những thói quen xấu thì bạn cần phải đến ngay cơ sở nha khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Đôi khi, cần phải thay thế bằng cầu răng sứ mới hoặc một bộ hàm giả tháo lắp thì miệng mới hết hôi.
Đặc biệt, bạn không nên hút thuốc lá và uống nhiều nước lọc mỗi ngày sẽ giúp tình trạng này được cải thiện đáng kể.
Trên đây là một số nguyên nhân khiến chân răng sứ bị hôi và cách khắc phục. Nha khoa Quốc tế DND hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về tình trạng của bọc răng sứ.
- Published in Tin tức