VIÊM LỢI SAU KHI BỌC RĂNG SỨ HÀM DƯỚI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Một số trường hợp bệnh nhân sau khi bọc răng sứ hàm dưới có hiện tượng nướu và mô mềm bị sưng, tấy đỏ, viêm lợi gây chảy máu khi chải răng, răng bị yếu, gây đau nhức, miệng có mùi hôi,… Đây chính là những dấu hiệu của tình trạng viêm lợi. Nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng như viêm quanh răng, tiêu xương ổ, thậm chí là rụng răng.
Nguyên nhân gây viêm lợi sau khi bọc răng sứ hàm dưới
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ hàm dưới hay hàm trên là một tình trạng không hiếm gặp. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng nếu như không có phương pháp điều trị kịp thời. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do:
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ hàm dưới sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng
- Bệnh nhân bị dị ứng với một thành phần của răng sứ.
- Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách khiến cho vi khuẩn tích tụ gây viêm lợi.
- Do thiếu sót của bác sĩ trong khâu kiểm tra hay điều trị bệnh lý của răng miệng trước khi tiến hành bọc sứ.
- Răng được chế tạo không chính xác, kích thước không chuẩn dẫn đến răng bị cộm, hở,… tạo điều kiện cho thức ăn lọt vào kẽ răng gây viêm lợi.
- Sau khi gắn răng sứ vào cùi răng bằng chất gắn kết chuyên dụng, bác sĩ sẽ lấy sạch chất gắn còn dư. Tuy nhiên, nếu không lấy sạch sẽ thì chúng sẽ hình thành mảng bám gây kích ứng và dẫn đến viêm lợi.
Ảnh hưởng của viêm lợi sau khi bọc răng sứ hàm dưới
Khi bệnh nhân bị viêm lợi sẽ xuất hiện một số dấu hiệu điển hình như sưng và tấy đỏ ở vùng lợi, chảy máu chân răng hay hơi thở có mùi hôi. Vị trí tiếp xúc giữa nướu và răng sứ gây đau và mất thẩm mỹ. Đặc biệt, nếu không được chữa trị kịp thời thì rất dễ xảy ra tình trạng tiêu xương khiến răng bị lung lay, thậm chí là mất răng là điều không thể tránh khỏi.
Cách khắc phục tình trạng viêm lợi sau khi bọc răng sứ hàm dưới
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và tình hình của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đề nghị một số phương pháp khắc phục như sau:
Cách khắc phục tình trạng viêm lợi sau khi bọc răng sứ hàm dưới
- Tình trạng viêm nhiễm kéo dài khiến cho ổ răng bị tiêu xương: bác sĩ sẽ vệ sinh và sát khuẩn sạch sẽ phần lợi bị viêm, sau đó cắt bớt lợi để tránh việc răng sứ chụp lên lợi quá nhiều.
- Bệnh nhân bị viêm lợi ở mức độ nặng: bác sĩ sẽ tháo bỏ răng sứ cũ để phẫu thuật ghép lợi cho đến khi sức khỏe ổn định, sau đó mới phục hình lại răng sứ.
- Nếu cả 2 phương pháp trên không khắc phục được các triệu chứng của viêm lợi thì bác sĩ sẽ bọc lại răng để chấm dứt tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng viêm nhiễm xảy ra, bạn nên:
- Hạn chế ăn đồ ăn quá dai hoặc quá cứng, quá lạnh hay quá nóng để tránh gây kích ứng răng.
- Đánh răng từ 2 đến 3 lần/ngày. Bạn nên chọn bàn chải lông mềm để tránh trầy xước nướu răng và sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch những vết bám còn sót lại trên răng.
- Thăm khám răng theo lịch hẹn của bác sĩ để nhanh chóng khắc phục được những bệnh lý về răng miệng nếu có.
Lưu ý khi bọc răng sứ hàm dưới
Bạn nên lựa chọn một địa chỉ nha khoa phục hình răng sứ chuyên nghiệp
Một trong những lưu ý hàng đầu khi bọc răng sứ hàm dưới là bạn nên lựa chọn một địa chỉ nha khoa phục hình răng sứ chuyên nghiệp, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về y tế. Cách tốt nhất là bạn nên đến tham quan cơ sở nha khoa đó để xem xét về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như trao đổi cụ thể với bác sĩ về tình trạng răng miệng của mình để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nha khoa Quốc tế DND chính là một trong những địa chỉ phục hình răng miệng được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn nhất. Không chỉ được đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiên tiến mà với đội ngũ y bác sĩ hàng đầu Việt Nam, chuyên môn cao, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước sẽ giúp bạn sở hữu hàm răng mới, đều đẹp, sáng bóng tự nhiên.
Trên là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng viêm lợi sau khi bọc răng sứ hàm dưới. Nếu không may gặp phải tình trạng này, bạn hãy liên hệ tại hotline 0832 124 124 hoặc đến trực tiếp địa chỉ của phòng khám Nha khoa Quốc tế DND tại 157 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội để được các chuyên gia của chúng tôi tận tình giải đáp.
