LÀM THẾ NÀO ĐỂ NIỀNG RĂNG THÀNH CÔNG MÀ KHÔNG “TIỀN MẤT TẬT MANG”?
Niềng răng hỏng là vấn đề gặp phải ở không ít bệnh nhân, khiến họ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức mà không có được kết quả như ý. Niềng răng hỏng còn có thể đem lại rất nhiều hệ lụy, như răng xô lệch trầm trọng, tiêu xương, tụt lợi, lệch mặt,… và đặc biệt là phải tốn thêm công sức để niềng lại lần nữa.
Đã từng điều trị cho nhiều ca niềng răng hỏng, ThS.BS Nguyễn Thị Phòng đã nêu ra những lưu ý cho bệnh nhân trước khi quyết định niềng răng để kết quả được thành công như ý.
Niềng răng không phải chỉ để cho đẹp
Niềng răng để cải thiện ngoại hình là suy nghĩ của hầu hết mọi người khi tìm đến phương pháp này. Nhưng thực tế, tác dụng của việc chỉnh nha trên hết là đưa các răng về đúng hướng và vị trí, giúp cải thiện khả năng ăn nhai và ngăn ngừa các bệnh răng miệng, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Do đó, trước khi tiến hành chỉnh nha, bác sĩ phải thực hiện kỹ các bước thăm khám, chụp Xquang, kiểm tra số lượng răng và tình trạng phân bổ, tình hình răng đã mọc, chưa mọc (răng khôn).. để đưa ra kế hoạch, lộ trình riêng phù hợp với từng người.
Cần tư vấn kĩ lưỡng với bác sĩ trước khi quyết định niềng răng
Hiện nay có nhiều phương pháp chỉnh nha như niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài tự động, mắc cài sứ, niềng răng trong suốt Invisalign… tuy nhiên mỗi trường hợp sẽ phù hợp với tình trạng răng và nhu cầu từng người.
Theo bác sĩ Phòng, hãy chuẩn bị trước các câu hỏi để mang tới cho bác sĩ giải đáp. Bởi niềng răng là 1 quá trình lâu dài và kiên trì, nếu bạn không hiểu rõ mình đang làm gì thì sẽ không tránh khỏi hoang mang cũng như nản lòng. Hiểu rõ về quá trình niềng răng cũng giúp cho bạn có thái độ phối hợp cùng bác sĩ tốt hơn, từ đó, kết quả đạt được cũng trọn vẹn hơn.
Lựa chọn cơ sở nha khoa và bác sĩ Chỉnh nha uy tín
Không phải nha sĩ nào cũng là bác sĩ chỉnh nha và từng có kinh nghiệm chỉnh nha. Hiện nay, chỉ 3-6% nha sĩ ở Mỹ và châu Âu là bác sĩ chỉnh nha. Ở châu Á, số lượng này còn ít hơn. Đối với các ca sai lệch khớp cắn nặng, cần phải có sự can thiệp của bác sĩ chỉnh nha giàu kinh nghiệm để đảm bảo kết quả cho khách hàng cũng như không ảnh hưởng đến răng về lâu dài.
Chính vì thế, bạn nên tham khảo thật cẩn thận từ nhiều nguồn để lựa chọn cơ sở nha khoa và bác sĩ chất lượng, tránh những trường hợp ham rẻ để tiền mất tật mang. Cái răng cái tóc là góc con người, hàm răng sẽ đi theo bạn đến suốt đời nên lại càng phải để tâm và coi trọng.
Luôn tuân thủ lộ trình chỉnh nha và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ
Theo bác sĩ Phòng, thái độ hợp tác của bệnh nhân chiếm vai trò hết sức quan trọng cho kết quả 1 ca chỉnh nha. Có nhiều trường hợp bệnh nhân đang trong quá trình chỉnh răng nhưng sai lịch hoặc không đến tái khám dẫn đến răng “chạy” lung tung, sai vị trí; đến khi tới Nha khoa để bác sĩ thăm khám thì phải mất rất nhiều thời gian để chỉnh sửa lại.
Khi bác sĩ đã lên 1 kế hoạch chỉnh nha hoàn chỉnh, bệnh nhân cần lắng nghe những chỉ dẫn và tuyệt đối tuân thủ theo lộ trình đó, không nên tự ý thay đổi vì đều có thể nhận lại những hệ lụy khôn lường.
Chăm sóc răng miệng đúng cách khi niềng răng
Mỗi phương pháp niềng răng sẽ có cách chăm sóc khác nhau nhưng quy tắc chung là phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước và sau ăn để tránh thức ăn mắc vào kẽ răng hay dụng cụ niềng nếu không sẽ hình thành mảng bám. Vi khuẩn trong mảng bám là nguyên nhân gây sâu răng, viêm lợi và hôi miệng.
Do đó, khi niềng răng, bạn cần vệ sinh đúng cách với các sản phẩm như bàn chải răng chuyên biệt, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa… Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đến phòng khám làm sạch răng hàng tháng và hướng dẫn các thao tác vệ sinh răng miệng chi tiết để hình thành thói quen chăm sóc răng miệng đúng.
Chú ý cách ăn uống trong quá trình niềng răng
Người niềng răng được khuyên tránh ăn các loại thực phẩm cứng, quá dai, các loại kẹo cao su, chocolate… vì có thể dính vào mắc cài, khó làm sạch. Đồng thời, các răng đang dịch chuyển thường yếu và không chịu được kích thích nên các loại thực phẩm nóng lạnh cũng nên hạn chế vì dễ gây ra ê buốt và đau nhức.
