Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng được xem là toàn diện nhất hiện nay cho các trường hợp mất răng. Sau khi trồng răng Implant, bệnh nhân có thể ăn nhai như răng thật, hoàn chỉnh khớp nhai, cân đối gương mặt và thẩm mỹ. Tuy nhiên, những trường hợp nào được chỉ định và chống chỉ định trồng răng Implant, hãy cùng Nha khoa Quốc tế DND tìm hiểu nhé!
Trồng răng Implant là gì?
Trồng răng Implant được thực hiện bằng cách cấy ghép trụ Implant, được làm bằng titanium nguyên chất vào trong xương hàm thay thế phần chân răng đã bị mất. Sau khi quá trình trụ Implant tích hợp với xương hàm hoàn chỉnh, phần mão sứ sẽ được lắp lên trụ của Implant đó – tạo ra chiếc răng giả hoàn hảo như răng thật mà không xâm lấn đến những chiếc răng thật khác.
Cấu tạo răng Implant bao gồm:
- Trụ implant: là phần được đặt cố định vào xương hàm, như một chân răng thật. Tùy vào kích thước xương, tình trạng xương, vùng răng mà bác sĩ sẽ chọn loại Implant có kích thước phù hợp.
- Abutment: cùi phục hình trên implant. Abutment được gắn với trụ implant bằng ốc vít có vai trò nâng đỡ mão răng sứ hoặc cầu răng.
- Phục hình: răng sứ, mão hoặc cầu răng sẽ được gắn cố định vào abutment.
Chỉ định và chống chỉ định trồng răng Implant
Chỉ định trồng răng Implant
Trồng răng Implant có thể áp dụng được cho tất cả các trường hợp mất răng, từ mất một vài răng đơn lẻ cho đến mất toàn bộ răng và không mắc các bệnh nằm trong mục chống chỉ định.
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện trồng răng Implant nếu bệnh nhân có nhu cầu và thuộc những trường hợp như:
Răng hư hỏng cần phải nhổ bỏ
Trong trường hợp này, răng cần được nhổ bỏ sớm để tránh bệnh lý của răng làm tiêu xương hàm. Đồng thời, khi thực hiện nhổ răng bác sĩ cần có kỹ thuật tốt để không làm tổn thương xương ổ răng. Sau khi nhổ răng bạn hãy trồng răng Implant để đảm bảo không gặp khó khăn trong sinh hoạt hay thẩm mỹ.
Răng bị nha chu nghiêm trọng
Khi răng đã bị nha chu không thể giữ được hoặc không thể vệ sinh tốt được thì bạn nên nhanh chóng nhổ đi để tránh nhiễm trùng và tiêu xương lan rộng. Sau đó, hãy trồng răng Implant ngay để ngăn tình trạng tiêu xương kéo dài. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng xương hàm của bạn trước khi thực hiện trồng răng Implant, nếu cần thiết bác sĩ sẽ ghép xương hàm cho bạn. Sau một vài tháng xương hàm ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành trồng răng Implant.
Mất răng lâu ngày
Việc để trống hàm quá lâu có thể khiến tiêu xương, tụt lợi. Khi đó, phương pháp trồng răng Implant sẽ là giải pháp tối ưu để phục hình răng cho bạn. Nếu bị tiêu xương, bạn có thể phải tiến hành phẫu thuật nâng xoang ghép xương trước khi trồng răng Implant.
Mất nhiều răng cạnh nhau
Nếu sử dụng hàm tháo lắp hoặc làm cầu răng sứ thì việc tiêu xương hàm là không tránh khỏi. Do đó, khi mất nhiều răng cạnh nhau nên trồng răng Implant. Trường hợp này có thể trồng ít trụ Implant hơn số răng bị mất để tiết kiệm chi phí. Bác sĩ sẽ tính toán kỹ số lượng trụ tối thiểu để đảm bảo lực nhai không quá tải trên Implant.