- Published in Tin tức
BỌC RĂNG SỨ HỎNG GÂY VIÊM LỢI, HÔI MIỆNG VÀ CÁCH XỬ LÝ
Biến chứng do bọc răng sứ hỏng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của bệnh nhân. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bọc răng sứ sai cách, ban đầu không có vấn đề nhưng dần dà phần răng đó bị viêm lợi, hôi miệng khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong giao tiếp.
Dưới đây là một trường hợp bọc răng sứ gặp biến chứng gây lợi viêm, sưng đỏ, thường xuyên chảy máu và hôi miệng.
Bệnh nhân nữ sinh năm 1995 tại Bắc Giang đã tới Nha khoa Quốc tế DND để điều trị 4 răng sứ chụp cách đây 4 năm. Bác sĩ tại DND nhận định, trường hợp bạn nữ đã bị bọc răng sứ sai cách khiến cho bạn gặp những tình trạng trên. Vì vậy, cách xử lý là tháo bỏ phần mão sứ cũ, điều trị viêm lợi và tiến hành bọc răng sứ mới.
Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là hình thức sử dụng các mão sứ, có hình dáng, màu sắc và kích thước giống với răng thật nhưng không có ruột bên trong để phủ lên răng thật nhằm phục hồi chức năng ăn nhai cũng như nâng cao thẩm mỹ cho hàm răng.
Trong quá trình bọc răng sứ, răng thật sẽ đóng vai trò như trụ bảo vệ giúp cố định và lấp đầy khoảng rỗng của mão sứ. Bác sĩ sẽ cần mài đi một phần răng thật để có thể chụp mão sứ lên trên và cố định trong thời gian dài.
Vì sao nên bọc răng sứ?
Những lý do sau đây khiến cho phương pháp bọc răng sứ trở nên phổ biến và được yêu thích:
- Răng bọc sứ nhìn rất tự nhiên
- Bề mặt răng sứ có khả năng kháng vết bám tốt
- Đem đến nét đẹp thẩm mỹ hoàn thiện
- Không cần trải qua quá trình thao tác điều chỉnh răng phức tạp
- Chỉ sau 1-2 lần tới Nha khoa, bạn đã có thể hoàn thiện bộ răng sứ mới
Bọc sứ cho răng là giải pháp cải thiện tình trạng răng miệng cũng như tăng thẩm mỹ cho gương mặt. Tuy nhiên hậu quả bọc răng sứ sai kỹ thuật cũng là điều rất đáng lưu tâm. Dưới đây là những vấn đề bạn dễ gặp phải nếu bọc sứ không đúng cách.
Hậu quả khi bọc răng sứ không đúng cách
Sưng lợi, viêm nướu
Tác hại dễ thấy nhất là những tổn thương trong khoang miệng. Việc lắp mão sứ bị hở cổ, hở nơi tiếp giáp giữa sứ và viền lợi, không khít cùi răng,… sẽ khiến thức ăn bị đọng lại. Sau khoảng thời gian tích tụ mà không vệ sinh hết, nướu sẽ bị sưng viêm, ê buốt, hôi miệng. Về lâu dài, nó dễ hình thành nên những bệnh lý về răng miệng nguy hiểm.
Ảnh hưởng răng gốc
Hậu quả bọc răng sứ sai cách là phần sứ không khít với phần răng gốc khiến những mảng bám xuất hiện trên răng gây tổn thương. Bên cạnh đó, trước khi phục hình răng sứ không được điều trị triệt để bệnh nha chu sẽ khiến phần răng gốc bị hư hại sớm.
Ăn nhai khó khăn
Trường hợp bác sĩ chỉnh khớp cắn không chuẩn sẽ dẫn đến việc răng sứ nhai, cắn trở nên vô cùng khó khăn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mỏi cơ hàm, đau cơ,… thậm chí là viêm khớp thái dương hàm. Nặng nhất là khi mọi trạng thái cử động miệng đều trở nên đau buốt, kể cả ngáp, ăn, nói chuyện,…
Răng nhạy cảm, bị nứt vỡ
Hiện tượng này xảy ra khi bệnh nhân sử dụng loại sứ kém chất lượng. Khi bọc những loại sứ này, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng răng sứ dễ bị mẻ, bung bật cũng như ảnh hưởng đến việc ăn nhai.
Ngoài ra, những mão sứ rẻ tiền sẽ ít có khả năng cách nhiệt. Vì thế mà mỗi khi ăn đồ nóng, lạnh, răng bệnh nhân sẽ cảm thấy đau buốt.
Nguyên nhân bọc răng sứ sai cách
Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ răng miệng mà không quá phức tạp. Đa phần công đoạn này đều diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nguyên nhân khiến quá trình đó thất bại và dẫn đến những hậu quả bọc răng sứ ngoài ý muốn.
Trước khi bọc răng sứ
Trước khi tiến hành bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét để đưa ra những nhận định chính xác nhất. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đi ngược lại với những chỉ định này, bất chấp tình trạng răng hiện tại thì tác hại của việc bọc răng sứ có thể nhìn thấy rất rõ rệt.