Đối với niềng răng bằng máng trong Invisalign, bạn có thể ăn uống thỏa thích hơn mà không phải kiêng khem nhiều. Tuy nhiên, để giữ cho khay niềng sạch sẽ, vệ sinh thì các bác sĩ thường khuyên bạn hạn chế ăn đồ cứng hoặc các thực phẩm màu đậm.
Một số vấn đề thường gặp khi lắp mắc cài hay niềng răng vô hình
Đối với mắc cài sứ hoặc kim loại, sau khi lắp mắc cài, bạn có thể bị cảm thấy khó chịu trong vòng 24 – 48 tiếng. Nếu sự khó chịu này kéo dài hơn 3 ngày mà không thuyên giảm, bạn nên thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt.
Má và môi cũng có thể bị rách hoặc dị ứng nếu mắc cài lỏng hoặc vỡ. Nếu cẩn thận và làm đúng theo chỉ dẫn, việc này rất hiếm gặp. Nếu gặp phải cũng không cần quá lo lắng vì bác sĩ sẽ xử lý nhanh cho bạn ở phòng khám.
Đối với khay niềng vô hình, bạn cũng có thể thấy khó chịu nhưng cảm giác này sẽ nhanh biến mất. Ngoài ra, khay niềng vô hình có thể làm tăng tiết nước bọt hoặc khô miệng.
Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng
Nhiều người lầm tưởng sau khi quá trình niềng răng kết thúc, kết quả sẽ duy trì vĩnh viễn. Thực tế, răng vẫn có thể chạy về vị trí cũ, đặc biệt với người cần chỉnh nha do cấu trúc xương hàm, xương chân răng.
Để khắc phục điều này, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn hàm duy trì sau khi niềng răng xong. Hàm duy trì thường được gắn cố định trên răng hoặc được sử dụng dưới dạng khay trong, lắp vào răng đi ngủ buổi tối. Công đoạn duy trì này rất đơn giản nên bạn không phải lo sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, tái khám định kỳ 6 tháng/lần tại Nha khoa rất quan trọng vì nếu có vấn đề bất ổn với răng, bác sĩ có thể phát hiện và can thiệp kịp thời. Bạn cũng có thể kết hợp tái khám và lấy cao răng để tiết kiệm thời gian.
Kết luận lại, niềng răng là 1 quá trình đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian của cả bệnh nhân và bác sĩ. Vì vậy, ngay từ đầu, bạn nên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi niềng răng để phòng tránh những trường hợp niềng răng hỏng và mất tiền ở những Nha khoa không uy tín.
- Published in Tin tức
NIỀNG RĂNG KHẤP KHỂNH CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG? THỜI GIAN NIỀNG RĂNG BAO LÂU?
Răng khấp khểnh, mọc chen chúc trên cung hàm làm mất đi sự tự tin khi mỉm cười đồng thời cũng gây rất nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt. Niềng răng là phương pháp khắc phục hiệu quả nhất với trường hợp răng khấp khểnh.
Niềng răng khấp khểnh là gì?
Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc xô lệch, không đồng đều, cái thụt vào trong, cái chìa ra ngoài thậm chí còn mọc chồng chéo lên nhau. Điều này khiến nhiều người thiếu tự tin với nụ cười mất đi tính thẩm mỹ, ăn nhai hạn chế, vệ sinh răng miệng bất tiện và tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng.
Để khắc phục răng khấp khểnh, niềng răng là phương pháp vượt trội nhất hiện nay. Theo đó, niềng răng khấp khểnh sẽ sử dụng các khí cụ chuyên dụng giúp răng di chuyển về đúng vị trí, điều chỉnh khớp cắn theo tỷ lệ chuẩn và không can thiệp sâu vào xương tủy răng.
Trong cuộc sống hiện đại, ngoại hình là yếu tố khá được coi trọng, và nụ cười đóng góp một phần lớn trong đó. Chăm sóc cho nụ cười không chỉ khiến bạn tự tin hơn, mà còn giúp bạn bảo vệ sức khỏe và phòng tránh nhiều bệnh liên quan tới khớp cắn sai lệch.
Vì sao nên niềng răng khấp khểnh?
Tình trạng răng mọc không đều, chen chúc, lệch lạc khiến cho gương mặt mất cân đối, nụ cười không đẹp, kém duyên hơn. Hàm răng khấp khểnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà nó còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý răng miệng, làm ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
- Răng sai lệch gây khó khăn trong hoạt động ăn nhai, thức ăn không được nghiền nát trước khi đưa vào dạ dày dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa….
- Sự sai lệch khớp cắn ảnh hưởng đến khả năng phát âm, phát âm không chuẩn ảnh hưởng đến giao tiếp.
- Các răng mọc không ngay ngắn khiến vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Mảng bám không được làm sạch hoàn toàn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu… gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Niềng răng chính là giải pháp tối ưu giúp căn chỉnh các răng về đúng vị trí mong muốn trên khung hàm. Niềng răng giúp căn chỉnh khớp cắn, đưa khớp cắn trở về trạng thái chuẩn, cải thiện thẩm mỹ và hoạt động ăn nhai.
