Điều trị nội nha – Giải phóng cơn đau do viêm tủy răng
Nha sĩ nói rằng răng của bạn phải điều trị nội nha. Điều này có nên làm bạn lo lắng? Câu trả lời là không.
Theo AAE (American Association of Endodontists) – Hiệp hội nội nha Hoa Kỳ, hàng năm có hàng triệu chiếc răng được cứu chữa bằng điều trị nội nha, tức là có hàng triệu người giữ lại được chiếc răng của mình mà không phải nhổ đi.
Điều trị nội nha gì?
Bên trong một chiếc răng có khoang tuỷ chứa tuỷ răng, tuỷ răng bao gồm thần kinh, mạch máu và các tế bào giúp nuôi dưỡng và phát triển chiếc răng.
Trong quá trình ăn nhai, tuỷ răng có thể bị viêm hoặc hoại tử do các nguyên nhân như sâu răng, mòn răng, chấn thương răng,… Khi đó, nó sẽ gây đau nhức cho bạn, và lúc này bạn phải tới điều trị nội nha để giải quyết cơn đau và giữ lại răng.
Điều trị nội nha hay điều trị tuỷ là quá trình lấy sạch tuỷ bị tổn thương, sau đó trám bít lại hệ thống ống tuỷ bằng một loại vật liệu khác để thay thế cho tuỷ răng đã bị lấy đi. Như vậy, chiếc răng sẽ tồn tại mà không còn tuỷ răng.
Điều trị nội nha tại Nha khoa Quốc tế DND
Nha khoa Quốc tế DND là cơ sở đầu tiên tại miền Bắc có trang bị máy chụp xquang 3D CT ConeBeam GXDP 700 Gendex dùng trong điều trị nội nha.
Không giống như máy chụp xquang 2D thông thường với những góc nhìn hạn chế, hệ thống máy xquang 3D hiện đại này cho phép chúng tôi quan sát được mọi hệ thống ống tuỷ ở tất cả các góc độ.
Điều này có nghĩa kết quả điều trị nội nha sẽ được đảm bảo thành công tới 100% tại Nha khoa Quốc tế DND:
“Nha khoa Quốc tế DND cam kết mang đến dịch vụ điều trị nội nha tốt nhất cho bạn, với các tiêu chí: An toàn, Hiệu quả và Đơn giản”.
- Published in Nha Khoa Tổng Quát
Có nên lấy cao răng cho trẻ em hay không?
Lấy cao răng là phương pháp vệ sinh răng miệng cần được thực hiện ở cả trẻ em và người trưởng thành để có một khoang miệng sạch và loại bỏ các nguy cơ bệnh lý nguy hiểm.
Tại sao cần thực hiện lấy cao răng ở trẻ em?
Cao răng là các mảng bám do thức ăn bám lâu ngày trên bề mặt răng không được làm sạch kỹ mà hình thành. Đối với trẻ em, vấn đề lấy cao răng cần phải quan tâm và chú ý nhiều hơn bởi quá trình vệ sinh chăm sóc răng miệng không tốt như người lớn, các mảng bám thức ăn tồn tại sẽ tạo thành mảng dính cao răng. Do đó, nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng ở trẻ em là rất lớn. Để ngăn ngừa nguy cơ này, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở nha khoa để các bác sĩ khám và lấy cao răng cho trẻ.
Tác hại của cao răng đối với sức khỏe răng miệng của trẻ?
Tình trạng cao răng tồn tại lâu ngày trong khoang miệng sẽ gây nên những bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của trẻ bởi:
- Cao răng là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất trong khoang miệng
- Trực tiếp gây nên các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm nhiễm các mô mềm quanh nướu…Một số trường hợp còn gây nên tình trạng nướu bị tụt, chân răng lộ ra ngoài khiến nướu bị lung lay dẫn đến mất răng.
- Cao răng gây mất thẩm mỹ và gây hôi miệng.
Khi gặp các vấn đề về răng miệng sẽ làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, khó khăn trong ăn uống, quấy khóc…Bên cạnh đó, bệnh viêm nướu, tụt lợi sẽ dẫn đến nguy cơ răng sữa rụng quá sớm khi răng vĩnh viễn chưa mọc, khiến hàm răng sau này lệch lạc, kém thẩm mỹ…
Quy trình lấy cao răng cho trẻ tại Nha khoa Quốc tế DND
- Khám tổng quát khoang miệng và ổn định tâm lý cho trẻ
- Lấy cao răng cho trẻ
- Đánh bóng răng
- Lời khuyên vệ sinh răng miệng và hẹn lịch lấy cao răng tiếp theo
Như vậy, với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi “Có nên lấy cao răng cho trẻ em hay không?” Để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất cho con bạn, bạn hãy đưa con đến các cơ sở nha khoa uy tín để lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/ lần.