Trong khi bọc răng sứ
Quá trình bọc răng sứ bị thất bại 80% là do năng lực chuyên môn của bác sĩ chưa tốt, vì thế dẫn đến việc thực hiện sai kỹ thuật. Những sai sót như mài mòn răng quá mức phạm vào tủy, xương, không bọc khít cổ răng,… sẽ khiến răng thật của bệnh nhân bị hư tổn.
Ngoài ra, việc sử dụng sứ không cao cấp cũng để lại những tác hại làm răng sứ vô cùng phiền toái.
Sau khi bọc răng sứ
Để biết việc bọc răng sứ có thành công hay không thì phải xem xét thêm chất lượng của nó sau một khoảng thời gian. Cụ thể là bệnh nhân có dị ứng với bất kỳ vật liệu gì có trong răng sứ hay không.
Tuy nhiên, không phải cứ bọc răng sứ là bạn có thể hoàn toàn yên tâm về một hàm răng đều và trắng sáng. Nó sẽ nhanh chóng giảm tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ nếu bạn không có cách chăm sóc phù hợp.
Vì sao nên tới Nha khoa DND để bọc răng sứ?
Trình độ bác sĩ
Tại DND, tất cả các khâu từ khám tổng quát, thiết kế nụ cười, làm răng sứ và cuối cùng là lắp răng sứ đều được thực hiện cẩn thận, đồng bộ nên có độ chính xác cao. Phụ trách chính của phòng khám, Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hưng đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hình răng sứ nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ bọc răng sứ tại đây.
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hưng – GĐ Chuyên môn Nha khoa DND
BS Ninh Thị Huê – Chuyên gia phục hình răng sứ
Hệ thống thiết bị hiện đại xứng đáng là địa chỉ tin cậy để bọc răng sứ ở Hà Nội
Nha khoa Quốc tế DND là một trong số ít phòng khám trang bị hệ thống máy Cerec CAD/CAM hiện đại với công nghệ “Phục hình răng sứ thẩm mỹ một lần hẹn”. Đây là hệ thống mới nhất hiện nay của hãng Dentsply Sirona. Hệ thống này trang bị ứng dụng vào các điều trị phục hình trong nha khoa chỉ trong một lần hẹn.
Thông qua máy CAD/CAM Cerec, trung bình bác sĩ có thể làm ra 1 chiếc răng sứ cho khách hàng trong thời gian rất ngắn, chỉ trong vòng hai giờ. Chính bác sĩ sẽ là người thiết kế, và chế tác răng sứ, vì vậy sẽ đảm bảo mức độ chính xác cao nhất cũng như thẩm mỹ nhất cho khách hàng.
Quy trình Bọc Răng Sứ chuẩn Châu Âu
Khi tới thực hiện bọc răng sứ, khách hàng sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất sau đây:
- Thăm khám chuyên môn cùng bác sĩ và hệ thống scan 3D Orthophos SL
- Scan lấy dấu bằng Hệ thống Cerec hiện đại
- Chọn loại sứ tiêu chuẩn nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu
- Tiến hành làm răng sứ ngay tại Nha khoa
- Lắp răng sứ và hoàn thiện
Để thăm khám và trải nghiệm miễn phí hệ thống máy móc hiện đại tại DND, xin mời bạn inbox hẹn lịch tại Fanpage.
- Published in Tin tức
BÁC SĨ DND GIẢI CỨU HÀM RĂNG BỌC SỨ KHÔNG ĐÚNG CÁCH
Khách hàng bọc răng sứ không đúng cách khiến cho hàm răng bị tàn phá nghiêm trọng sau 2 năm với loạt các biến chứng như: Viêm lợi, hỏng tuỷ răng, hỏng chân răng.
Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ (tên tiếng anh là Porcelain Crowns), là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ, mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho nụ cười.
Các trường hợp dưới đây có thể bọc răng sứ để cải thiện thẩm mỹ:
- Răng bị nứt gãy, vỡ, sứt mẻ, hở kẽ.
- Răng có bề mặt men bong tróc, nhiễm màu nặng không thể tẩy trắng được.
- Răng có hình thể không đẹp.
- Răng bị suy yếu do sâu răng nặng, hỏng tuỷ răng.
- Kết hợp khi thực hiện phục hình răng bằng cấy ghép Implant (dùng trong trường hợp bị mất răng vĩnh viễn, tiêu xương ổ chân răng)
Ưu điểm của phương pháp bọc răng sứ
Phương pháp bọc răng sứ không chỉ dừng lại ở mặt thẩm mỹ mà còn giúp cải thiện chức năng ăn nhai, nâng cao sức khỏe răng miệng, cụ thể như sau:
- Tính thẩm mỹ cao: Bọc răng sứ là phương pháp giúp cải thiện những khuyết điểm của hàm răng, mang lại hàm răng với màu sắc, hình dáng đẹp hơn răng thật.