4 phương pháp niềng răng khấp khểnh phổ biến hiện nay
1. Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp sử dụng hệ thống khí cụ mắc cài và dây cung được làm từ hợp kim cao cấp, độ bền cao và cứng chắc nên an toàn và không kích ứng với cơ thể. Niềng răng mắc cài kim loại có chi phí dễ chịu, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
2. Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ có cấu tạo giống với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, bao gồm các khí cụ dây cung, thun. mắc cài. Tuy nhiên hệ thống mắc cài của phương pháp này được sử dụng vật liệu từ sứ cao cấp, có màu sắc trùng với màu răng thật. Chính vì thế niềng răng bằng phương pháp này sẽ không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trong quá trình điều trị.
3. Niềng răng mắc cài mặt trong:
Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi, phương pháp này có cấu tạo giống với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống. Với cấu tạo gồm các khí cụ: dây cung, thun, mắc cài, nhưng một điểm khác biệt lớn so với niềng răng mắc cài truyền thống chính là niềng răng mắc cài mặt trong cố định các khí cụ vào bề mặt trong của thân răng. Nhờ việc giấu đi hàng mắc cài vào phía bên trong nên phương pháp này giúp người niềng yên tâm và tự tin hơn khi giao tiếp.
4. Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt Invisalign được xem là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng chuỗi khay trong suốt được thiết kế riêng biệt cho mỗi người. Chuỗi khay này sẽ tạo một lực vừa đủ giúp răng bạn di chuyển từng chút một trên khung hàm. Các khay trong suốt ôm sát thân răng khiến người đối diện khó nhận biết, đồng thời không tạo cảm giác vướng víu khó chịu như khi niềng răng mắc cài.
Quy trình các bước niềng răng khấp khểnh
Quy trình niềng răng khấp khểnh sẽ gồm các bước sau:
Khám tổng quát – chụp X quang: Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quan răng, chụp X-quang và có thể yêu cầu chụp thêm một số loại phim khác để đánh giá tình trạng răng chính xác của bạn.
Tư vấn kế hoạch điều trị và lấy dấu răng: Bác sĩ tư vấn chi tiết về kế hoạch điều trị phù hợp, lấy dấu mẫu răng để thiết kế khay niềng hoặc mắc cài.
Gắn khí cụ niềng răng: Tùy vào phương pháp niềng răng mà bác sĩ sẽ gắn khí cụ chỉnh nha phù hợp lên răng như mắc cài – dây cung hoặc khay niềng trong suốt.
Tái khám định kỳ: Khám răng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ di chuyển của răng và kịp thời xử lý các vấn đề bất thường nếu có.
Tháo niềng và đeo hàm duy trì: Sau khi kết thúc thời gian chỉnh nha, bác sĩ sẽ tháo niềng và cho bạn mang hàm duy trì, giữ cố định răng ở vị trí mới.
Tổng thời gian niềng răng khấp khểnh mất bao lâu?
Thời gian niềng răng khấp khểnh có thể từ 1 – 3 năm tùy thuộc vào các yếu tố như phương pháp chỉnh nha, mức độ khấp khểnh của răng, tay nghề bác sĩ, các bệnh lý về răng miệng và cách chăm sóc răng khi niềng.
Để rút ngắn thời gian niềng răng khấp khểnh, bạn nên chú ý đến một vài điều sau:
- Lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp.
- Thực hiện niềng răng càng sớm càng tốt.
- Chọn địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, cẩn thận.
- Hạn chế các loại thức ăn quá dai, quá cứng.
- Tuân thủ thời gian đeo khí cụ theo chỉ định của bác sĩ, ví dụ đối với khay niềng trong suốt Invisalign cần phải đeo ít nhất 22 giờ/ngày.
- Tái khám bác sĩ đúng hẹn để kiểm tra, nhận khay niềng mới (niềng răng trong suốt Invisalign) và siết dây cung (niềng răng mắc cài).
- Published in Tin tức
QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến, giúp khắc phục các khuyết điểm của hàm răng như hô, móm, răng thưa, khấp khểnh,… giúp bạn có nụ cười mới đẹp hơn. Không chỉ cải thiện về thẩm mỹ, niềng răng còn giúp nâng cao sức khoẻ của bạn, phòng tránh các vấn đề như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Vậy quá trình niềng răng diễn ra như thế nào? Cần lưu ý những gì khi niềng răng? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé.
Khám, tư vấn và chụp X quang răng
Đây là bước đầu tiên trong quy trình niềng răng. Bác sĩ sẽ kiểm tra răng và chụp phim X quang để tư vấn phương pháp niềng và lộ trình niềng răng phù hợp. Kết hợp với quá trình kiểm tra răng, bác sĩ sẽ xác định tình trạng răng của bệnh nhân. Cụ thể là răng đang bị thưa, hô, móm, vẩu, khớp cắn ngược, lệch lạc… hay vấn đề gì.
Lên phác đồ điều trị và lấy dấu răng
Khi đã thống nhất được phương pháp niềng răng, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và dịch chuyển răng cho bệnh nhân. Từ phác đồ này bệnh nhân sẽ hình dung được hàm răng của mình sau khi niềng.
Đồng thời, ở bước này bác sĩ cũng sẽ nhận định có cần bổ sung thêm công đoạn nào trước khi niềng không. Bởi có một số trường hợp phải nhổ răng nên bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng cụ thể để tư vấn.
Đối với phương pháp niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài ngay cho bạn sau khi đã hoàn tất các công đoạn trên. Còn đối với niềng răng trong suốt Invisalign, bác sĩ sẽ cần lấy dấu răng của bạn bằng máy scan iTero để tiến hành làm ClinCheck.
