CHẤN THƯƠNG RĂNG VÀ CÁCH XỬ LÝ BẠN CẦN BIẾT (P2)
1. Chấn thương răng ở trẻ em
Răng sữa bị vỡ cần đc phục hồi lại 1 cách thẩm mỹ. Răng sữa trồi, lún có thể được đặt lại đúng vị trí nhưng hiếm khi. Tuy nhiên răng sữa bị rơi ra ngoài không nên cắm lại. Điều này là do nếu như cắm lại răng sữa bị rơi sẽ là nguyên ngân gây tổn thương mầm răng vĩnh viễn bên dưới đang phát triển trong xương.
Răng vĩnh viễn ở trẻ em chưa phát triển hoàn toàn ở thời điểm có chấn thương cần phải theo dõi đặc biệt và cẩn thận, nhưng không phải tất cả đều cần điều trị nội nha. Với răng vĩnh viễn chưa trưởng thành hoàn toàn, mạch máu mang theo các tế bào gốc có thể cho phép nha sĩ hoặc bác sĩ nội nha kích thích sự hoàn thiện vùng cuống răng.
Bác sĩ nội nha có kiến thức và kĩ năng để điều trị răng chưa đóng cuống ở trẻ em, vì vậy trong vài trường hợp, cuống răng có thể tiếp tục phát triển. Bác sĩ nội nha sẽ làm tất cả để giữ lại răng thật. Bác sĩ cũng sẽ cung cấp những thông tin logic và khả năng chuyên môn đáng tin cậy cho trẻ em bị chấn thương răng.
2. Cách chăm sóc và điều trị chấn thương răng
Với chấn thương thông thường, khoảng thời gian kể từ lúc gặp chấn thương đến lúc điều trị, việc chăm sóc răng sau chấn thương và đáp ứng của cơ thể đều ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của răng. Thời gian điều trị là điểm mấu chốt khi điều trị răng trồi, lún hoặc rơi ra ngoài để ngăn chặn sự tiêu chân răng.
Tiêu chân răng xảy ra trong cơ thể của bạn, thông qua cơ chế phản ứng miễn dịch của chính cơ thể, bắt đầu bằng việc loại bỏ chính răng của bạn trong đáp ứng với các chấn thương. Sau khi gặp chấn thương, bạn nên đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ nội nha để được kiểm tra và/hoặc điều trị trong những lần thăm khám định kì kéo dài khoảng 5 năm, để đảm bảo sự tiêu chân răng không xảy ra và mô xung quanh tiếp tục lành thương. Tuy nhiên, 1 số loại tiêu chân răng không thể điều trị được.
Trên đây là một số kiến thức về các trường hợp chấn thương răng chúng ta cần biết. Nếu bạn gặp bất kỳ trường hợp chấn thương răng nào, bạn nên đến ngay phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
- Published in Nha Khoa Tổng Quát, Nha Khoa Trẻ Em
Chấn thương răng và cách xử lý bạn cần biết (P1)
Chấn thương răng thường xảy ra do tai nạn hoặc chơi thể thao. Các trường hợp chấn thương răng bao gồm: Trồi răng, lún răng, răng bị rơi ra ngoài. Dựa vào tính chất, vị trí và mức độ của từng trường hợp chấn thương răng mà bác sĩ nha khoa sẽ có phương án điều trị phù hợp.
Các trường hợp chấn thương răng thường gặp
- Trường hợp răng vỡ, sứt mẻ:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng vỡ, răng sứt mẻ. Với những trường hợp các thân răng vỡ hay sứt mẻ không tổn thương đến tủy, bác sĩ nha khoa thường phục hình răng bằng các vật liệu cùng màu răng. Nếu như thân răng vỡ lớn, cần một mão răng để phục hồi răng đó.
Với trường hợp tủy răng bị lộ hoặc tổn thương sau gãy thân răng, khi này bệnh nhân cần thiết phải điều trị nội nha. Những chấn thương này đòi hỏi sự theo dõi đặc biệt. Nếu bị đau nhiều khi tiếp xúc với nóng lạnh hoặc bình thường cũng đau thì cần đi tới gặp nha sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Nếu như phần nứt mở rộng gần về phía chân răng, thì cần thiết phải điều trị nội nha và làm mão răng toàn phần để khôi phục chức năng cho răng. Khi đường nứt gẫy nằm sâu dưới chân răng thì cần phải nhổ bỏ và chọn phương pháp trồng răng mới.