- Phục hồi chức năng ăn nhai tốt: Bọc răng sứ răng đều đẹp và đúng khớp cắn hơn. Vì vậy, nó giúp cải thiện và phục hồi chức năng ăn nhai cho những người răng khấp khểnh, lệch nhẹ.
- Quy trình nhanh chóng: Thông thường khách hàng sẽ mất 3 – 7 ngày để hoàn thiện quá trình bọc răng sứ. Thời gian này bao gồm các quá trình thăm khám, mài răng, lấy dấu răng, chế tạo mão răng sứ và chụp bọc hoàn chỉnh.
- Độ bền cao: Răng sứ được chế tác từ sứ, kim loại, titan nên có độ bền rất cao. Chính bởi vậy, nếu bạn bọc răng sứ có thể duy trì độ bền ổn định, lâu dài.
- Tuổi thọ lâu dài: Răng sứ thường có tuổi thọ trung bình từ 10 – 15 năm tùy theo từng loại sứ. Đặc biệt, với loại răng toàn sứ có thể tồn tại đến hơn 20 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu bạn chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
Là phương pháp phục hình răng sứ thẩm mỹ có nhiều ưu điểm, thế nhưng bọc răng sứ không đúng cách có thể đem lại nhiều hệ luỵ về sức khoẻ cho người dùng.
Bọc răng sứ không đúng cách có những hậu quả nào?
Viêm tuỷ răng
Dấu hiệu của việc viêm tủy sau khi lắp răng sứ bao gồm tình trạng ê buốt răng kéo dài, ê buốt dữ dội, đặc biệt là khi ăn uống nóng lạnh. Nếu tình trạng ê buốt diễn ra liên tục thì khả năng viêm tủy răng không thể phục hồi là rất cao.
Nguyên nhân dẫn đến viêm tủy sau bọc răng sứ có thể tới từ những lý do sau:
– Do mài quá nhiều phần mô răng: Bác sĩ khi phục hình thiếu kinh nghiệm dẫn đến việc mài răng không đúng phương pháp, xâm lấn quá nhiều vào phần mô răng.
– Do thao tác mài cùi răng sai kỹ thuật dẫn đến sinh nhiệt ở phần mũi khoan, dẫn đến viêm tủy.
– Do sử dụng hệ thống tay khoan không đạt tiêu chuẩn khiến cho tuỷ răng bị tổn thương.
Sang chấn khớp cắn
Khớp cắn không được chỉnh tốt dẫn đến răng sứ cao hơn hay bị va đập trong quá trình ăn nhai, dẫn đến việc lực nhai bị dồn quá nhiều lên phần chân răng sứ, gây cảm giác đau. Khi bị sang chấn khớp cắn, bạn sẽ có cảm giác đau tăng lên sau khi ăn hay sau khi ngủ dậy, thậm chí cơn đau còn có thể lan lên đến đầu, kèm theo triệu chứng đau buốt, đau ở vùng trước tai.
Viêm lợi
Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi sau khi bọc răng sứ có thể do nha sĩ mài răng sai kỹ thuật nên đã mài vào khoảng sinh học, dẫn đến việc vi khuẩn xâm nhập vào lợi gây viêm. Ngoài ra, có thể vật liệu được làm răng sứ không đảm bảo an toàn, dẫn đến gây dị ứng cho cơ thể.
Cách khắc phục viêm lợi sau khi bọc răng sứ, tùy vào nguyên nhân có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ phần sứ ra làm lại hay tăng cường vệ sinh răng miệng.
Tuột nướu, đường viền nướu hở ra hoặc đen đường viền nướu.
Hiện tượng này xảy ra phần lớn là do sử dụng nguyên liệu sứ trôi nổi, không nguồn gốc, xuất xứ hay răng sứ kém chất lượng, răng sứ giá rẻ nguồn gốc từ Trung Quốc để làm cho khách hàng. Sử dụng loại sứ này lâu ngày gây xuất hiện tình trạng nướu bị thâm đen, một thời gian sau chất kim loại trong răng sứ sẽ tạo ra muối kim loại điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mô răng xung quanh, đen chân răng hay thậm chí làm mủn chân răng.
Giải cứu hàm răng bọc sứ không đúng cách
Với case thực tế của khách hàng bọc răng sứ không đúng cách suốt 2 năm dẫn đến tình trạng viêm lợi, hỏng tuỷ răng, hỏng chân răng. Phương án duy nhất để giải quyết trường hợp này nhổ toàn bộ chân răng hỏng và cấy ghép Implant thay thế.
Theo Dr Hung Tran, việc bọc răng sứ sai quy cách tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa khôn lường mà nếu không phải bác sĩ có chuyên môn sẽ không thể phát hiện kịp thời.
Dù đã có kinh nghiệm “giải cứu” nhiều hàm răng làm răng sứ hỏng nhưng ThS.BS Trần Hưng vẫn chia sẻ rằng, nhiều lúc phải “toát mồ hôi” nghĩ cách giúp bệnh nhân vì răng đã hỏng toàn bộ mà không phải ai cũng có điều kiện cấy ghép Implant. Chưa kể, việc để hàm răng kém chất lượng như vậy lâu trong miệng cũng đã gây nên những thay đổi không tốt cho khớp nhai và sức khoẻ răng miệng.