Thiết kế ClinCheck
Công đoạn này được thực hiện sau khi đã lấy dấu răng. Sau 1 tuần, bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân tới kiểm tra ClinCheck và thống nhất. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành đặt hàng sản xuất khay niềng Invisalign. Khay niềng được sản xuất và gửi thẳng từ Mỹ về.
ClinCheck là 1 phần mềm thể hiện các công đoạn di chuyển răng qua từng tuần. Khi nhìn vào đó, bạn sẽ biết tại thời điểm nào khi niềng răng thì răng bạn sẽ thay đổi những gì. Bác sĩ là người thực hiện thiết kế và chỉnh sửa ClinCheck này theo đúng chuyên môn. Tuy nhiên, nếu bạn có những nguyện vọng riêng trong thời gian niềng răng, bác sĩ cũng sẽ có thể tùy chỉnh ClinCheck theo nguyện vọng đó.
Tiến hành lắp khay niềng
Sau 3-4 tuần kể từ khi đặt khay, khay niềng Invisalign sẽ về. Bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân tới lắp khay và hướng dẫn cách đeo khay cũng như vệ sinh khay niềng hàng ngày. Thường bệnh nhân sẽ đeo 1 khay trong thời gian 7-10 ngày.
Đối với 1 số trường hợp răng khó, bác sĩ sẽ cần đặt thun liên hàm hoặc bắt mini vis. Điều này sẽ được trao đổi kĩ từ bước lên kế hoạch điều trị.
Tái khám định kỳ
Đối với niềng răng mắc cài, cứ khoảng 1 tháng bệnh nhân sẽ quay lại tái khám 1 lần với bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ điều chỉnh dây cung và mắc cài sao cho hợp lý nhất. Thường thời gian đeo niềng từ 18 – 24 tháng nên trong quá trình này các bạn cần kiên nhẫn. Đồng thời, thực hiện tái khám theo đúng lịch của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả niềng răng tốt nhất.
Còn đối với Invisalign, bạn sẽ không cần phải tái khám nhiều lần. Thời gian phổ biến để tái khám là khoảng 8 tuần. Tuy nhiên, với những bạn ở xa hoặc đi du học, bác sĩ có thể theo dõi quá trình niềng răng online. Nhờ có ClinCheck, việc theo dõi quá trình niềng răng của bác sĩ cũng sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Đây là bước rất quan trọng trong quá trình niềng răng mà các bạn cần chú ý. Bởi mặc dù răng đã về vị trí chuẩn nhưng cần đeo hàm duy trì thêm một thời gian để đảm bảo răng được cố định và đều đẹp.
- Published in Tin tức
CHỈNH NHA CHO KH NIỀNG RĂNG HỎNG – 10 ĐIỀU BS PHÒNG LƯU Ý BỆNH NHÂN
Niềng răng hỏng là vấn đề gặp phải ở không ít bệnh nhân, khiến họ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức mà không có được kết quả như ý. Niềng răng hỏng còn có thể đem lại rất nhiều hệ lụy, như răng xô lệch trầm trọng, tiêu xương, tụt lợi, lệch mặt,… và đặc biệt là phải tốn thêm công sức để niềng lại lần nữa.
Với trường hợp bệnh nhân dưới đây đã từng niềng răng hơn 1 năm ở Nha khoa khác nhưng tình trạng tiến triển chậm, đau nhức kéo dài khi ăn, răng bị xoay 90 độ mà không khắc phục được. Khi tới thăm khám cùng ThS. BS Nguyễn Thị Phòng tại Nha khoa Quốc tế DND, bạn nữ tỏ ra rất buồn vì tình trạng răng không có cải thiện, có thể được đánh giá là một ca niềng răng hỏng.
Với kinh nghiệm 15 năm trong nghề, từng điều trị nhiều ca phức tạp, ThS. BS Nguyễn Thị Phòng đã nhanh chóng nhận ra vấn đề, lên kế hoạch điều trị phù hợp để lần niềng răng thứ 2 này của bạn sẽ nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.
Sau 6 tháng, răng bạn nữ đã được đưa về đúng vị trí, xoay lại răng về thẳng và tiến triển đúng hướng kế hoạch điều trị.
Đã từng điều trị cho nhiều ca niềng răng hỏng, ThS.BS Nguyễn Thị Phòng đã nêu ra 10 lưu ý cho bệnh nhân trước khi quyết định niềng răng để kết quả được thành công như ý.
Niềng răng không phải chỉ để cho đẹp
Niềng răng để cải thiện ngoại hình là suy nghĩ của hầu hết mọi người khi tìm đến phương pháp này. Nhưng thực tế, tác dụng của việc chỉnh nha trên hết là đưa các răng về đúng hướng và vị trí, giúp cải thiện khả năng ăn nhai và ngăn ngừa các bệnh răng miệng, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Do đó, trước khi tiến hành chỉnh nha, bác sĩ phải thực hiện kỹ các bước thăm khám, chụp Xquang, kiểm tra số lượng răng và tình trạng phân bổ, tình hình răng đã mọc, chưa mọc (răng khôn).. để đưa ra kế hoạch, lộ trình riêng phù hợp với từng người.
Cần tư vấn kĩ lưỡng với bác sĩ trước khi quyết định niềng răng
Hiện nay có nhiều phương pháp chỉnh nha như niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài tự động, mắc cài sứ, niềng răng trong suốt Invisalign… tuy nhiên mỗi trường hợp sẽ phù hợp với tình trạng răng và nhu cầu từng người.