Mất răng toàn hàm
Trường hợp này cần cấy ghép Implant để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ thực hiện kĩ thuật All-On-6 hoặc All-on-8 để phục hình toàn hàm. Thời gian để cấy ghép Implant toàn hàm khoảng 1 -3 tháng, tùy cơ địa từng người. Nếu bệnh nhân bị tiêu xương hoặc mất xương hàm thì cần thời gian lâu hơn.
Chống chỉ định của trồng răng Implant
Chống chỉ định tuyệt đối
- Bệnh nhân dưới 16 tuổi. Đây là giai đoạn xương hàm các em còn đang phát triển và chưa hoàn chỉnh, ổn định; việc can thiệp các biện pháp chỉnh nha có thể dẫn tới rối loạn dương hàm, tác động không được tốt đến cấu trúc khuôn mặt của các em sau này.
- Bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai. Bởi Trồng răng Implant bệnh nhân sẽ được chỉ định một số loại kháng sinh, kháng viêm… chúng sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
- Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, xuất huyết giảm tiểu cầu, máu khó đông… Những trường hợp này thường khó cầm máu khi cắm Implant, và ảnh hưởng tới quá trình tích hợp của Implant với xương.
Chống chỉ định tương đối.
- Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm quanh chân răng, sâu răng, viêm nướu hoặc có một ổ nhiễm trùng bất kỳ trong khoang miệng. Bệnh nhân cần điều trị thật tốt trước khi tiến hành trồng răng Implant, nếu không quá trình viêm nhiễm sẽ gây viêm quanh trụ Implant và thất bại.
- Thiếu thể tích và chất lượng xương khiến xương không đạt yêu cầu trồng răng Implant cần thiết. Trường hợp này thường gặp ở các bệnh nhân mất răng lâu ngày, đặc biệt là ở hàm trên, không điều trị phương pháp phục hình thích hợp gây tiêu xương. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bác sĩ có thể thực hiện ghép xương, nâng xoang hàm cho bạn để tăng thể tích xương trước khi cắm ghép. Xương sẽ được đầy đặn, chắc khỏe đạt yêu cầu cấy ghép.
- Cao huyết áp và tiểu đường đơn thuần. Bệnh nhân cần điều trị huyết áp và tiểu đường ổn định trước khi trồng răng Implant nha khoa.
- Hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá sẽ làm chậm quá trình lành thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm hỏng quá trình tích hợp xương.
Với đội ngũ y bác sĩ được đào tạo xuất sắc và từng thực hiện hàng nghìn ca với tỉ lệ thành công 100%, Nha khoa Quốc tế DND là một lựa chọn hoàn hảo để tới trồng răng Implant, mang đến cho bệnh nhân dịch vụ tốt nhất, trải nghiệm dễ chịu nhất.
Nha khoa Quốc tế DND được công nhận đạt chuẩn Y tế, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, chất lượng cao, hỗ trợ tốt nhất cho bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị:
- Hệ thống máy cấy ghép cùng phòng cắm Implant riêng biệt
- Hệ thống máy chụp 3D Orthophos SL mang lại kết quả khám chính xác cho từng bệnh nhân
- Cam kết vô khuẩn tuyệt đối nhờ phòng tiệt trùng riêng biệt với 3 bước tiệt trùng đạt tiêu chuẩn máy khử khuẩn Melag với tiêu chuẩn khử khuẩn cao nhất của liên minh Châu Âu.
- Hệ thống ghế khám riêng biệt đảm bảo sự riêng tư, sạch sẽ và thoải mái cho từng khách hàng.
_________
Nha khoa Quốc tế DND – Nơi trao gửi sức khỏe nụ cười
🍀 157 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
🍀 Đường Bàng Bá Lân, phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang
🔹 Website: http://nhakhoadnd.com/
🔹 Fanpage: Nha khoa quốc tế DND
📞 Hotline: 0832.124.124
☎ Tổng đài CSKH: 1800 1055