Chấn thương răng và cách xử lý bạn cần biết (P1)
Chấn thương răng thường xảy ra do tai nạn hoặc chơi thể thao. Các trường hợp chấn thương răng bao gồm: Trồi răng, lún răng, răng bị rơi ra ngoài. Dựa vào tính chất, vị trí và mức độ của từng trường hợp chấn thương răng mà bác sĩ nha khoa sẽ có phương án điều trị phù hợp.
Các trường hợp chấn thương răng thường gặp
- Trường hợp răng vỡ, sứt mẻ:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng vỡ, răng sứt mẻ. Với những trường hợp các thân răng vỡ hay sứt mẻ không tổn thương đến tủy, bác sĩ nha khoa thường phục hình răng bằng các vật liệu cùng màu răng. Nếu như thân răng vỡ lớn, cần một mão răng để phục hồi răng đó.
Với trường hợp tủy răng bị lộ hoặc tổn thương sau gãy thân răng, khi này bệnh nhân cần thiết phải điều trị nội nha. Những chấn thương này đòi hỏi sự theo dõi đặc biệt. Nếu bị đau nhiều khi tiếp xúc với nóng lạnh hoặc bình thường cũng đau thì cần đi tới gặp nha sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Nếu như phần nứt mở rộng gần về phía chân răng, thì cần thiết phải điều trị nội nha và làm mão răng toàn phần để khôi phục chức năng cho răng. Khi đường nứt gẫy nằm sâu dưới chân răng thì cần phải nhổ bỏ và chọn phương pháp trồng răng mới.
- Trường hợp răng trồi hoặc lún ( răng bị trật khớp )
Chấn thương răng còn bao gồm các trường răng bị trật khớp, hợp lún hoặc trồi ra khỏi huyệt ổ răng. Trong trường hợp này, bác sĩ nha khoa sẽ giúp đặt lại răng vào vị trí và giữ ổn định cho răng,tùy theo mức độ tổn thương,thời gian chấn thương mà nha sĩ có thể điều trị nội nha hoặc để theo dõi thêm sự lành thương .
Trẻ em từ 7-12 tuổi có thể không cần điều trị nội nha vì răng vẫn trong quá trình phát triển. Với những bệnh nhân này, nha sĩ sẽ theo dõi sự lành thương cẩn thận và can thiệp ngay nếu như xuất hiện những thay đổi xấu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các tế bào gốc xuất hiện ở tủy răng của người trẻ có thể kích thích sự hoàn thiện phát triển cuống răng và lành thương tủy răng sau khi chấn thương hay nhiễm khuẩn.
- Trường hợp nứt chân răng:
Chấn thương răng có thể dẫn đến hậu quả là nứt ngang chân răng. Khi này, vị trí của vết nứt quyết định sức khỏe lâu dài của răng. Nếu vết nứt ở gần chóp chân răng, cơ hội điều trị thành công thấp hơn vết nứt gần phía thân răng, gần đường viền lợi. Với trường hợp này nha sĩ sẽ chọn giải pháp nhổ và trồng răng mới .
Ngoài những trường hợp chấn thương răng thường gặp trên, còn có một số trường hợp chấn thương răng khác như: Răng rơi khỏi xương ổ răng, gãy xương ổ răng…Những trường hợp này nha sĩ sẽ khám chi tiết, chụp phim X-Quang và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.
Nếu bạn gặp một trong những trường hợp chấn thương răng như bài viết vừa đề cập, hãy đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để được nha sĩ khám và điều trị kịp thời.
- Published in Nha Khoa Tổng Quát
NỨT RĂNG – TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Nứt răng là hiện tượng thân răng bị chia thành 2 hay nhiều nhánh nhỏ ở những nhóm răng hàm nhai hoặc răng cửa. Nứt răng được điều trị như thế nào và nứt răng có nguy hiểm không? Là những mối quan tâm hàng đầu ở một số người có hiện tượng răng bị nứt. Nứt răng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng thậm chí dẫn đến mất răng.