Theo bác sĩ Phòng, hãy chuẩn bị trước các câu hỏi để mang tới cho bác sĩ giải đáp. Bởi niềng răng là 1 quá trình lâu dài và kiên trì, nếu bạn không hiểu rõ mình đang làm gì thì sẽ không tránh khỏi hoang mang cũng như nản lòng. Hiểu rõ về quá trình niềng răng cũng giúp cho bạn có thái độ phối hợp cùng bác sĩ tốt hơn, từ đó, kết quả đạt được cũng trọn vẹn hơn.
Lựa chọn cơ sở nha khoa và bác sĩ Chỉnh nha uy tín
Không phải nha sĩ nào cũng là bác sĩ chỉnh nha và từng có kinh nghiệm chỉnh nha. Hiện nay, chỉ 3-6% nha sĩ ở Mỹ và châu Âu là bác sĩ chỉnh nha. Ở châu Á, số lượng này còn ít hơn. Đối với các ca sai lệch khớp cắn nặng, cần phải có sự can thiệp của bác sĩ chỉnh nha giàu kinh nghiệm để đảm bảo kết quả cho khách hàng cũng như không ảnh hưởng đến răng về lâu dài.
Chính vì thế, bạn nên tham khảo thật cẩn thận từ nhiều nguồn để lựa chọn cơ sở nha khoa và bác sĩ chất lượng, tránh những trường hợp ham rẻ để tiền mất tật mang. Cái răng cái tóc là góc con người, hàm răng sẽ đi theo bạn đến suốt đời nên lại càng phải để tâm và coi trọng.
Luôn tuân thủ lộ trình chỉnh nha và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ
Theo bác sĩ Phòng, thái độ hợp tác của bệnh nhân chiếm vai trò hết sức quan trọng cho kết quả 1 ca chỉnh nha. Có nhiều trường hợp bệnh nhân đang trong quá trình chỉnh răng nhưng sai lịch hoặc không đến tái khám dẫn đến răng “chạy” lung tung, sai vị trí; đến khi tới Nha khoa để bác sĩ thăm khám thì phải mất rất nhiều thời gian để chỉnh sửa lại.
Khi bác sĩ đã lên 1 kế hoạch chỉnh nha hoàn chỉnh, bệnh nhân cần lắng nghe những chỉ dẫn và tuyệt đối tuân thủ theo lộ trình đó, không nên tự ý thay đổi vì đều có thể nhận lại những hệ lụy khôn lường.
Chăm sóc răng miệng đúng cách khi niềng răng
Mỗi phương pháp niềng răng sẽ có cách chăm sóc khác nhau nhưng quy tắc chung là phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước và sau ăn để tránh thức ăn mắc vào kẽ răng hay dụng cụ niềng nếu không sẽ hình thành mảng bám. Vi khuẩn trong mảng bám là nguyên nhân gây sâu răng, viêm lợi và hôi miệng.
Do đó, khi niềng răng, bạn cần vệ sinh đúng cách với các sản phẩm như bàn chải răng chuyên biệt, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa… Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đến phòng khám làm sạch răng hàng tháng và hướng dẫn các thao tác vệ sinh răng miệng chi tiết để hình thành thói quen chăm sóc răng miệng đúng.
Chú ý cách ăn uống trong quá trình niềng răng
Người niềng răng được khuyên tránh ăn các loại thực phẩm cứng, quá dai, các loại kẹo cao su, chocolate… vì có thể dính vào mắc cài, khó làm sạch. Đồng thời, các răng đang dịch chuyển thường yếu và không chịu được kích thích nên các loại thực phẩm nóng lạnh cũng nên hạn chế vì dễ gây ra ê buốt và đau nhức.
Đối với niềng răng bằng máng trong Invisalign, bạn có thể ăn uống thỏa thích hơn mà không phải kiêng khem nhiều. Tuy nhiên, để giữ cho khay niềng sạch sẽ, vệ sinh thì các bác sĩ thường khuyên bạn hạn chế ăn đồ cứng hoặc các thực phẩm màu đậm.
Một số vấn đề thường gặp khi lắp mắc cài hay niềng răng vô hình
Đối với mắc cài sứ hoặc kim loại, sau khi lắp mắc cài, bạn có thể bị cảm thấy khó chịu trong vòng 24 – 48 tiếng. Nếu sự khó chịu này kéo dài hơn 3 ngày mà không thuyên giảm, bạn nên thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt.
Má và môi cũng có thể bị rách hoặc dị ứng nếu mắc cài lỏng hoặc vỡ. Nếu cẩn thận và làm đúng theo chỉ dẫn, việc này rất hiếm gặp. Nếu gặp phải cũng không cần quá lo lắng vì bác sĩ sẽ xử lý nhanh cho bạn ở phòng khám.
Đối với khay niềng vô hình, bạn cũng có thể thấy khó chịu nhưng cảm giác này sẽ nhanh biến mất. Ngoài ra, khay niềng vô hình có thể làm tăng tiết nước bọt hoặc khô miệng.
Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng
Nhiều người lầm tưởng sau khi quá trình niềng răng kết thúc, kết quả sẽ duy trì vĩnh viễn. Thực tế, răng vẫn có thể chạy về vị trí cũ, đặc biệt với người cần chỉnh nha do cấu trúc xương hàm, xương chân răng.