Nếu như ngay từ đầu, khách hàng tìm hiểu thông tin và khảo sát trước phòng khám Nha khoa định làm thì có lẽ đã tránh được việc “tiền mất tật mang”.
- Published in Tin tức
DND TỔ CHỨC KHÁM MẮT VÀ RĂNG MIỄN PHÍ CHO 1400 HỌC SINH TRƯỜNG THCS BẾ VĂN ĐÀN
Tiếp tục cuộc hành trình bảo vệ “đôi mắt khoẻ, nụ cười xinh”, chương trình “Ngày hội sức khoẻ học đường” được tổ chức bởi Bệnh viện Mắt Quốc tế DND và Nha khoa quốc tế DND thuộc Hệ thống Y tế Quốc tế DND Brothers đã có mặt tại trường THCS Bế Văn Đàn (Đống Đa, Hà Nội).
Chia sẻ về vấn đề phòng tránh bệnh học đường, cô Đào Thị Hồng Hạnh (Hiệu trưởng trường THCS Bế Văn Đàn) cho biết: “Nhiều khi bố mẹ mải đi làm, bận bịu với công việc không có thời gian chăm chút cho các con, quên mất chuyện kiểm tra định kỳ cho con. Vấn đề về mắt thực sự là vấn đề nhức nhối vì các con bây giờ học và sử dụng điện thoại, máy tính quá nhiều. Chính vì thế khi biết đến chương trình “Ngày hội sức khoẻ học đường”, nhà trường cũng quan tâm ngay để có một địa chỉ tin cậy cho các con được chăm sóc sức khoẻ thì vô cùng tốt”.
Các bạn nhỏ rất hào hứng khi được tiếp thu các thông tin chăm sóc sức khỏe rất bổ ích
Trong hai ngày 5-6/4 vừa qua, hơn 1400 em học sinh đã được đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao trực tiếp kiểm tra – thăm khám tổng quát, nhằm phát hiện ra nhóm bệnh học đường là tật khúc xạ mắt và các bệnh về răng miệng.
Trao đổi sau buổi thăm khám, BS Phạm Thị Hằng (Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Quốc tế DND) cho biết: “Có tới 80% trường hợp các em học sinh mắc các tật khúc xạ về mắt. Có 58% học sinh trong số đó đang đeo những cặp kính chưa tối ưu (sai số, sai tròng, không đúng với số đo tật khúc xạ thực tế) hoặc chưa đeo kính, không đeo kính thường xuyên”.
Bác sĩ Phạm Thị Hằng (Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Quốc tế DND)
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nên việc quan tâm và chăm chút cho đôi mắt của con em mình là vô cùng quan trọng.
“Nguyên nhân là do nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan về tình trạng mắc tật khúc xạ của con em mình như: khám tại các cơ sở không đủ quy trình chuẩn, không đeo kính hoặc sử dụng một số phương pháp điều trị mang tính truyền miệng,… mà không hề hiểu rõ về tật khúc xạ nên vô tình làm cho tình trạng của các con ngày một nặng hơn”, BS Hằng chia sẻ.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc răng miệng ở lứa tuổi học sinh cũng là một vấn đề mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm hơn. Bác sĩ Ninh Thị Huê (Chuyên gia Nha khoa tổng quát tại Nha khoa Quốc tế DND) nhận xét: “Các bạn học sinh khối 6, 7 vẫn còn chưa ý thức chăm sóc răng miệng tốt nên tỉ lệ sâu răng khá nhiều. Một vấn đề chung toàn trường còn tồn tại đó là phương pháp vệ sinh răng miệng chưa đúng cách nên vẫn còn tình trạng cao răng và viêm lợi. Phụ huynh nên ý thức nhiều hơn về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con và đưa đi khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng và có hướng điều chỉnh sớm”.
Viêm lợi, viêm nha chu là những vấn đề thường gặp nhất ở lứa tuổi học sinh do các em chưa biết chăm sóc răng miệng đúng cách.
Một điều đáng mừng là nhiều phụ huynh đã cho con chỉnh nha từ sớm. Tình trạng răng khấp khểnh, lệch lạc khớp cắn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt, mà còn làm giảm chức năng ăn nhai, khó khăn khi vệ sinh răng miệng và dần dẫn đến nhiều bệnh như đau khớp thái dương, lệch mặt… Do đó, niềng răng cho con là phương pháp cải thiện sức khoẻ răng miệng ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn.
Từ 8 -16 là độ tuổi “vàng” niềng răng để trẻ có thể đạt hiệu quả chỉnh nha tối ưu
Quan tâm hơn tới sức khoẻ đôi mắt, nụ cười của trẻ chính là cách để các bậc phụ huynh và nhà trường hỗ trợ cho việc học tập sinh hoạt phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ em.
