Niềng răng hay còn gọi là chỉnh nha, đây là một chuyên khoa trong nha khoa, là một chuyên khoa đặc biệt chuyên điều trị các bệnh nhân có răng mọc lệch lạc.
Niềng răng được hiểu đơn giản là một phương pháp điều trị nha khoa để giúp răng của bạn đẹp hơn và bạn sẽ ăn nhai tốt hơn. Niềng răng bằng mắc cài hoặc các khí cụ niềng răng khác sẽ tạo áp lực nhẹ nhàng trên răng của bạn. Sau thời gian niềng răng từ vài tháng tới vài năm, áp lực đó sẽ di chuyển răng của bạn vào vị trí đúng.
Niềng răng không chỉ giúp bạn có nụ cười rạng rỡ hơn mà sức khỏe răng miệng của bạn cũng tốt hơn. Một hàm răng thẳng đều sẽ dễ dàng làm sạch và ít nguy cơ bị sâu răng hay chấn thương răng hơn một hàm răng lệch lạc. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với thẩm mỹ và chức năng của răng bạn thì niềng răng hoàn toàn có thể giúp bạn thay đổi điều này.
Bác sỹ chỉnh nha sẽ sử dụng các dụng cụ chỉnh nha, như: mắc cài, dây cung, chun, minivis… để giúp bạn:
- Đóng khoảng trống giữa các răng.
- Làm thẳng các răng bị chen chúc
- Điều trị hô (vẩu), hoặc móm cho răng của bạn
- Cải thiện giọng nói, ăn nhai (chức năng miệng)
- Cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn
- Ngăn ngừa mòn răng hoặc chấn thương răng nặng
- Điều trị sai khớp cắn
1/ Tại sao bạn nên niềng răng?
Trước hết, để hiểu tại sao bạn nên niềng răng thì bạn cần hiểu khái niệm về sai khớp cắn để có thể tự đánh giá phần nào tình trạng răng miệng của mình.
Sai khớp cắn theo đúng nghĩa đen là khớp cắn xấu, không tốt cho răng miệng. Xương hàm và răng của một số người phát triển không đúng. Sai khớp cắn được biết đến như các trường hợp răng chen chúc, lệch lạc hoặc tương quan hai hàm không tốt. Nguyên nhân có thể do chấn thương răng hoặc xương hàm từ nhỏ, sự phát triển bất thường của răng – mặt, thói quen mút ngón tay thường xuyên từ nhỏ hoặc có những lý do không được biết rõ.
Thông thường, sai khớp cắn không ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân, sai khớp cắn không phải là bệnh. Đó là sự thay đổi của vị trí răng bình thường. Tuy nhiên, sai khớp cắn có thể ảnh hưởng tới hình dáng mặt của con người và thẩm mỹ răng của họ, và điều này có thể dẫn đến những ngượng ngùng, thiếu tự tin, và thậm chí là trầm cảm.
Sai khớp cắn nặng có thể khiến bạn khó nhai thức ăn, một số răng có thể bị mòn. Sai khớp cắn cũng sẽ gây ra căng cơ và đau khớp thái dương hàm. Có thể ảnh hưởng tới sự ăn uống, khả năng phát âm và giữ răng sạch.
Nếu răng của bạn gặp phải một hoặc nhiều các vấn đề dưới đây thì bạn nên đi niềng răng.
- Hô răng – việc điều trị hô không chỉ để cải thiện thẩm mỹ của bạn, mà còn bảo vệ răng không bị tổn thương. Những người bị hô răng ra trước có nguy cơ cao bị chấn thương răng khi chơi thể thao, ngã…
- Khớp cắn sâu (cắn quá mức) – Khi hai hàm cắn lại với nhau, các răng hàm trên trùm quá mức vào các răng hàm dưới. Nếu cắn sâu không được điều trị thì sẽ tổn thương lợi và xương mặt trong các răng cửa hàm trên, các răng này sẽ bị tiêu xương dẫn đến lung lay và mất sớm.