Để khắc phục điều này, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn hàm duy trì sau khi niềng răng xong. Hàm duy trì thường được gắn cố định trên răng hoặc được sử dụng dưới dạng khay trong, lắp vào răng đi ngủ buổi tối. Công đoạn duy trì này rất đơn giản nên bạn không phải lo sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, tái khám định kỳ 6 tháng/lần tại Nha khoa rất quan trọng vì nếu có vấn đề bất ổn với răng, bác sĩ có thể phát hiện và can thiệp kịp thời. Bạn cũng có thể kết hợp tái khám và lấy cao răng để tiết kiệm thời gian.
Kết luận lại, niềng răng là 1 quá trình đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian của cả bệnh nhân và bác sĩ. Vì vậy, ngay từ đầu, bạn nên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi niềng răng để phòng tránh những trường hợp niềng răng hỏng và mất tiền ở những Nha khoa không uy tín.
Thông tin về Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phòng – PGĐ Chuyên môn của Nha khoa Quốc tế DND
1 trong 2 Chuyên gia chỉnh nha Việt Nam duy nhất có ca điều trị thành công được trưng bày trên trang Global Invisalign Gallery (website đăng tải những ca điều trị niềng răng xuất sắc trên toàn thế giới do Hội đồng Thẩm định của Invisalign xét duyệt và lựa chọn)
◽ Chuyên gia Hạng Platinum Elite của Invisalign
◽ Speaker (Diễn giả chính thức) của Invisalign Việt Nam
◽ Thạc sĩ CK Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
◽ Tốt nghiệp Khoá Progressive Orthodontic Seminar, Hoa Kỳ
- Published in Tin tức
KHỚP CẮN NGƯỢC LÀ GÌ? 3 CÁCH KHẮC PHỤC KHỚP CẮN NGƯỢC HIỆU QUẢ
Khớp cắn ngược là tình trạng sai lệch khớp cắn, xảy ra khi hàm dưới quá dài dẫn tới chìa hẳn ra ngoài và bao phủ hàm trên. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà lâu ngày còn gây hại cho sức khỏe răng miệng của bạn.
Đối với khớp cắn ngược do răng, bạn có thể sử dụng 2 phương pháp là niềng răng hoặc bọc răng sứ để khắc phục. Còn trường hợp khớp cắn ngược do hàm bắt buộc phải phẫu thuật chỉnh hàm và có thể kết hợp niềng răng để đạt kết quả tối ưu.
1. Tìm hiểu khớp cắn ngược là gì?
Khớp cắn ngược hay còn gọi là móm là hiện tượng răng hàm dưới chìa hẳn ra ngoài, bao phủ hàm trên. Nếu quan sát bên ngoài, người bị móm có gương mặt gãy, không cân đối bởi phần cằm nhô lên quá nhiều.
Khuyết điểm này không chỉ khiến khuôn mặt mất đi tính thẩm mỹ, làm người bị khớp cắn ngược tự ti trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng về lâu dài.
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược, có thể từ di yêu tố truyền hoặc bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như cắn bút, mút tay, thói quen ăn uống,…
2. Nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược
2.1. Khớp cắn ngược do răng
Khớp cắn ngược do răng thường xuất phát từ việc răng cửa hàm trên mọc chậm hơn so với răng cửa của hàm dưới. Ngoài ra có thể do khi còn nhỏ, bạn có các thói quen xấu như: sử dụng lưỡi đẩy ti giả, răng, mút ngón tay… khiến hàm bị trượt sang bên.
Theo thời gian, nhóm răng cửa dưới trùm ra ngoài răng hàm trên, tạo nên tình trạng móm. Nếu không can thiệp sớm sẽ khiến khuôn mặt lõm xuống đồng thời ảnh hưởng đến xương hàm.
2.2. Khớp cắn ngược do xương hàm
Tình trạng này xảy ra do xương hàm dưới phát triển quá mạnh hoặc xương hàm trên phát triển kém . Móm do xương hàm còn xuất phát từ dị tật hở khe vòm miệng hoặc gen di truyền.
Dấu hiệu nhận biết nhanh nhất là xương hàm trên phát triển không đạt kích thước dẫn đến răng cửa lùi vào trong không cân xứng với răng cửa của hàm dưới.
3. Những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị khớp cắn ngược
Nhiều hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu không điều trị khớp cắn ngược:
3.1. Chức năng ăn nhai suy giảm trầm trọng
Tình trạng khớp cắn ngược khiến cho răng không đảm nhận đầy đủ nhiệm vụ ăn nhai thuận tiện như bình thường, thức ăn khó nghiền nhỏ từ đó tăng áp lực lên cung hàm và dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Bởi lý do này nên khách hàng dễ mắc phải nhiều bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.
Trường hợp khớp cắn ngược đã điều trị thành công tại Nha khoa DND
3.2. Khuôn mặt gãy mất thẩm mỹ
Biến chứng nặng nề nhất của khớp cắn ngược là ảnh hưởng tiêu cực đến tính thẩm mỹ. Khuôn mặt mất đi sự cân xứng, già hơn so với tuổi thật. Môi trên bị che lấp bởi môi dưới khiến cho nụ cười gượng gạo, kém tươi tắn, kém duyên. Khuyết điểm này thậm chí còn khiến nhiều người rụt rè, tự ti, ngại giao tiếp xã hội.