- Trường hợp răng trồi hoặc lún ( răng bị trật khớp )
Chấn thương răng còn bao gồm các trường răng bị trật khớp, hợp lún hoặc trồi ra khỏi huyệt ổ răng. Trong trường hợp này, bác sĩ nha khoa sẽ giúp đặt lại răng vào vị trí và giữ ổn định cho răng,tùy theo mức độ tổn thương,thời gian chấn thương mà nha sĩ có thể điều trị nội nha hoặc để theo dõi thêm sự lành thương .
Trẻ em từ 7-12 tuổi có thể không cần điều trị nội nha vì răng vẫn trong quá trình phát triển. Với những bệnh nhân này, nha sĩ sẽ theo dõi sự lành thương cẩn thận và can thiệp ngay nếu như xuất hiện những thay đổi xấu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các tế bào gốc xuất hiện ở tủy răng của người trẻ có thể kích thích sự hoàn thiện phát triển cuống răng và lành thương tủy răng sau khi chấn thương hay nhiễm khuẩn.
- Trường hợp nứt chân răng:
Chấn thương răng có thể dẫn đến hậu quả là nứt ngang chân răng. Khi này, vị trí của vết nứt quyết định sức khỏe lâu dài của răng. Nếu vết nứt ở gần chóp chân răng, cơ hội điều trị thành công thấp hơn vết nứt gần phía thân răng, gần đường viền lợi. Với trường hợp này nha sĩ sẽ chọn giải pháp nhổ và trồng răng mới .
Ngoài những trường hợp chấn thương răng thường gặp trên, còn có một số trường hợp chấn thương răng khác như: Răng rơi khỏi xương ổ răng, gãy xương ổ răng…Những trường hợp này nha sĩ sẽ khám chi tiết, chụp phim X-Quang và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.
Nếu bạn gặp một trong những trường hợp chấn thương răng như bài viết vừa đề cập, hãy đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để được nha sĩ khám và điều trị kịp thời.
- Published in Nha Khoa Tổng Quát
What is a dental filling?
What is a dental filling?
A dental filling is a way to restore a tooth damaged by decay back to its normal function and shape. When a dentist gives you a filling, he or she first removes the decayed tooth material, cleans the affected area, and then fills the cleaned out cavity with a filling material.
By closing off spaces where bacteria can enter, a filling also helps prevent further decay. Materials used for fillings include gold, porcelain, a composite resin (tooth-colored fillings), and an amalgam (an alloy of mercury, silver, copper, tin and sometimes zinc).
Which Type of Filling is Best?
No one type of filling is best for everyone. What’s right for you will be determined by the extent of the repair, whether you have allergies to certain materials, where in your mouth the filling is needed, and the cost. Considerations for different materials include:
- Gold fillings are made to order in a laboratory and then cemented into place. Gold inlays are well tolerated by gum tissues, and may last more than 20 years. For these reasons, many authorities consider gold the best filling material. However, it is often the most expensive choice and requires multiple visits.
- Amalgam (silver) fillings are resistant to wear and relatively inexpensive. However, due to their dark color, they are more noticeable than porcelain or composite restorations and are not usually used in very visible areas, such as front teeth.
- Composite (plastic) resins are matched to be the same color as your teeth and therefore used where a natural appearance is desired. The ingredients are mixed and placed directly into the cavity, where they harden. Composites may not be the ideal material for large fillings as they may chip or wear over time. They can also become stained from coffee, tea or tobacco, and do not last as long as other types of fillings generally from three to 10 years.
- Porcelain fillings are called inlays or onlays and are produced to order in a lab and then bonded to the tooth. They can be matched to the color of the tooth and resist staining. A porcelain restoration generally covers most of the tooth. Their cost is similar to gold.
If decay or a fracture has damaged a large portion of the tooth, a crown, or cap, may be recommended. Decay that has reached the nerve may be treated in two ways: through root canal therapy (in which nerve damaged nerve is removed) or through a procedure called pulp capping (which attempts to keep the nerve alive).
Laser Lightwalker technology
What Happens When You get a Filling?
If your dentist decides to fill a cavity, he or she will first remove the decay and clean the affected area. The cleaned-out cavity will then be filled with any of the variety of materials described above.
How Do I Know if I Need a Filling?
Only your dentist can detect whether you have a cavity that needs to be filled. During a checkup, your dentist will use a small mirror to examine the surfaces of each tooth.