- Published in Nha Khoa Tổng Quát, Nha Khoa Trẻ Em
DỰ PHÒNG SÂU RĂNG – NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Dự phòng sâu răng là một khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều người. Vậy dự phòng sâu răng thực chất là gì? và nên làm gì để dự phòng sâu răng? Cùng Nha khoa Quốc tế DND tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có một sức khỏe răng miệng thật tốt bạn nhé.
Dự phòng sâu răng là gì?
Dự phòng sâu răng là một chuỗi các hoạt động chăm sóc, vệ sinh và bảo vệ răng miệng khỏi bệnh lý sâu răng. Dự phòng sâu răng cần thiết đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em khi ý thức chăm sóc răng miệng chưa cao dẫn tới tỷ lệ sâu răng lớn hơn so với nhóm tuổi khác.
Các dự phòng sâu răng nên thực hiện là gì?
- Tăng cường vệ sinh răng miệng
Chải răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối
Các hoạt động vệ sinh răng miệng hàng ngày là vô cùng cần thiết, cần thực hiện đều đặn, liên tục và đúng cách. Chải răng thường xuyên vào buổi sáng hoặc tối, hoặc ít nhất 1 lần trong ngày sau bữa tối với bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới của răng. Nên cầm bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng và đầu lông bàn chải hướng về phía lợi, chuyển động của bàn chải theo chiều lên xuống như hướng mọc của răng hoặc xoay tròn và lùi dần từ trong ra ngoài, chải kỹ rìa lợi và cổ răng.
Súc miệng sau khi đánh răng
Súc miệng bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn đặc hiệu với các loại vi khuẩn trong miệng như nước xúc miệng chứa Chlohexidine gluconate. Đặc biệt thời gian súc miệng nên giữ khoảng 30s, khi súc miệng nên ngửa cổ cho nước súc miệng tới họng, dùng áp lực hơi giữ cho nước súc miệng chặn lại trong cổ họng trong khoảng 5-7 giây giúp làm sạch vi khuẩn khoang miệng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng nước xúc miệng, trước khi sử dụng nên có chỉ định của bác sĩ nha khoa.
Cạo lưỡi hàng ngày quan trọng như việc đánh răng
Gần một nửa số vi khuẩn trong miệng chúng ta sống sâu trên bề mặt nhám của lưỡi, hành động cạo lưỡi sẽ giúp thu gom những chất độc hại này và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Nên cạo lưỡi hằng ngày, vào buổi sáng trong khi đánh răng và trước khi dùng nước súc miệng.
Đứng trước gương đặt cây cạo lưỡi ở bề mặt lưỡi và cố gắng cạo càng xa về phía sau lưỡi của bạn càng tốt. Nhẹ nhàng cạo bề mặt lưỡi, rửa chiếc cạo lưỡi sau đó lặp lại quá trình tới khi bạn cảm thấy sạch và hết chất nhờn.
- Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng
Nếu đánh và chà răng không thôi thì chỉ làm sạch được 75% bề mặt của răng, 25% còn lại là ở vùng kẽ răng dưới khe nướu và chỉ có chỉ tơ nha khoa làm sạch được vùng này bởi vậy nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi chải răng, cách dùng như sau: Lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 40cm, quấn chặt vào hai đầu ngón tay giữa cho tới khi cách nhau 10cm, dùng hai ngón trỏ căng sợi chỉ, dùng ngón trỏ trái hoặc phải ấn sợi chỉ vào kẽ răng còn dắt thức ăn, kéo lên theo kẽ răng, thức ăn sẽ ra theo sợi chỉ. Sau đó cũng trên một kẽ răng đó kéo sợi chỉ cọ qua lại vùng cổ răng của từng răng tạo nên kẽ răng đó.
Lưu ý:
Những người bị tụt lợi dẫn đến hở cổ và chân răng nhiều và thưa răng cần dùng thêm bàn chải kẽ răng để làm sạch mặt tiếp giáp giữa các răng.
- Trám răng khi sâu răng đã tác động đến răng
Trám composite các vị trí mặt nhai của răng, các răng bị sâu nhằm ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng, phá hủy tủy răng… khi đã xuất hiện sâu răng. Càng thực hiện các điều trị nha khoa sớm, càng hạn chế sự phá hủy tối đa đến tủy răng, bảo tồn răng tự nhiên.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng, phát hiện sớm các biểu hiện bệnh lý nhằm đưa ra các phương án khắc phục kịp thời.
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
124 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội
- Published in Nha Khoa Tổng Quát
THIẾU SẢN MEN RĂNG LÀ GÌ?
Không phải ai sinh ra ngay từ đầu cũng sở hữu một nụ cười với những chiếc răng trắng, chắc khỏe. Với những người bị thiểu sản men răng bẩm sinh trên răng thường xuất hiện những đốm màu trắng không đều, răng không bóng và sáng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ “Thiểu sản men răng là gì?“, “Thiểu sản men răng có nguy hiểm không?” và làm thế nào để khắc phục tình trạng thiểu sản men răng?
Thiểu sản men răng là gì?