3.3. Ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm
Nhiều người bị khớp cắn ngược thường có cảm giác đau đầu, mệt mỏi. Nguyên nhân là do tình trạng khớp cắn bất cân xứng kéo dài gây ra triệu chứng đau nửa đầu.
3.4. Hạn chế khả năng phát âm
Khớp cắn ngược gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng phát âm của nhiều người, khiến cho âm thanh phát ra méo, không tròn vành rõ chữ như bình thường. Đặc biệt khuyết điểm móm gây trở ngại trong vấn đề giao tiếp.
3.5. Vệ sinh răng miệng khó khăn
Tình trạng khớp cắn ngược khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng gặp nhiều trở ngại. Bàn chải khó đưa vào các vị trí kẽ răng, chân răng từ đó dẫn tới tích tụ vi khuẩn, mảng bám. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu…
4. Các cách điều trị khớp cắn ngược
4.1. Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp chỉ khuyến khích dành cho các trường hợp khuyết điểm nhẹ. Bác sĩ sẽ thiết kế dáng răng phù hợp với sở thích và hình dáng răng của từng người. Với chất liệu từ sứ nguyên chất màu sắc tự nhiên, hàm răng đều đẹp trắng sáng như mong đợi.
Khách hàng không cần tốn nhiều thời gian chờ đợi kết quả, tuổi thọ của răng lên đến 15 năm. Khả năng chịu lực của răng gấp 3 đến 4 lần so với răng thật vì thế đảm bảo ăn nhai thuận tiện.
Trường hợp khớp cắn ngược đã điều trị thành công tại Nha khoa DND
4.2. Niềng răng
Niềng răng là giải pháp phù hợp với mọi trường hợp khuyết điểm từ nhẹ cho tới nặng. Nên bắt đầu niềng răng càng sớm càng tốt để rút ngắn thời gian và đảm bảo kết quả thành công như ý. Bác sĩ sẽ khắc phục khớp cắn ngược bằng sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung, thun buộc chuyên dụng hoặc khay niềng trong suốt.
Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật này là bảo tồn răng ở mức tối đa, hạn chế xâm lấn, gây ảnh hưởng tới răng.
Hiệu quả khắc phục khớp cắn ngược bằng niềng răng duy trì cả đời vì vậy khách hàng không cần can thiệp bất cứ phương pháp nào khác.
Trường hợp khớp cắn ngược đã điều trị thành công tại Nha khoa DND
4.3. Phẫu thuật xương hàm
Phương pháp phẫu thuật chỉnh xương hàm được chỉ định điều trị cho các đối tượng khớp cắn ngược do xương. Để thực hiện ca phẫu thuật này, khách hàng cần phải trên 18 tuổi, vì lúc này xương hàm đã phát triển hoàn chỉnh, không gây trở ngại trong quá trình tiến hành thủ thuật.
Phẫu thuật cắt xương hàm được ưa chuộng bởi tính tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian chờ đợi. Khách hàng cần đeo khí cụ chỉnh khớp cắn ngược rồi thực hiện cắt bỏ 1 phần xương hàm dưới. Sau khi hoàn thành, hàm dưới và hàm trên cân xứng với nhau từ đó gương mặt trở nên hài hòa.
Tuy nhiên quy trình phẫu thuật xương hàm phức tạp nên cần được thực hiện dưới bàn tay của đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao để tránh tiền mất tật mang.
Nha khoa Quốc tế DND đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp khớp cắn ngược bằng phương pháp niềng răng. Nếu đang cân nhắc 1 địa chỉ uy tín để tới thăm khám và tư vấn, bạn hãy liên hệ tới Hotline của chúng tôi: 0832.124.124 / 0243.572.7722.
- Published in Tin tức
QUÊN ĐEO KHAY INVISALIGN CÓ SAO KHÔNG?
Có lẽ không ít bạn sẽ vô tình gặp phải sự cố quên đeo khay Invisalign hoặc đeo không đủ thời gian một ngày. Việc đó có ảnh hưởng gì tới quá trình niềng răng không? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.
Niềng răng vô hình Invisalign
Được phát triển trong gần 20 năm bởi tập đoàn Align (Mỹ), Invisalign là một giải pháp mới mang tính cách mạng cho niềng răng. Thay vì những chiếc mắc cài mang lại sự tự ti, phiền toái thì khay vô hình Invisalign vẫn đảm bảo hiệu quả di chuyển răng, lại ít gây đau đớn cho người dùng hơn hẳn.
Invisalign hoạt động theo cơ thế duy trì lực đẩy ổn định cho răng trong suốt quá trình niềng. Khay niềng được thiết kế riêng cho từng hàm răng, ôm khít răng, đảm bảo răng di chuyển mà không hề gây đau đớn.
Vật liệu SmartTrack, công nghệ SmartStage và tính năng SmartForce khiến Invisalign giải quyết tốt các trường hợp răng khấp khểnh, hô hàm, móm,… từ dễ đến khó.
- Khay niềng Invisalign đảm bảo thẩm mỹ tối đa cho bạn, niềng không ai biết tháo không ai hay
- Tháo lắp dễ dàng, cải thiện vệ sinh răng miệng
- Phòng tránh viêm lợi, sâu răng và các vấn đề về men răng
- Bạn không cần kiêng khem món ăn nào, thoải mái tận hưởng các bữa tiệc
Những lưu ý khi niềng răng Invisalign
Invisalign là phương pháp niềng răng ưu việt và mang tới trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Chính vì vậy, khi sử dụng khay niềng Invisalign, bạn cần tuân thủ 1 số nguyên tắc sau:
- Đeo khay hàng ngày, đảm bảo đủ 20-22h/ngày
- Không nhai đồ cứng, đồ dẻo khi đang đeo khay
- Vệ sinh khay thường xuyên trước và sau ăn
- Thay khay mới theo đúng lộ trình
- Bảo quản khay cẩn thận, khi tháo khay ra luôn để trong hộp đựng khay
Quên đeo khay Invisalign có sao không?