Anything that looks abnormal will then be closely checked with special instruments. Your dentist may also X-ray your entire mouth or a section of it. The type of treatment your dentist chooses will depend on the extent of damage caused by decay.
- Published in Dental Care, Tin tức
TRÁM RĂNG LÀ GÌ?
Không ít người thắc mắc “Trám răng là gì?” trong các chỉ định điều trị của các bác sĩ khi tới thăm khám nha khoa. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ trám răng là gì?, khi nào nên trám răng?, quy trình trám răng như thế nào là đúng kỹ thuật? tại Trung tâm nha khoa quốc tế DND.
Trám răng là gì?
Trám răng là kỹ thuật sử dụng nguyên liệu trong nha khoa nhằm trám bít lại những vị trí những răng bị hư hỏng nhằm khôi phục lại hình dáng, chức năng của những chiếc răng đó. Nguyên liệu được sử dụng trong trám răng thường là composite hoặc Glass Inomer Cement tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Khi nào cần thực hiện trám răng?
Tùy thuộc vào tình trạng răng thực tế của khách hàng cũng như chỉ định điều trị của bác sĩ mà trám răng được phân loại khác nhau. Theo mục đích trám răng, có thể chia trám răng thành 2 nhóm:
Trám răng thẩm mỹ:
Trám răng thẩm mỹ là phương pháp phục hình các khuyết điểm trên răng về hình thể răng. Thông thường vật liệu được sử dụng phổ biến là composite vì chúng có màu sắc tương đồng với màu răng thật, lành tính và thân thiện với răng, nướu.
Trám răng cửa gãy cạnh trước sau
- Răng bị sứt, mẻ, gãy, vỡ
- Răng có hình thể xấu
- Răng thưa, khoảng cách răng hoặc kích thước răng không đều
Trám răng bệnh lý:
Các bệnh lý thường gặp cần trám răng sau điều trị là sâu răng, viêm tủy răng. Sau khi điều trị bằng cách làm sạch các ổ sâu răng hoặc tủy răng bị viêm, hoại tử, trên răng sẽ bị khuyết một phần mô răng. Các bác sĩ sẽ thực hiện trám răng bằng cách sử dụng vật liệu trám làm đầy các mô răng bị khuyết đó nhằm ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại đến răng, đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ của răng.
- Răng sau khi điều trị sâu răng, viêm tủy răng
- Răng bị mòn men, trám răng giúp bảo vệ cấu trúc của răng
Quy trình trám răng tại Nha khoa Quốc tế DND
Với sự hỗ trợ của công nghệ Laser Lightwalker, quy trình trám răng tại Nha khoa quốc tế DND giờ đây diễn ra nhanh hơn, trám răng chính xác và hiệu quả đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ nhất
Laser Lightwalker – Giải pháp công nghệ Nha khoa hiện đại
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Bệnh nhân sẽ được chụp phim và khám tổng quát tình trạng răng thực tế. Sau khi các bác sĩ khám tư vấn sẽ lập kế hoạch điều trị chi tiết. Nếu khách hàng đồng ý thực hiện theo chỉ định điều trị mà bác sĩ đưa ra sẽ tiến hành trám răng.
Bước 2: Làm sạch răng và trám răng
Với những trường hợp răng bị sâu hoặc vết sâu gây viêm tủy, hoại tử tủy, bác sĩ sẽ nạo sạch vết sâu hoặc điều trị tủy nhằm mục đích không để lại mầm mống gây bệnh. Với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ Laser Lightwalker, sử dụng hệ thống tia laser kép Er:YAG và Nd:YAG có khả năng làm sạch tận gốc các vi khuẩn và tế bào gây hại ở các ổ sâu, ổ viêm.
Đặc biệt với công nghệ Laser Lightwalker, không cần gây tê, không đau đem lại cảm giác thoải mái cho khách hàng trong suốt quá trình điều trị.
Bước 3: Hàn trám cho răng
Quy trình trám răng bằng composite diễn ra khá nhanh chóng. Sau khi bề mặt răng mẻ được phủ một lớp chất dính thì vật liệu composite sẽ được đưa vào từ từ từng lớp bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Nha sỹ sẽ tiến hành thao tác chỉnh sửa cho đến khi chỗ trám đạt được tính thẩm mỹ cao nhất, phục hình tối đa cho răng. Dưới tác dụng của ánh sáng đèn laser, các lớp chất trám với bề mặt răng sẽ có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.
Hãy thăm khám nha khoa để được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp bạn nhé.
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
- Published in Chăm Sóc Răng Miệng