Thiểu sản men răng được định nghĩa là sự hình thành không hoàn toàn hoặc lỗi cấu trúc men răng trong giai đoạn hình thành men răng, dẫn đến sự thiếu hụt số lượng men răng.
Biểu hiện có thể thấy ở những người bị thiểu sản men răng thường là men răng không hình thành đủ bề dày, quá mềm, mỏng hoặc dễ vỡ để lộ lớp ngà răng bên dưới. Bề mặt men răng đổi màu như đốm trắng đục, chuyển màu vàng hoặc nâu gây mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân nào dẫn tới thiểu sản men răng?
Có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn tới thiểu sản men răng:
+ Thiểu sản men răng do di truyền: trong gia đình có bố mẹ, ông bà hoặc anh chị em bị thiểu sản men răng bẩm sinh dẫn tới di truyền.
+ Thiểu sản do môi trường
Trong quá trình phát triển, do thiếu hụt dinh dưỡng như Vitamin A, C, D, nhiễm trùng hoặc chấn thương răng trong quá trình hình thành răng hoặc hấp thu quá nhiều Fluoride trong nước uống hoặc kem đánh răng ở giai đoạn hình thành răng.
Ngoài ra, các yếu tố khách quan như hạ Canxi máu, tan máu do bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con khi mang thai hoặc các bệnh ngoài da như bệnh sởi, thủy đậu, bệnh tinh hồng nhiệt… dẫn tới thiểu sản men răng.
Thiểu sản men răng không quá nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta, tuy nhiên đối với răng miệng, thiểu sản men răng thường gây mất thẩm mỹ nụ cười, răng nhạy cảm và dễ ê buốt khi tiếp xúc với thực phẩm, dễ kích ứng răng. Thiểu sản men răng lâu ngày có thể dẫn tới hiện tượng tụt lợi, mòn cổ răng gây tổn thương nướu tạo điều kiện phát triển các bệnh lý về nha chu.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng thiểu sản men răng?
Có nhiều cách để khắc phục tình trạng thiểu sản men răng bao gồm:
+ Bổ sung flour từ kem đánh răng hoặc nước súc miệng và tuân theo sự chỉ định của các bác sĩ
+ Sử dụng kỹ thuật trám răng bằng composite để làm dày men răng, ngăn cản sự tác động của vi khuẩn tới men răng.
Veneer sứ tại Nha khoa Quốc tế DND
+ Sử dụng các phương pháp thẩm mỹ nụ cười như bọc răng sứ hoặc dán veneer sứ. Với phương pháp bọc sứ/veneer sứ cho hình dáng răng, màu sắc răng trắng sáng, đều và đẹp hơn răng ban đầu. Đem lại nụ cười đẹp rạng rỡ, tự tin hơn.
_________
Nha khoa Quốc tế DND – Nơi trao gửi sức khỏe nụ cười
? 157 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
? Đường Bàng Bá Lân, phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang
? http://nhakhoadnd.com/
? Hotline: 0832.124.124
? Tổng đài CSKH: 1800 1055
- Published in Nha Khoa Tổng Quát
NỨT RĂNG – TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Nứt răng là hiện tượng thân răng bị chia thành 2 hay nhiều nhánh nhỏ ở những nhóm răng hàm nhai hoặc răng cửa. Nứt răng được điều trị như thế nào và nứt răng có nguy hiểm không? Là những mối quan tâm hàng đầu ở một số người có hiện tượng răng bị nứt. Nứt răng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng thậm chí dẫn đến mất răng.
Triệu chứng của nứt răng là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nứt răng hoặc gãy thân răng dẫn đến các biểu hiện, triệu chứng khác nhau. Tùy theo mức độ lớn hay nhỏ của một vết nứt có thể thể ảnh hưởng đến tiến trình điều trị nha khoa. Có những vết nứt nhỏ trên bề mặt men răng nhưng cũng có những vết nứt làm gãy múi răng, chia đôi răng thành hai hay nhiều phần.
Theo triệu chứng biểu hiện của nứt răng có thể chia vết nứt thành 3 loại:
- Đường rạn
- Nứt (gãy) răng
- Chia thân răng
Cách điều trị nứt răng hiệu quả
Đường rạn
Cấu trúc một chiếc răng có 3 lớp bao gồm lớp men răng phía ngoài cùng, ngà răng sau đó là tủy răng trong cùng. Đường rạn đơn thuần là vết nứt trong men răng và không mở rộng vào ngà răng, xảy ra một cách tự nhiên hoặc sau chấn thương. Đường rạn thường xảy ra ở người lớn và thường ở nhóm răng hàm.
Đường rạn thường không biểu hiện gì và rất khó phát hiện nếu không nhìn thật kỹ. Nếu không ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì đường rạn răng có thể coi là hiện tượng bệnh lý bình thường và không cần cần điều trị. Tuy nhiên, bạn vẫn cần theo dõi tiến triển của chúng để có nhứng hướng điều trị phù hợp nếu triệu chứng của chúng nặng hơn.