Sắp tới, chương trình sẽ được tổ chức tại nhiều trường các quận, huyện địa bàn Hà Nội để nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
__________
NHA KHOA QUỐC TẾ DND – DND Dental Clinic
- 157 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Đường Bàng Bá Lân, P. Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang
- 250 Trường Chinh, P. Tân Bình, TP. Hải Dương
- Hotline: 0832.124.124 / 0243.572.7722
___
BỆNH VIỆN MẮT QUỐC TẾ DND – International Eye Hospital
- 126-128 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Đường Bàng Bá Lân, P. Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang
- Đường Trường Chinh, P. Tân Bình, TP. Hải Dương.
- Tổng đài CSKH: 1900.6966
- Email: [email protected]
- Published in Nha Khoa Tổng Quát, Tin tức
Bệnh viêm lợi và viêm quanh răng
Các bệnh lý về lợi, hay còn gọi là các bệnh lý nha chu rất thường gặp trong đời sống hàng ngày. Theo thống kê có tới 90% người Việt Nam mắc phải các bệnh lý này.
Các bệnh lý về lợi có thể được chia thành 2 loại, đó là: Viêm lợi và viêm quanh răng
Viêm lợi
Viêm lợi xảy ra do sự tích tụ của mảng bám vi khuẩn trên răng, và nguyên nhân thường gặp là do thói quen vệ sinh răng miệng kém.
Viêm lợi thường gây ra các triệu chứng: lợi đau, sưng đỏ và rất dễ chảy máu, đặc biệt là khi chải răng. Ngoài ra, còn gây hôi miệng dẫn tới khó khăn trong giao tiếp.
Nếu viêm lợi không được điều trị, nó sẽ tiến triển thành viêm quanh răng.
Viêm quanh răng
Viêm quanh răng là một trong những nguyên nhân gây mất răng hàng đầu trên thế giới.
Viêm quanh răng gây tụt lợi và tiêu xương nâng đỡ quanh răng. Hậu quả lâu dài là răng lung lay nhiều đến mức không giữ được và phải nhổ.
Phòng ngừa và điều trị
Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp phòng ngừa các bệnh về lợi hiệu quả nhất. Nha sĩ khuyên bạn nên chải răng 2 lần/ngày, dùng chỉ tơ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày và kiểm tra sức khoẻ răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.
“Kiểm tra sức khoẻ răng miệng định kỳ tại Nha khoa Quốc tế DND để được phát hiện các bệnh lý về lợi sớm nhất”
Viêm lợi và viêm quanh răng đều là những bệnh lý có thể điều trị được. Với viêm lợi chỉ cần vệ sinh răng miệng tốt và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần là đủ. Với viêm quanh răng thì đòi hỏi những can thiệp phức tạp hơn như phẫu thuật loại bỏ túi lợi, ghép mô liên kết, ghép xương,…
Tại Nha khoa Quốc tế DND, chúng tôi có thể thực hiện được những điều trị từ đơn giản tới phức tạp nhất cho bạn.
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
124 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội
- Published in Nha Khoa Tổng Quát
Wisdom tooth removal
Wisdom tooth extraction is a surgical procedure to remove one or more wisdom teeth — the four permanent adult teeth located at the back corners of your mouth on the top and bottom.
If a wisdom tooth doesn’t have room to grow (impacted wisdom tooth), resulting in pain, infection or other dental problems, you’ll likely need to have it pulled. Wisdom tooth extraction may be done by a dentist or an oral surgeon. Some dentists and oral surgeons recommend wisdom tooth extraction even if impacted teeth aren’t causing problems, as a preventive measure against potential future problems.
Wisdom teeth are the last of your teeth to come in, or erupt, through the gums. Sometimes a wisdom tooth becomes impacted, or stuck below the surface of your gums, and grows at an odd angle, possibly causing complications.
Wisdom teeth, or third molars, are the last permanent teeth to appear (erupt) in the mouth. These teeth usually appear between the ages of 17 and 25. Some people never develop wisdom teeth. For others, wisdom teeth erupt normally — just as their other molars did — and cause no problems.
Many people, however, develop impacted wisdom teeth — teeth that don’t have enough room to erupt into the mouth or grow normally. Impacted wisdom teeth may erupt only partially or not at all.
An impacted wisdom tooth may:
*Grow at an angle toward the next tooth (second molar)
*Grow at an angle toward the back of the mouth
*Grow at a right angle to the other teeth, as if the wisdom tooth is “lying down” within the jawbone
*Grow straight up or down like other teeth but stay trapped within the jawbone
You’ll likely need your impacted wisdom tooth pulled if it results in problems such as pain, infection, damage to an adjacent tooth, development of a fluid-filled sac (cyst) around the wisdom tooth, damage to surrounding bone, complications with orthodontic treatments to straighten other teeth
Preventing future dental problems
Dental specialists disagree about the value of extracting impacted wisdom teeth that aren’t causing problems (asymptomatic).
Here’s the rationale for preventive treatment:
*It’s difficult to predict future problems with impacted wisdom teeth.
