KHỚP CẮN NGƯỢC LÀ GÌ? 3 CÁCH KHẮC PHỤC KHỚP CẮN NGƯỢC HIỆU QUẢ
Khớp cắn ngược là tình trạng sai lệch khớp cắn, xảy ra khi hàm dưới quá dài dẫn tới chìa hẳn ra ngoài và bao phủ hàm trên. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà lâu ngày còn gây hại cho sức khỏe răng miệng của bạn.
Đối với khớp cắn ngược do răng, bạn có thể sử dụng 2 phương pháp là niềng răng hoặc bọc răng sứ để khắc phục. Còn trường hợp khớp cắn ngược do hàm bắt buộc phải phẫu thuật chỉnh hàm và có thể kết hợp niềng răng để đạt kết quả tối ưu.
1. Tìm hiểu khớp cắn ngược là gì?
Khớp cắn ngược hay còn gọi là móm là hiện tượng răng hàm dưới chìa hẳn ra ngoài, bao phủ hàm trên. Nếu quan sát bên ngoài, người bị móm có gương mặt gãy, không cân đối bởi phần cằm nhô lên quá nhiều.
Khuyết điểm này không chỉ khiến khuôn mặt mất đi tính thẩm mỹ, làm người bị khớp cắn ngược tự ti trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng về lâu dài.
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược, có thể từ di yêu tố truyền hoặc bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như cắn bút, mút tay, thói quen ăn uống,…
2. Nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược
2.1. Khớp cắn ngược do răng
Khớp cắn ngược do răng thường xuất phát từ việc răng cửa hàm trên mọc chậm hơn so với răng cửa của hàm dưới. Ngoài ra có thể do khi còn nhỏ, bạn có các thói quen xấu như: sử dụng lưỡi đẩy ti giả, răng, mút ngón tay… khiến hàm bị trượt sang bên.
Theo thời gian, nhóm răng cửa dưới trùm ra ngoài răng hàm trên, tạo nên tình trạng móm. Nếu không can thiệp sớm sẽ khiến khuôn mặt lõm xuống đồng thời ảnh hưởng đến xương hàm.
2.2. Khớp cắn ngược do xương hàm
Tình trạng này xảy ra do xương hàm dưới phát triển quá mạnh hoặc xương hàm trên phát triển kém . Móm do xương hàm còn xuất phát từ dị tật hở khe vòm miệng hoặc gen di truyền.
Dấu hiệu nhận biết nhanh nhất là xương hàm trên phát triển không đạt kích thước dẫn đến răng cửa lùi vào trong không cân xứng với răng cửa của hàm dưới.
3. Những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị khớp cắn ngược
Nhiều hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu không điều trị khớp cắn ngược:
3.1. Chức năng ăn nhai suy giảm trầm trọng
Tình trạng khớp cắn ngược khiến cho răng không đảm nhận đầy đủ nhiệm vụ ăn nhai thuận tiện như bình thường, thức ăn khó nghiền nhỏ từ đó tăng áp lực lên cung hàm và dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Bởi lý do này nên khách hàng dễ mắc phải nhiều bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.
Trường hợp khớp cắn ngược đã điều trị thành công tại Nha khoa DND
3.2. Khuôn mặt gãy mất thẩm mỹ
Biến chứng nặng nề nhất của khớp cắn ngược là ảnh hưởng tiêu cực đến tính thẩm mỹ. Khuôn mặt mất đi sự cân xứng, già hơn so với tuổi thật. Môi trên bị che lấp bởi môi dưới khiến cho nụ cười gượng gạo, kém tươi tắn, kém duyên. Khuyết điểm này thậm chí còn khiến nhiều người rụt rè, tự ti, ngại giao tiếp xã hội.
3.3. Ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm
Nhiều người bị khớp cắn ngược thường có cảm giác đau đầu, mệt mỏi. Nguyên nhân là do tình trạng khớp cắn bất cân xứng kéo dài gây ra triệu chứng đau nửa đầu.
3.4. Hạn chế khả năng phát âm
Khớp cắn ngược gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng phát âm của nhiều người, khiến cho âm thanh phát ra méo, không tròn vành rõ chữ như bình thường. Đặc biệt khuyết điểm móm gây trở ngại trong vấn đề giao tiếp.
3.5. Vệ sinh răng miệng khó khăn
Tình trạng khớp cắn ngược khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng gặp nhiều trở ngại. Bàn chải khó đưa vào các vị trí kẽ răng, chân răng từ đó dẫn tới tích tụ vi khuẩn, mảng bám. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu…
4. Các cách điều trị khớp cắn ngược
4.1. Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp chỉ khuyến khích dành cho các trường hợp khuyết điểm nhẹ. Bác sĩ sẽ thiết kế dáng răng phù hợp với sở thích và hình dáng răng của từng người. Với chất liệu từ sứ nguyên chất màu sắc tự nhiên, hàm răng đều đẹp trắng sáng như mong đợi.
Khách hàng không cần tốn nhiều thời gian chờ đợi kết quả, tuổi thọ của răng lên đến 15 năm. Khả năng chịu lực của răng gấp 3 đến 4 lần so với răng thật vì thế đảm bảo ăn nhai thuận tiện.
Trường hợp khớp cắn ngược đã điều trị thành công tại Nha khoa DND
4.2. Niềng răng
Niềng răng là giải pháp phù hợp với mọi trường hợp khuyết điểm từ nhẹ cho tới nặng. Nên bắt đầu niềng răng càng sớm càng tốt để rút ngắn thời gian và đảm bảo kết quả thành công như ý. Bác sĩ sẽ khắc phục khớp cắn ngược bằng sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung, thun buộc chuyên dụng hoặc khay niềng trong suốt.
Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật này là bảo tồn răng ở mức tối đa, hạn chế xâm lấn, gây ảnh hưởng tới răng.
Hiệu quả khắc phục khớp cắn ngược bằng niềng răng duy trì cả đời vì vậy khách hàng không cần can thiệp bất cứ phương pháp nào khác.
Trường hợp khớp cắn ngược đã điều trị thành công tại Nha khoa DND
4.3. Phẫu thuật xương hàm
Phương pháp phẫu thuật chỉnh xương hàm được chỉ định điều trị cho các đối tượng khớp cắn ngược do xương. Để thực hiện ca phẫu thuật này, khách hàng cần phải trên 18 tuổi, vì lúc này xương hàm đã phát triển hoàn chỉnh, không gây trở ngại trong quá trình tiến hành thủ thuật.
Phẫu thuật cắt xương hàm được ưa chuộng bởi tính tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian chờ đợi. Khách hàng cần đeo khí cụ chỉnh khớp cắn ngược rồi thực hiện cắt bỏ 1 phần xương hàm dưới. Sau khi hoàn thành, hàm dưới và hàm trên cân xứng với nhau từ đó gương mặt trở nên hài hòa.
Tuy nhiên quy trình phẫu thuật xương hàm phức tạp nên cần được thực hiện dưới bàn tay của đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao để tránh tiền mất tật mang.
Nha khoa Quốc tế DND đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp khớp cắn ngược bằng phương pháp niềng răng. Nếu đang cân nhắc 1 địa chỉ uy tín để tới thăm khám và tư vấn, bạn hãy liên hệ tới Hotline của chúng tôi: 0832.124.124 / 0243.572.7722.
- Published in Tin tức