Gãy răng (hoặc nứt răng)
Gãy hoặc nứt răng là mức độ vết nứt nặng hơn đường rạn, lúc này đường rạn đã đi sâu vào ngà răng và chủ yếu lan về phía gần hoặc xa, liên quan đến gờ bên của răng.
Vết nứt có thể tiến triển vào hệ thống chân răng và ảnh hưởng đến tủy răng, đôi khi nó có thể chia răng thành 2 mảnh riêng biệt. Triệu chứng có thể nhẹ, trung bình,rầm rộ hoặc đôi khi không có triệu chứng gì cả. Nứt răng lâu ngày có thể xâm lấn vào tủy răng, các vi khuẩn theo đường nứt gây hỏng tủy, hoại tử và cuối cùng dẫn đến chết tủy răng.
Gãy răng do tai nạn
Nứt răng có thể điều trị bằng cách trám răng, điều trị nội nha hoặc có thể phải nhổ răng tùy vào hướng của đường nứt, mức độ triệu chứng, và khả năng loại bỏ triệu chứng.
Trám răng là phương pháp sử dụng composite – vật liệu nha khoa để trám bít đường nứt ngăn cản sự xâm hại bởi vi khuẩn. Trám răng thường được sử dụng trong các trường hợp vết nứt răng nhẹ chưa tác động động đến tủy răng.
Chia chân răng
Chia thân răng là biểu hiện nặng nhất của nứt răng, khi vết nứt lan rộng từ phía mặt răng này đến một mặt răng khác và răng bị chia làm 2 phần.
Phim chụp X – quang răng bị chia thân răng
Nếu đường chia nằm xiên thì có thể loại bỏ mảnh răng nhỏ đi và phục hồi lại bằng các trám răng, onlay hoặc bọc sứ. Tuy nhiên, nếu đường chia mở rộng xuống dưới bờ xương ổ răng, việc phục hồi răng và điều trị nội nha có thể cần được xem xét kỹ.
Dù triệu chứng là gì bạn vẫn nên thăm khám nha khoa để có những phát hiện và điều trị sớm các trường hợp nứt răng. Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để có một nụ cười chắc khỏe, đẹp và tỏa sáng theo thời gian.
_________
Nha khoa Quốc tế DND – Nơi trao gửi sức khỏe nụ cười
? 157 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
? Đường Bàng Bá Lân, phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang
? http://nhakhoadnd.com/
? Hotline: 0832.124.124
? Tổng đài CSKH: 1800 1055
- Published in Nha Khoa Tổng Quát
ĐIỀU TRỊ TỦY CÓ ĐAU KHÔNG?
Mọi người thường e sợ và đặt câu hỏi: “Điều trị tủy có đau không? mỗi khi bác sĩ có chỉ định điều trị tủy của bệnh nhân. Với kỹ thuật nha khoa hiện đại, điều trị tủy nhẹ nhàng không gây đau nhức, thời gian điều trị nhanh, tủy được lấy sạch sẽ và an toàn cho người bệnh.
Tủy răng là gì?
Tủy răng là một khối tổ chức liên kết bao gồm mạch máu, dây thần kinh nằm trong khoang tủy được giới hạn bởi ngà răng và men răng. Tủy răng bao gồm tủy buồng và tủy chân, đảm nhận chức năng dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng răng.
Cấu trúc tủy răng
Vì sao phải điều trị tủy?
Viêm tủy răng là một trong những bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và hậu quả nặng nề nhất có thể dẫn tới mất răng. Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên những tổn thương đến tủy răng bao gồm:
- Vi khuẩn trong miệng: là nhóm nguyên nhân chính gây ra các tổn thương tủy răng, thông thường qua các lỗ sâu răng, mòn cổ răng, viêm quanh răng. Khi lớp men răng, ngà răng bị ăn mòn do sâu răng, mảng bám… tạo ra các khe hở vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tủy răng và gây viêm tủy. Ban đầu, sâu răng, mảng bám chỉ là những triệu chứng nhẹ, nhưng về lâu dài sẽ dẫn đến hoại tử tủy, chết tủy và gây mất răng.
Vi khuẩn răng miệng Lacto Bacillus
- Tác nhân vật lý: Khi chúng ta ăn thức ăn nóng lạnh quá mức và thay đổi đột ngột sẽ làm áp suất cũng biến thiên theo gây chấn thương đến phần mềm bên trong răng. Những tác nhân ngoài ý muốn như tai nạn, va chạm sẽ dẫn đến nứt vỡ men răng cũng là nhân tố gây tổn thương tủy. Trong các trường hợp va chạm như vậy, có thể áp dụng phục hình để khôi phục răng thông qua các vết rạn, vỡ, nứt răng… bằng cách hàn trám răng, bọc sứ hoặc dán veneer…
- Tác nhân hóa học: nhiễm độc chì, thủy ngân cũng là những nguyên nhân dẫn đến viêm tủy răng.
