Một hàm răng không đều và đẹp khiến những đứa trẻ khi lớn lên sẽ phải trải qua giai đoạn tâm lý mặc cảm, không dám cười, cười không tự nhiên hoặc tự ti trong giao tiếp, sinh hoạt. Điều này ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành trong suy nghĩ, tính cách, các mối quan hệ và thậm chí tương lai của trẻ sau này.
Nhận thức được những điều trên, các bậc cha mẹ ngày nay rất có ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe và tình trạng răng miệng của các con. Đối với trẻ con, do cấu trúc xương hàm còn khá yếu và đang dần hoàn thiện nên biện pháp nha khoa chủ yếu được áp dụng là niềng răng. Niềng răng giúp thay đổi vị trí, xương hàm, chiều và hướng của răng một cách an toàn, hiệu quả.
Các giai đoạn phát triển của răng
Giai đoạn răng sữa (<5 tuổi)
Quá trình mọc răng sữa của bé bắt đầu từ 6 tháng tuổi cho đến khi bé được 2 – 3 tuổi. Hoàn tất quá trình này, bé sẽ có gần như đủ các răng trong khuôn miệng. Ngoài chức năng ăn nhai, phát âm, răng sữa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương hàm và giữ đúng vị trí mọc lên của răng vĩnh viễn. Ở độ tuổi này, các vấn đề thường xuyên gặp phải ở trẻ là sâu răng và răng lung lay. Các biện pháp can thiệp vào răng của trẻ chỉ nên dừng lại ở việc thăm khám, nhổ hoặc hàn răng sâu.
Giai đoạn răng hỗn hợp (6 – 12 tuổi)
Vào giai đoạn này, sự phát triển răng của trẻ đã dần đi vào ổn định. Răng sữa mất đi và các răng vĩnh viễn dần dần mọc lên thay thế. Cấu trúc xương hàm cũng phát triển ổn định hơn, cung hàm chưa cứng chắc nên các can thiệp nhằm di chuyển các răng về vị trí mong muốn sẽ dễ dàng hơn. Ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh nên chú ý đến vấn đề răng miệng của con, cần có sự tư vấn của các bác sĩ nhằm có các biện pháp tiền chỉnh nha nhằm hạn chế phải nhổ răng sau này cho trẻ.
Giai đoạn răng vĩnh viễn (>13 tuổi)
Giai đoạn răng vĩnh viễn là thời điểm trẻ bước vào tuổi dậy thì, cấu trúc xương răng và cung hàm đã ổn định, cứng chắc, các biểu hiện về răng lệch lạc, hô, móm… biểu hiện rõ nhất. Sau khi kết thúc quá trình mọc răng vĩnh viễn, các răng này sẽ tồn tại mãi mãi, không mất đi cũng như không mọc lại.
Ở độ tuổi 13 – 18 tuổi, đây là thời gian đầu của răng vĩnh viễn cũng là thời gian tốt nhất để can thiệp vào cấu trúc răng, nắn chỉnh và sắp xếp lại các vị trí của răng.
Trên 30 tuổi là giai đoạn can thiệp sẽ gây khó khăn hơn cho người có nhu cầu chỉnh nha do xương hàm và răng đã ổn định và vững chắc, cần có sự tư vấn chi tiết của các bác sĩ để có các lộ trình điều trị hiệu quả.
Những trường hợp nên can thiệp chỉnh nha cho trẻ
- Răng thưa
Răng thưa là trường hợp răng mọc bị thiếu (theo tiêu chuẩn là 32 răng đối với người trưởng thành) và khoảng các giữa các răng quá xa nhau. Răng thưa thường xuất hiện ở vị trí răng cửa cả ở hàm trên và hàm dưới gây mất thẩm mỹ khi cười.