*Symptom-free wisdom teeth could still harbor disease.
*Having your wisdom teeth makes you vulnerable to gum disease and tooth cavities.
*Removing impacted teeth lowers the risk of potential problems.
*Serious complications rarely happen in younger adults.
*Older adults may experience difficulty with surgery and complications after surgery.
*Other specialists argue that there isn’t enough evidence to suggest that impacted wisdom teeth not causing problems in young adults will later cause problems. Therefore, they suggest that the expense and risks of the procedure don’t justify the expected benefit.
- Published in Dental Care, Tin tức
NHỮNG LƯU Ý SAU KHI NHỔ RĂNG SỐ 8 (RĂNG KHÔN)
Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn (răng số 8) là vô cùng quan trọng nhằm giúp bạn vệ sinh răng miệng thật tốt sau khi nhổ và tăng tốc độ lành thương. Nha khoa Quốc tế DND xin chia sẻ với bạn các thông tin hữu ích về những việc nên hay nên làm sau khi nhổ răng.
Răng khôn có nên nhổ bỏ hay không?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là chiếc răng gây nhiều tranh cãi bởi vì chức năng của nó không rõ ràng nhưng những phiền toái mà nó mang lại gây nguy hiểm cho con người. Răng khôn được mọc cuối cùng ở vị trí phía trong của hàm khi bạn bước vào tuổi trưởng thành. Vì nó là chiếc răng được mọc cuối cùng, vì vậy nó thường hay mọc lệch, mọc ngầm do bị thiếu chỗ hoặc dễ bị sâu răng cũng như biến chứng nhiễm trùng do khó vệ sinh răng miệng.
Trên thực tế, không phải trường hợp nào mọc răng khôn cũng được chỉ định nhổ bỏ. Nếu răng khôn mọc thẳng hàng và không gặp phải các vấn đề như sâu răng, lợi trùm,… thì có thể giữ lại. Tuy nhiên, răng khôn thường nằm ở vị trí sâu trong hốc miệng, răng thường mọc lệch, đôi khi ngầm trong xương. Tất cả các trường hợp răng khôn mọc bất thường hoặc gặp phải các bệnh lý gây nguy hiểm cho các răng lân cận đều cần nhổ càng sớm càng tốt giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.
Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn:
Nên:
- Cắn chặt miếng gạc trong 20 phút cho đến khi ngừng chảy máu. Sau đó lấy miếng gạc đã sử dụng cho vào túi bóng, buộc chặt rồi vứt vào thùng rác. Lưu ý, không nên ngậm gạc quá lâu vì gạc sẽ hút hết chất dịch huyết tương từ vết thương khiến chúng lâu lành hơn.
- Uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Bạn cần nói trước với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Chườm đá ngoài má để giảm độ sưng ngay sau khi nhổ răng
- Chườm đá ngoài má để giảm độ sưng ngay sau khi nhổ, chườm trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng và chỉ chườm đá trong trường hợp quá đau nhức, sưng đau.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ răng miệng sau 24 – 48h nhổ răng. Súc miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn Kin chuyên dụng.
- Ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt và hạn chế nhai mạnh khu vực răng nhổ. Bạn có thể ăn khoảng 1h sau khi nhổ răng, tránh ăn đồ cứng, nóng, cay.
Không nên:
- Súc miệng mạnh, liên tục hoặc đánh răng trong vòng 24h sau phẫu thuật nhổ răng để tránh làm vỡ cục máu đông
- Chạm vào ổ nhổ bằng tay hoặc lưỡi vì nó có thể làm chảy máu thêm và nhiễm khuẩn vết thương
- Tập thể dục cường độ cao hoặc làm việc quá độ gây mất sức
- Dùng các đồ uống có cồn, có gas, hút thuốc lá trong vòng 24h
- Dùng đá hoặc nước lạnh tiếp xúc trực tiếp lên khu vực vết nhổ răng
- Ngậm nước muối cũng như khạc nhổ suốt buổi sau khi nhổ răng.
- Dùng ống hút, nhai kẹo cao su hoặc dùng lực mạnh khu vực cơ miệng
Không nên súc miệng mạnh sau khi nhổ răng
Liên lạc ngay với nha khoa khi đau răng liên tục, dữ dội, chảy máu quá nhiều hoặc quá lâu, sốt hoặc dị ứng với thuốc để có các phương án giải quyết kịp thời.
- Published in Chăm Sóc Răng Miệng
LÝ DO NÀO KHIẾN NƯỚU/ LỢI CỦA BẠN BỊ CHẢY MÁU???
Không phải khi nướu/lợi bị chạy máu, nguyên nhân đều từ viêm nướu…mà nó còn là dấu hiệu của một số tình trạng bệnh mà cơ thể của bạn báo hiệu nhưng chắc hẳn bạn sẽ không quan tâm và để ý đến điều đó và đến khi tình trạng bệnh phát tác mới phát hiện. Lúc này, có lẽ QUÁ MUỘN!!!