Bệnh lý tủy răng ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện và nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tủy bị hoại tử, chết tủy và thậm chí là mất cả răng. Biến chứng xa hơn có thể gây nguy hiểm như u hạt, nang chân răng, viêm xoang hàm, viêm mô liên kết,…
Điều trị tủy có đau không?
Tủy răng rất quan trọng đối với cấu trúc răng, được coi như sự sống của một chiếc răng. Với kỹ thuật nha khoa hiện đại, điều trị tủy không còn là nỗi sợ đối với những bệnh nhân có chỉ định điều trị tủy.
Sau khi được thăm khám, chụp phim X – quang, tư vấn và trao đổi kế hoạch điều trị. Sau đó, nếu bệnh nhân đồng ý thực hiện, quy trình điều trị tủy tại Nha khoa Quốc tế DND sẽ diễn ra như sau:
Các mức độ của sâu răng
Bước 1: Vệ sinh răng miệng bao gồm lấy cao răng và đánh bóng nhằm làm sạch các mảng bám trên răng và loại bỏ vi khuẩn.
Bước 2: Gây tê để làm giảm cảm giác đau trong những trường hợp đang có cơn đau cấp tính hoặc các trường hợp bệnh nhân yêu cầu.
Bước 3: Điều trị tủy: Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình điều trị nội nha và là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong cả kế hoạch, đòi hỏi bạn phải đến phòng nha với nhiều lần hẹn, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn. Bác sĩ sẽ mở tủy từ mặt sau của các răng trước, hay mặt nhai của các răng cối nhỏ và răng cối lớn. Sau khi làm sạch hết tủy bệnh, buồng tủy và ống tủy, làm rộng và tạo dạng để chuẩn bị trám bít.
Nếu cần nhiều hơn 1 lần hẹn, bác sĩ sẽ đặt miếng trám tạm trên thân răng hở để bảo vệ răng giữa các lần hẹn. Ở lần hẹn cuối cùng, bác sĩ sẽ tháo bỏ miếng trám tạm, buồng tủy và ống tủy sẽ được trám bít vĩnh viễn.
Bạn nên đến thăm khám nha khoa khi thấy các dấu hiệu đau răng thành từng cơn, vừa đau vừa buốt hoặc chỉ đau mà không buốt, đau nhẹ tại chỗ hoặc đau xung quanh tổ chức răng để phát hiện viêm tủy và có các phương án điều trị kịp thời. Nếu có chỉ định điều trị tủy bởi các bác sĩ thì bạn nên thực hiện điều trị tủy càng sớm càng tốt để có một nụ cười chắc khỏe bạn nhé.
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
- Published in Nha Khoa Tổng Quát
Các phương pháp điều trị thưa răng cửa triệt để
Răng cửa thưa là một trong những khuyết điểm trên nụ khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Trám răng, bọc răng sứ, veneer sứ hoặc niềng răng (chỉnh nha)… là những phương pháp giúp cải thiện vấn đề răng cửa thưa của bạn. Tùy vào độ thưa của răng, mong muốn, thời gian điều trị cũng như khả năng chi trả của bạn để các bác sĩ căn cứ vào đó sẽ đưa ra phương án khắc phục phù hợp.
Nguyên nhân răng cửa bị thưa có thể do bẩm sinh hoặc do bệnh lý hoặc do thói quen không tốt. Ngoài vấn đề thẩm mỹ, răng cửa thưa còn gây ra các vấn đề bất lợi trong ăn uống, sinh hoạt hoặc thậm chí là vệ sinh răng miệng.
Khắc phục thưa răng cửa bằng phương pháp niềng răng
Cách khắc phục tình trạng thưa răng cửa là gì?
- Trám răng
Trám răng là phương pháp dùng chất liệu trám composite trong nha khoa nhằm bít khe hở giữa hai răng.
Ưu điểm của phương pháp này là nhẹ nhàng, nhanh gọn và không xâm lấn các mô răng và xương hàm. Đây là phương án có chi phí thấp nhất trong các phương án khắc phục thưa hai răng cửa.
Hạn chế của phương pháp này là vết trám dễ bong và khoảng 5 – 7 năm bạn sẽ cần đi trám lại khe thưa đó.
- Bọc răng sứ hoặc Veneer sứ
Sử dụng mão sứ hoặc mặt dán sứ veneer nhằm che đi khuyết điểm thưa trên răng, răng có hình dáng đẹp hơn, răng đều và trắng hơn. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ mài đi những chiếc răng thưa cần bọc và dùng chụp sứ/mặt dán sứ chụp lên chiếc răng đã mài đó.
Tuy nhiên, với phương pháp bọc sứ sẽ có các xâm lấn mô răng nhiều hơn veneer và chi phí cao.
- Niềng răng (chỉnh nha)
Niềng răng là phương pháp sử dụng hệ thống mắc cài hoặc không mắc cài nhằm di chuyển các răng về đúng vị trí, đóng khe thưa ở 2 răng cửa lại.