- Răng khấp khểnh
Răng khấp khểnh là trường hợp răng mọc lệch lạc, chen chúc và lộn xộn do sai lệch khớp cắn và vị trí cung hàm. Răng khấp khểnh thường do các thói quen lúc nhỏ như mút tay, đẩy lưỡi hoặc không nhổ răng sữa đúng cách và một phần do di truyền. Những trường hợp răng khấp khểnh thường thiếu thẩm mỹ khi cười, gây tự ti, mặc cảm trong suy nghĩ, giao tiếp.
- Răng hô, răng vẩu
Răng hô, vẩu là trường hợp cung hàm mọc không chuẩn theo phương thẳng đứng, khớp cắn lệch và xương hàm đưa ra quá mức so với trán hoặc mũi ở răng hàm trên. Những người trong trường hợp này thường cười hở lợi với diện tích lớn và cung răng có xu hướng nhô ra phía trước.
- Răng móm
Răng móm là trường hợp ngược lại của răng hô khi cung hàm răng dưới nhô ra phía trước so với hàm răng trên. Những người ở trường hợp này xương hàm dưới và cằm có xu hướng đẩy ra phía trước gây lệch, biến dạng khuôn mặt.
Thời điểm nào là thích hợp nhất để chỉnh nha?
Theo các bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao cho biết, chỉnh nha quá sớm là không nên vì răng sữa còn rất yếu và chỉ là răng tạm thời, sẽ rụng đi và mọc răng vĩnh viễn vào thay thế. Như vậy, nếu chỉnh nha khi trẻ còn răng sữa sẽ không hiệu quả, đồng thời tác vào hệ thống răng miệng của trẻ khi còn quá sớm có thể gây các biến chứng khó lường trước được. Đối với những trường hợp bé bị móm, khớp cắn sâu, cắn hô ra ngoài… nên được can thiệp sớm bằng các biện pháp tiền chỉnh nha. Khi phụ huynh nhận thấy, trẻ đã thay hết nhóm răng cửa và 4 răng hàm số 6, có thể đưa bé đến các phòng khám nha khoa để niềng khí cụ 204. Khí cụ này vừa giúp nắn chỉnh các răng đã mọc, mà còn định hướng tạo khoảng cho các răng sắp mọc sau này.
Độ tuổi tốt nhất nên đi thăm khám xem liệu trẻ có cần chỉnh nha hay không là từ 7-8 tuổi. Ở giai đoạn này, thông qua phim chụp X – quang các bác sĩ sẽ dự đoán được các hướng, chiều của răng mọc lệch đồng thời dự đoán được thời điểm nên có các can thiệp chỉnh nha cho trẻ.
Thời điểm tốt nhất để chỉnh nha khi trẻ đã hoàn tất quá trình mọc răng vĩnh viễn là từ 13 – 18 tuổi. Tuy nhiên, tùy trường hợp mà can thiệp phù hợp chứ không nhất thiết phải đợi tuổi, khi được can thiệp kịp thời sẽ giúp cho quá trình chỉnh nha được rút ngắn đi rất nhiều.
Những lưu ý sau chỉnh nha mà cha mẹ cần biết
Để quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả cao, các bậc phụ huynh cần ý thức cao trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, tuyệt đối tuân thủ lịch hẹn và lời khuyên của các bác sĩ. Ngoài ra, cha mẹ cần thường xuyên cập nhật tình hình răng miệng của trẻ, đặc biệt khi có các dấu hiệu bất thường xảy ra để có các can thiệp phù hợp.
Đặc biệt, các bậc cha mẹ cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín, an toàn để có một nụ cười thật xinh cho con trẻ.
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
124 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024 3572 7722 | Hotline: 0832 124 124
_________
Nha khoa Quốc tế DND – Nơi trao gửi sức khỏe nụ cười
🍀 157 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
🍀 Đường Bàng Bá Lân, phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang
🔹 Website: http://nhakhoadnd.com/
🔹 Fanpage: Nha khoa quốc tế DND
📞 Hotline: 0832.124.124
☎ Tổng đài CSKH: 1800 1055