Triệu chứng của nứt răng là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nứt răng hoặc gãy thân răng dẫn đến các biểu hiện, triệu chứng khác nhau. Tùy theo mức độ lớn hay nhỏ của một vết nứt có thể thể ảnh hưởng đến tiến trình điều trị nha khoa. Có những vết nứt nhỏ trên bề mặt men răng nhưng cũng có những vết nứt làm gãy múi răng, chia đôi răng thành hai hay nhiều phần.
Theo triệu chứng biểu hiện của nứt răng có thể chia vết nứt thành 3 loại:
- Đường rạn
- Nứt (gãy) răng
- Chia thân răng
Cách điều trị nứt răng hiệu quả
Đường rạn
Cấu trúc một chiếc răng có 3 lớp bao gồm lớp men răng phía ngoài cùng, ngà răng sau đó là tủy răng trong cùng. Đường rạn đơn thuần là vết nứt trong men răng và không mở rộng vào ngà răng, xảy ra một cách tự nhiên hoặc sau chấn thương. Đường rạn thường xảy ra ở người lớn và thường ở nhóm răng hàm.
Đường rạn thường không biểu hiện gì và rất khó phát hiện nếu không nhìn thật kỹ. Nếu không ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì đường rạn răng có thể coi là hiện tượng bệnh lý bình thường và không cần cần điều trị. Tuy nhiên, bạn vẫn cần theo dõi tiến triển của chúng để có nhứng hướng điều trị phù hợp nếu triệu chứng của chúng nặng hơn.
Gãy răng (hoặc nứt răng)
Gãy hoặc nứt răng là mức độ vết nứt nặng hơn đường rạn, lúc này đường rạn đã đi sâu vào ngà răng và chủ yếu lan về phía gần hoặc xa, liên quan đến gờ bên của răng.
Vết nứt có thể tiến triển vào hệ thống chân răng và ảnh hưởng đến tủy răng, đôi khi nó có thể chia răng thành 2 mảnh riêng biệt. Triệu chứng có thể nhẹ, trung bình,rầm rộ hoặc đôi khi không có triệu chứng gì cả. Nứt răng lâu ngày có thể xâm lấn vào tủy răng, các vi khuẩn theo đường nứt gây hỏng tủy, hoại tử và cuối cùng dẫn đến chết tủy răng.
Gãy răng do tai nạn
Nứt răng có thể điều trị bằng cách trám răng, điều trị nội nha hoặc có thể phải nhổ răng tùy vào hướng của đường nứt, mức độ triệu chứng, và khả năng loại bỏ triệu chứng.
Trám răng là phương pháp sử dụng composite – vật liệu nha khoa để trám bít đường nứt ngăn cản sự xâm hại bởi vi khuẩn. Trám răng thường được sử dụng trong các trường hợp vết nứt răng nhẹ chưa tác động động đến tủy răng.
Chia chân răng
Chia thân răng là biểu hiện nặng nhất của nứt răng, khi vết nứt lan rộng từ phía mặt răng này đến một mặt răng khác và răng bị chia làm 2 phần.
Phim chụp X – quang răng bị chia thân răng
Nếu đường chia nằm xiên thì có thể loại bỏ mảnh răng nhỏ đi và phục hồi lại bằng các trám răng, onlay hoặc bọc sứ. Tuy nhiên, nếu đường chia mở rộng xuống dưới bờ xương ổ răng, việc phục hồi răng và điều trị nội nha có thể cần được xem xét kỹ.
Dù triệu chứng là gì bạn vẫn nên thăm khám nha khoa để có những phát hiện và điều trị sớm các trường hợp nứt răng. Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để có một nụ cười chắc khỏe, đẹp và tỏa sáng theo thời gian.
_________
Nha khoa Quốc tế DND – Nơi trao gửi sức khỏe nụ cười
? 157 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
? Đường Bàng Bá Lân, phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang
? http://nhakhoadnd.com/
? Hotline: 0832.124.124
? Tổng đài CSKH: 1800 1055
- Published in Nha Khoa Tổng Quát