Phương pháp nào phù hợp với bạn?
So sánh ba phương pháp khắc phục tình trạng thưa răng cửa ở trên, ta sẽ đánh giá trên 2 tiêu chí.
Về thời gian: Trám răng và bọc răng sứ hoặc veneer sứ sẽ cho kết quả nhanh hơn rất nhiều lần so với niềng răng.
Về chi phí: Trám răng được coi là phương án có chi phí thấp nhất so với hai phương pháo còn lại.
Để lựa chọn phương pháp phù hợp với bạn, bạn cần đến nha khoa và thăm khám tư vấn trực tiếp. Dựa vào các kết quả phim chụp và tình trạng răng miệng thực tế, các bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp với mong muốn của bạn.
- Published in Chỉnh Nha - Niềng Răng, Nha Khoa Thẩm Mỹ, Nha Khoa Tổng Quát
NGUY HIỂM CỦA MÒN CỔ RĂNG MÀ BẠN NÊN BIẾT
Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Việt Nam có khoảng 99,4% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng, tập trung vào các bệnh như viêm lợi kèm theo cao răng, có túi mủ quanh răng hoặc bị viêm lợi nhẹ…
Một trong những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hay gặp phải ở nhóm người trưởng thành là bệnh mòn cổ răng. Mòn cổ răng một hiện tượng khá phổ biến, xảy ra ở mọi độ tuổi và gặp nhiều ở lứa tuổi trưởng thành. Mòn cổ răng khiến răng ê buốt khi vô tình ăn thức ăn nóng hoặc lạnh và gây mất thẩm mỹ khi bạn cười. Vậy nguyên nhân và cách điều trị mòn cổ răng như thế nào?
MÒN CỔ RĂNG LÀ GÌ?
NGUYÊN NHÂN CỦA MÒN CỔ RĂNG LÀ GÌ?
– Đánh răng sai cách: Nguyên nhân chủ chốt của bệnh là do thói quen hàng ngày chải răng không đúng cách, thao tác chải thường là chải theo chiều ngang thay vì chải theo chiều kim đồng hồ và tác dụng lên nhóm 3 răng/lần. Chính điều này sẽ gây nên một tổn thương đến thân răng đặc biệt là vùng cổ răng vì độ chống chịu mài mòn thấp nhất. Một lý do khác liên quan đến các vật dụng vệ sinh răng miệng hàng ngày như bàn chải đánh răng có lông bàn chải quá cứng gây chà sát mạnh lên bề mặt răng và phần cổ răng hoặc sử dụng kem đánh răng có tính bào mòn răng cũng khiến răng bạn yếu đi.
– Thói quen ăn uống sai cách: Thói quen ăn uống như nước cam, chanh và một số nước uống có tính axit cao làm gia tăng độ mài mòn của răng hoặc ăn trái cây có vị chua cũng ảnh hưởng đến lớp men răng của bạn.
– Tính di truyền: yếu tố di truyền khi trong gia đình bạn có bố, mẹ hoặc anh chị em, người thân có tiền sử bệnh mòn cổ răng, men răng yếu cộng thêm những tác dụng bên ngoài cũng có thể mòn răng.
– Môi trường sinh học vùng miệng: Dịch vị xuất hiện nhiều trong khoang miệng, khiến môi trường pH trong miệng luôn có tính axít và nhanh chóng gây mòn cổ răng.
CÁCH ĐIỀU TRỊ MÒN CỔ RĂNG:
Việc điều trị mòn cổ răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng mòn cổ răng nặng/nhẹ, tuổi tác của người bệnh…
Nếu tình trạng nhẹ: các bác sĩ sẽ tiến hành trám vết mòn lại, chất trám phổ biến hiện nay là composite. Composite sẽ ngăn ngừa không cho vi khuẩn tấn công vào ổ mòn trên răng, đồng thời gia cố cho chân răng được vững chắc, đảm bảo chức năng thẩm mỹ tối ưu.
Quá trình điều trị tủy răng
Trường hợp nặng: khi vết mòn ăn sâu và va chạm với tủy răng thì phải tiến hành lấy tủy sau đó bọc răng sứ để bảo tồn được chân răng. Bọc răng sứ giúp giữ được chân răng bị mòn cổ, vừa có thẩm mỹ cao chức năng ăn nhai cũng khá hơn rất nhiều.
PHÒNG NGỪA MÒN CỔ RĂNG NGAY TỪ BÂY GIỜ:
– Đánh răng đúng cách: Trước tiên bạn nên đổi tư thế chải răng, đặt bàn chải vuông góc 45 độ, động tác nhẹ nhàng. Chải răng theo chiều kim đồng hồ và xoáy 3 nhóm răng tịnh tiến 1 lần chải. Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần, sử dụng bàn chải có lông chải mèm, sợi tơ bàn chải mảnh sẽ giúp tác động tối thiểu lên bề mặt răng. Sử dụng kem đánh răng có chứa Flour với nồng độ phù hợp theo sự hướng dẫn của nha sĩ.