- Khớp cắn ngược – khi hai hàm cắn lại với nhau, các răng hàm trên nằm ở phía trong các răng hàm dưới. Khớp cắn ngược nên được điều trị càng sớm càng tốt vì đây là một sai khớp cắn nặng. Do lực cắn từ hàm trên xuống hàm dưới không đúng nên sẽ gây tiêu xương mặt ngoài các răng cửa hàm dưới, từ đó dẫn đến lung lay và mất răng sớm.
- Khớp cắn hở – Khi các răng hai hàm cắn lại với nhau, có một khoảng hở giữa các răng hàm trên và hàm dưới. Khớp cắn hở khiến hai hàm không khít lại với nhau khi ăn nhai, thức ăn sẽ không được nghiền nhỏ dẫn đến nhiều hậu quả không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Khe thưa giữa các răng – có những khoảng trống giữa các răng, do thiếu răng hoặc đơn giản là các răng nhỏ so với cung hàm lớn. Khe thưa giữa các răng gây mất thẩm mỹ, hiệu quả ăn nhai không tốt.
- Răng chen chúc – Nếu xương hàm của bệnh nhân hẹp, có thể không đủ khoảng cho tất cả các răng. Răng chen chúc, lệch lạc rất khó để làm sạch, có nguy cơ cao bị sâu răng và các bệnh lợi.
2/ Khi nào tôi có thể bắt đầu điều trị niềng răng
Niềng răng không phải là phương pháp chỉ dành cho trẻ em, vì các răng có thể di chuyển ở mọi lứa tuổi. Trong thực tế, càng ngày càng có nhiều người trưởng thành niềng răng để cải thiện thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của họ. Bác sỹ chỉnh nha sẽ khám lâm sàng, chụp xquang để phân tích, sau đó sẽ đưa ra chẩn đoán và kế hoạch điều trị chỉnh nha phù hợp nhất cho bạn.
Trong nhiều trường hợp, niềng răng bắt đầu trước khi tất cả các răng vĩnh viễn mọc hết. Đây được gọi là phương pháp niềng răng phòng ngừa hay niềng răng sớm. Sau khi đã khám lâm sàng, chụp xquang để nghiên cứu kỹ, bác sỹ chỉnh nha sẽ quyết định xem trẻ có cần niềng răng sớm để điều trị sai khớp cắn hay không. Niềng răng sớm để phòng ngừa các bất thường ở răng và xương của trẻ, tránh các bất thường nặng hơn trong tương lai.
3/ Thời gian niềng răng mất bao lâu
Niềng răng là phương pháp điều trị mất thời gian. Tổng thời gian điều trị phục thuộc vào tuổi bạn bắt đầu niềng răng, tình trạng răng miệng của bạn, kỹ thuật điều trị mà bạn chọn…Thời gian điều trị từ khi bạn bắt đầu mang khí cụ cho đến khi bạn tháo khí cụ có thể từ vài tháng tới vài năm. Thông thường, thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn ở người trưởng thành so với trẻ em và thanh thiếu niên. Hầu hết mọi người sẽ niềng răng trong khoảng thời gian từ 18 – 24 tháng.
Từ nay đến hết 31/5/201, Nha khoa và Da thẩm mỹ Quốc tế DND phối hợp cùng Invisalign tổ chức chương trình TRỢ GIÁ đặc biệt:
- Ưu đãi 20% cho 10 khách hàng đầu tiên đăng ký
- Ưu đãi 11% cho khách hàng đăng ký từ số 11
Để nhận ưu đãi các bạn chỉ cần làm một trong 2 bước sau:
- Gọi điện đến hotline 0832 124 124 để đặt lịch
- Inbox vào fanpage https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi nhé các bạn!!!
_________
Nha khoa Quốc tế DND – Nơi trao gửi sức khỏe nụ cười
🍀 157 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
🍀 Đường Bàng Bá Lân, phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang
🔹 Website: http://nhakhoadnd.com/
🔹 Fanpage: Nha khoa quốc tế DND
📞 Hotline: 0832.124.124
☎ Tổng đài CSKH: 1800 1055