Răng sứ thẩm mỹ là phương pháp phục hình răng làm thay đổi màu sắc và hình dáng răng thật, giúp nụ cười mới trắng sáng và tự nhiên hơn. Tuy nhiên nhiều khách hàng khi làm răng sứ vẫn có 1 nỗi lo rằng là: Liệu sau khi bọc sứ, trong quá trình ăn uống có làm sứ bị xuống màu nhanh không và cách xử lý cho tình trạng này là gì?
1. Răng sứ có bị đổi màu không?
Có 1 loại sứ phổ biến và thường gặp nhất hiện nay là: Răng sứ kim loại và Răng sứ toàn phần.
Răng sứ kim loại với phần lõi được cấu tạo từ kim loại, bên ngoài được bao bọc bởi 1 lớp sứ mỏng. Chính vì thế rất dễ gây ra hiện tượng oxy hóa làm răng sứ bị đổi màu, trở nên đục hơn và về lâu dài có nguy cơ làm đen chân răng hoặc phần viền nướu.
Nha khoa Quốc tế DND sử dụng vật liệu sứ chất lượng cao, nhập khẩu từ châu Âu nên đạt đến mức độ thẩm mỹ rất cao
Ngược lại, với Răng sứ toàn phần được cấu tạo hoàn toàn từ chất liệu sứ với bề mặt hoàn toàn nhẵn và bóng mịn. Đối với các dòng răng sứ cao cấp tại Nha khoa Quốc tế DND được nhập khẩu trực tiếp từ Đức, Ý,… cùng tay nghề tạo tác tinh xảo của đội ngũ y bác sĩ giúp chất lượng răng sứ tại Nha khoa Quốc tế DND đạt đến mức độ hoàn thiện và thẩm mỹ rất cao.
Đặc biệt, bề mặt sứ được phủ lên một lớp men chống nhiễm màu và chống nhiễm khuẩn công nghệ cao nên theo lý thuyết, răng toàn sứ sẽ không gặp phải tình trạng đổi màu theo thời gian. Tuy nhiên bên cạnh đó, răng sứ vẫn có khả năng bị xỉn màu sau một thời gian sử dụng bởi một số nguyên nhân sau đây.
2. Nguyên nhân gây đổi màu răng sứ
2.1. Do kỹ thuật bọc sứ không đảm bảo
Tính chất răng sứ cơ bản sẽ không bị đổi màu do các yếu tố bên ngoài nhưng trong quá trình bọc răng sứ nếu thực hiện sai kỹ thuật sẽ làm giảm độ bền, chất lượng và tính thẩm mỹ của răng.
Răng sứ được bọc không khít, sát vào phần chân răng sẽ tạo ra khoảng trống làm vi khuẩn xâm nhập vào, gây nên những tác hại về mặt thẩm mỹ và quá trình ăn nhai.
Răng sứ bị hở chân răng
2.2. Do chế độ chăm sóc chưa phù hợp
Vấn đề chăm sóc răng miệng khi bọc sứ là vô cùng quan trọng. Các loại thực phẩm sau khi ăn uống sẽ bám vào phần bề mặt răng, nếu không được vệ sinh răng miệng cẩn thận các mảng bám và vi khuẩn sẽ làm mòn lớp men sứ tạo nên các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt khiến chúng dễ bám màu hơn và làm răng sứ bị xỉn màu.
2.3. Do răng sứ đã cũ
Sau một thời gian dài sử dụng, dưới tác động của nhiều yếu tố bên ngoài như đồ ăn/thức uống giàu tính axit hoặc đậm màu, màu sắc răng sứ cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều sau thời gian.
2.4. Do tụt lợi làm hở phần keo dán sứ
Phần lợi (nướu) sẽ bị lão hóa theo thời gian và tụt dần ra khỏi răng. Khi bọc sứ, phần mão sứ sẽ được cố định vào lợi bằng một lớp keo chuyên dụng vì vậy khi xảy ra tình trạng tụt lợi, lớp keo này cũng sẽ bị hở ra ngoài, bám dính vào bề mặt răng kết hợp với quá trình ăn uống hằng ngày gây ra tình trạng răng ố vàng.
3. Cách hạn chế việc đổi màu răng sứ
-
Sử dụng răng toàn sứ thay cho răng sứ kim loại để tránh tình trạng oxy hóa gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lâu dài.
-
Có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau mỗi bữa ăn là vô cùng cần thiết. Cần kết hợp sử dụng thêm một số sản phẩm chuyên dụng như tăm nước, chỉ nha khoa,… để hạn chế tối đa tình trạng giắt thức ăn vào các kẽ răng.
-
Kiểm tra định kỳ thường xuyên, tối thiểu 6 tháng/lần.
-
Chọn các địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện bọc sứ để đảm bảo được chất lượng của sứ và tay nghề của bác sĩ.
_________
Nha khoa Quốc tế DND – Nơi trao gửi sức khỏe nụ cười
🍀 157 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
🍀 Đường Bàng Bá Lân, phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang
🔹 Website: http://nhakhoadnd.com/
🔹 Fanpage: Nha khoa quốc tế DND
📞 Hotline: 0832.124.124
☎ Tổng đài CSKH: 1800 1055