– Ăn uống đúng cách: Hạn chế ăn thực phẩm chua, các thực phẩm trái cây có chứa nhiều axit gây hỏng men răng và mòn cổ. Không nên ăn những thực phẩm quá cứng nhằm hạn chế sử dụng lực nhiều gây tổn thương chân răng.
Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của mình để có một nụ cười đẹp khỏe bạn nhé.
- Published in Chăm Sóc Răng Miệng, Nha Khoa Tổng Quát
VÌ SAO TÔI BỊ HÔI MIỆNG ???
Hôi miệng là một bệnh lý không quá nguy hiểm đến sức khỏe con người nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải chứng bệnh này. Những người bị chứng hôi miệng thường rất mất tự tin, ngại tiếp xúc khi giao tiếp với người đối diện, do đó hiệu quả công việc và các hoạt động trong đời sống hàng ngày.
Bạn có đang bị hôi miệng và mất tự tin khi giao tiếp với người đối diện? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm ra cách giải quyết cho mình bạn nhé.
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA HÔI MIỆNG?
Nguyên nhân do RĂNG:
- Do vấn đề vệ sinh răng miệng kém, tích tụ nhiều cao răng, mảng bám, mảng thức ăn gây viêm lợi, viêm nha chu.
- Do răng sâu: Khi răng không được vệ sinh kỹ và xuất hiện các ổ sâu răng, ổ sâu chứa vi khuẩn sinh mùi gây ra chứng hôi miệng.
- Do răng bị viêm tủy, tủy hoại tử tiến triển gây đau và hôi miệng.
Nguyên nhân do LƯỠI: Trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, bựa lưỡi được tạo nên từ các tế bào niêm mạc tróc ra, cùng với vi khuẩn và cặn đồ ăn bám vào mặt lưỡi. Do đó khi vi khuẩn phân giải cặn đồ ăn, chúng sẽ gây ra mùi khó chịu.
Nguyên nhân do TIÊU HÓA:
Chứng hôi miệng cũng xuất phát từ đường tiêu hóa, bởi các ảnh hưởng từ các bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hẹp khoang miệng, khi ợ hơi sẽ có mùi hôi từ dạ dày lên thực quản và bốc mùi hôi ra từ miệng. Ngoài ra, một số bệnh khiến hôi miệng như: viêm dạ dày, dạ dày, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, đầy hơi chướng bụng, táo bón…
Chữa Hôi Miệng – Nha khoa Quốc tế DNDChữa Hôi Miệng – Nha khoa Quốc tế DND
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HÔI MIỆNG:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn cần đánh răng và vệ sinh răng miệng thật kỹ để đảm bảo không tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến khích dùng thêm nước súc miệng có nồng độ phù hợp giúp bảo vệ răng miệng tối ưu khỏi các tác nhân gây hại.
Ngoài ra, để loại bỏ mảng bám và thức ăn dắt quanh răng, nha sĩ vẫn luôn khuyên bạn nên dùng chỉ tơ nha khoa để răng miệng được sạch sẽ.
Dùng cạo lưỡi để loại bỏ bựa lưỡi
Dùng chải bựa lưỡi là cách rất hay để loại bỏ vi khuẩn và cặn đồ ăn trong bựa lưỡi, từ đó giảm thiểu bệnh về răng miệng, đồng thời giảm bớt mùi miệng. Vì thế, sử dụng chải bựa lưỡi một cách hợp lý sẽ tốt cho sức khỏe.
Phòng và chữa các bệnh về đường tiêu hóa
Nếu bạn gặp vấn đề về đường tiêu hóa, bạn nên có các biện pháp khắc phục kịp thời để ngăn chặn các nguy cơ của bệnh đến sức khỏe cũng như mùi của hơi thở và miệng.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Bạn nên có ý thức thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng và kiểm tra tình hình sức khỏe răng miệng. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường nào của răng như sâu răng, viêm lợi, viêm tủy… bạn cần có biện pháp khắc phục để có một sức khỏe răng miệng lành mạnh bạn nhé.
- Published in Chăm Sóc Răng Miệng, Nha Khoa Tổng Quát
LÝ DO NÀO KHIẾN NƯỚU/ LỢI CỦA BẠN BỊ CHẢY MÁU???
Không phải khi nướu/lợi bị chạy máu, nguyên nhân đều từ viêm nướu…mà nó còn là dấu hiệu của một số tình trạng bệnh mà cơ thể của bạn báo hiệu nhưng chắc hẳn bạn sẽ không quan tâm và để ý đến điều đó và đến khi tình trạng bệnh phát tác mới phát hiện. Lúc này, có lẽ QUÁ MUỘN!!!
Viêm nướu
Nếu bạn bị chảy máu răng khi vệ sinh miệng thì đây có thể do bệnh viêm nướu – một giai đoạn đầu ở nướu. Tình trạng này xảy ra, khi bạn không loại bỏ mảng bảng tốt, gây lợi của bạn sưng đỏ và chảy máu.