Viêm nướu
Nếu bạn bị chảy máu răng khi vệ sinh miệng thì đây có thể do bệnh viêm nướu – một giai đoạn đầu ở nướu. Tình trạng này xảy ra, khi bạn không loại bỏ mảng bảng tốt, gây lợi của bạn sưng đỏ và chảy máu.
Thay đổi thói quen dùng chỉ nha khoa
Bạn bắt đầu sử dụng lại chỉ nha khoa sau thời gian không dùng? Hoặc bạn mới bắt đầu dùng đến chỉ nha khoa? Và khi sử dụng bạn nhận thấy chảy máu ở lợi, đừng vội lo lắng và từ bỏ thói quen sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch miệng, khả năng loại bỏ tình trạng chảy máu trong tương lai nhé. Vì bạn phải cho nướu/ lợi thích ứng với điều này, sau đó tình trạng này sẽ hoàn toàn biến mất.
Bàn chải quá cứng
Bàn chải quá thô cứng sẽ làm tổn hại đến nướu và chảy máu là điều sẽ xảy ra. Lúc này, điều bạn cần là mua một bàn chải mềm, đánh nhẹ nhàng, kỹ để làm sạch răng và lợi.
Hút thuốc lá
Người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh về lợi/nướu cao gấp đôi so với người khác. Các hóa chất trong khói thuốc lá làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến vết thương tại nướu khó lành hơn và đối với những người hút thuốc nhiều, sử dụng lâu thì lợi/ nướu càng nhanh bị tổn thương, phá hủy.
Sử dụng một số loại thuốc tây dược
Chất làm loãng máu như warfarin (Coumadin) có thể làm chảy máu dễ dàng hơn – kể cả từ nướu răng của bạn. Một số thuốc chống động kinh, huyết áp và thuốc giảm miễn dịch làm cho nướu phát triển quá nhanh, các mô nướu mới này rất nhạy cảm và dễ bị chảy máu khi bạn đánh răng. Thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine và thuốc hạ huyết áp gây khô miệng, có thể góp phần gây ra bệnh nướu răng.
Mang thai
Sự thay đổi của nội tiết tố sẽ làm tăng lưu lượng máu lên nướu khiến nướu phình lớn hơn, đỏ và dễ chảy máu. Lúc này, nướu răng cũng dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn hơn, được gọi là bệnh viêm nướu mang thai. Cần làm: đánh răng kỹ và vệ sinh răng miệng tốt trong những tháng mang thai, ngoài ra, nên thăm khám răng miệng định kỳ để phòng ngừa viêm nướu trong thời gian này, tránh đồ ngọt và thuốc lá để bảo vệ răng và thai nhi.
Bệnh máu khó đông
Những người mắc bệnh rối loạn về máu như bệnh hemophilia và von Willebrand thường khiến máu khó cầm khi bị tổn thương. Và chảy máu nướu răng cũng là dấu hiệu từ bệnh máu khó đông.
Bệnh máu trắng
Còn gọi là ung thư tủy xương – nơi tạo ra các tế bào máu. Khi mắc bệnh này, cơ thể bạn tạo ra quá nhiều tế bào bạch cầu bất bình thường, nếu không có đủ tiểu cầu, máu sẽ khó đông và lợi dễ bị chảy máu. Điều trị bằng hóa trị cũng có thể làm giảm lượng tiểu cầu và gây chảy máu nướu răng.
Do răng giả không vừa khít
Răng giả giúp bạn có nụ cười tự nhiên, trông thẩm mỹ hơn, đồng thời giúp bạn ăn nhai thỏa thích hơn. Nhưng nếu răng giả không vừa khít với hàm của bạn thì chúng không những gây bất tiện trong ăn nhai, phát âm, gây trơn trượt trong vòm miệng mà còn khiến lợi/ nướu bị trầy xát, đau đớn.
Bệnh tiểu đường
Khi mắc bệnh tiểu đường, các mảng bám ở răng nhanh chóng hình thành và phát triển hơn do cơ thể không thể chống lại các vi khuẩn có hại gây ra. Nướu/ lợi chảy máyu khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa cũng là 1 trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường dẫn đến viêm nướu.
Stress
Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng hóa học gây nên viêm và bệnh nướu răng. Và bạn có xu hướng ăn nhiều đồ ngọt hơn, uống rượu, hoặc hút thuốc lá, chính những thói quen này khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn trong miệng của bạn.
Xơ Gan
Một dấu hiệu của xơ gan là chảy máu, bao gồm chảy máu cam và chảy máu nướu. Các triệu chứng khác là da và mắt bị vàng, tụt cân, đau ở phía bụng phải.
Di truyền
Nếu gia đình bạn có gen bệnh về nướu thì khả năng bạn cũng bị di truyền điều này. Tuy nhiên, điều này không quyết định tất cả mà nó phụ thuộc vào việc vệ sinh răng miệng của bạn ra sao và thăm khám định kỳ thế nào.
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
- Published in Chăm Sóc Răng Miệng, Nha Khoa Tổng Quát