Thay đổi thói quen dùng chỉ nha khoa
Bạn bắt đầu sử dụng lại chỉ nha khoa sau thời gian không dùng? Hoặc bạn mới bắt đầu dùng đến chỉ nha khoa? Và khi sử dụng bạn nhận thấy chảy máu ở lợi, đừng vội lo lắng và từ bỏ thói quen sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch miệng, khả năng loại bỏ tình trạng chảy máu trong tương lai nhé. Vì bạn phải cho nướu/ lợi thích ứng với điều này, sau đó tình trạng này sẽ hoàn toàn biến mất.
Bàn chải quá cứng
Bàn chải quá thô cứng sẽ làm tổn hại đến nướu và chảy máu là điều sẽ xảy ra. Lúc này, điều bạn cần là mua một bàn chải mềm, đánh nhẹ nhàng, kỹ để làm sạch răng và lợi.
Hút thuốc lá
Người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh về lợi/nướu cao gấp đôi so với người khác. Các hóa chất trong khói thuốc lá làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến vết thương tại nướu khó lành hơn và đối với những người hút thuốc nhiều, sử dụng lâu thì lợi/ nướu càng nhanh bị tổn thương, phá hủy.
Sử dụng một số loại thuốc tây dược
Chất làm loãng máu như warfarin (Coumadin) có thể làm chảy máu dễ dàng hơn – kể cả từ nướu răng của bạn. Một số thuốc chống động kinh, huyết áp và thuốc giảm miễn dịch làm cho nướu phát triển quá nhanh, các mô nướu mới này rất nhạy cảm và dễ bị chảy máu khi bạn đánh răng. Thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine và thuốc hạ huyết áp gây khô miệng, có thể góp phần gây ra bệnh nướu răng.
Mang thai
Sự thay đổi của nội tiết tố sẽ làm tăng lưu lượng máu lên nướu khiến nướu phình lớn hơn, đỏ và dễ chảy máu. Lúc này, nướu răng cũng dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn hơn, được gọi là bệnh viêm nướu mang thai. Cần làm: đánh răng kỹ và vệ sinh răng miệng tốt trong những tháng mang thai, ngoài ra, nên thăm khám răng miệng định kỳ để phòng ngừa viêm nướu trong thời gian này, tránh đồ ngọt và thuốc lá để bảo vệ răng và thai nhi.
Bệnh máu khó đông
Những người mắc bệnh rối loạn về máu như bệnh hemophilia và von Willebrand thường khiến máu khó cầm khi bị tổn thương. Và chảy máu nướu răng cũng là dấu hiệu từ bệnh máu khó đông.
Bệnh máu trắng
Còn gọi là ung thư tủy xương – nơi tạo ra các tế bào máu. Khi mắc bệnh này, cơ thể bạn tạo ra quá nhiều tế bào bạch cầu bất bình thường, nếu không có đủ tiểu cầu, máu sẽ khó đông và lợi dễ bị chảy máu. Điều trị bằng hóa trị cũng có thể làm giảm lượng tiểu cầu và gây chảy máu nướu răng.
Do răng giả không vừa khít
Răng giả giúp bạn có nụ cười tự nhiên, trông thẩm mỹ hơn, đồng thời giúp bạn ăn nhai thỏa thích hơn. Nhưng nếu răng giả không vừa khít với hàm của bạn thì chúng không những gây bất tiện trong ăn nhai, phát âm, gây trơn trượt trong vòm miệng mà còn khiến lợi/ nướu bị trầy xát, đau đớn.
Bệnh tiểu đường
Khi mắc bệnh tiểu đường, các mảng bám ở răng nhanh chóng hình thành và phát triển hơn do cơ thể không thể chống lại các vi khuẩn có hại gây ra. Nướu/ lợi chảy máyu khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa cũng là 1 trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường dẫn đến viêm nướu.
Stress
Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng hóa học gây nên viêm và bệnh nướu răng. Và bạn có xu hướng ăn nhiều đồ ngọt hơn, uống rượu, hoặc hút thuốc lá, chính những thói quen này khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn trong miệng của bạn.
Xơ Gan
Một dấu hiệu của xơ gan là chảy máu, bao gồm chảy máu cam và chảy máu nướu. Các triệu chứng khác là da và mắt bị vàng, tụt cân, đau ở phía bụng phải.
Di truyền
Nếu gia đình bạn có gen bệnh về nướu thì khả năng bạn cũng bị di truyền điều này. Tuy nhiên, điều này không quyết định tất cả mà nó phụ thuộc vào việc vệ sinh răng miệng của bạn ra sao và thăm khám định kỳ thế nào.
Chi tiết liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaQuocTeDND/
Nha khoa Quốc tế DND:
- Published in Chăm Sóc Răng Miệng, Nha Khoa Tổng Quát