Đây không phải sự cố hiếm gặp trong quá trình niềng răng nên bạn không cần quá lo lắng. Nếu bạn chỉ quên đeo khay 1-2 ngày thì việc đó hầu như ít ảnh hưởng, tuy nhiên bạn vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu bạn quên đeo khay nhiều hơn 2 ngày thì cần liên hệ bác sĩ ngay và bạn có thể sẽ phải đeo bù lại thời gian tương ứng.
Nói chung, việc này chỉ nên xảy ra 1-2 lần trong suốt quá trình đeo khay của bạn, bởi nếu nhiều hơn thì kế hoạch điều trị sẽ bị ảnh hưởng.
Tìm hiểu thêm về Invisalign DND tại: http://niengrang.nhakhoadnd.com
- Published in Tin tức
RĂNG KHÔNG ĐỀU, SẬM MÀU – NÊN BỌC SỨ HAY NIỀNG RĂNG?
Đây là câu hỏi được nhiều khách hàng trăn trở khi tới Nha khoa Quốc tế DND. Mỗi phương pháp có những ưu điểm, hạn chế riêng và mỗi trường hợp răng cụ thể lại phù hợp với từng phương pháp.
Khi nào nên niềng răng?
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chuyên dụng hoặc khay niềng để khắc phục các tình trạng hô, móm, khấp khểnh, sai lệch khớp cắn,… bằng cách di chuyển răng tới vị trí mong muốn. Sau khoảng 12-18 tháng, bạn sẽ có hàm răng đều đặn, thẳng tắp và góc nghiêng cũng được cải thiện đáng kể.
Bạn nên lựa chọn niềng răng nếu răng của bạn khấp khểnh nhiều, hô nhiều, móm nhiều vì đây là phương pháp giúp khắc phục tối đa các khuyết điểm và còn an toàn lâu dài cho sức khoẻ của bạn.
Thời gian niềng răng có thể mất từ 12-30 tháng, tuy nhiên, cái bạn nhận lại sẽ là một nụ cười mới hoàn toàn, cho bạn vẻ ngoài xinh đẹp, rạng rỡ hơn và khả năng ăn nhai tốt hơn, từ đó bảo vệ sức khoẻ răng miệng dài lâu.
Nếu bạn sợ đeo mắc cài kém thẩm mỹ thì có thể chọn Invisalign – Phương pháp niềng răng vô hình ưu việt nhất hiện nay. Với ưu điểm là trong suốt, ít gây đau, tháo lắp – vệ sinh dễ dàng, ít phải thăm khám, Invisalign mang tới cho bạn trải nghiệm niềng răng vô cùng vui vẻ và nhẹ nhàng.
Sau khi tháo niềng, bạn có thể tẩy trắng răng để hoàn thiện nụ cười.
Xem thêm: NIỀNG RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG? ĐAU NHẤT KHI NÀO?
Khi nào nên bọc răng sứ?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ cho răng bằng cách mài răng, sau đó lắp mão sứ lên trên để cải thiện các khuyêts điểm của răng. Các mão răng sứ này được chế tác dựa trên các thông tin chi tiết gồm màu sắc, kích thước và hình dáng tương thích với các răng trên cung hàm, đảm bảo sự hòa hợp thẩm mỹ giữa các răng sau phục hình.
Ưu điểm của bọc răng sứ so với niềng răng là thời gian điều trị nhanh chóng, chỉ mất 2-3 ngày, bạn đã có hàm răng mới hoàn thiện. Ngoài ra, bọc răng sứ còn tiết kiệm cho bạn 1 lần đến Nha khoa để tẩy trắng răng. Hàm răng của bạn sẽ đều, đẹp, trắng sáng tự nhiên và bền lâu trong nhiều năm.
Bọc răng sứ có thể khắc phục các trường hợp như hô nhẹ, khấp khểnh nhẹ, răng xỉn màu, răng nhiễm màu tetracyline; tuy nhiên, phương pháp này không hiệu quả với các trường hợp nặng. Thậm chí, hàm răng hô nặng, món nặng, khấp khểnh nặng nếu vẫn bọc sứ có thể xảy ra biến chứng sau 2-3 năm.
Để biết có nên bọc răng sứ hay không, bạn nên đến phòng khám Nha khoa để được thăm khám kĩ lưỡng và phân tích chính xác trường hợp của bạn. Các bác sĩ giàu chuyên môn sẽ tiên lượng chính xác và lên kế hoạch điều trị phù hợp với nguyện vọng của bạn.
- Published in Tin tức
NIỀNG RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG? ĐAU NHẤT KHI NÀO?
Đa phần các bệnh nhân trước khi quyết định niềng răng thường lo lắng những bất tiện như vấn đề thẩm mỹ, ảnh hưởng sinh hoạt, giao tiếp và đặc biệt là cảm giác đau đớn, ê ẩm trong suốt quá trình niềng răng. Vậy “Niềng răng có đau không?” và “Đau nhất khi nào?” là 2 câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Niềng răng có đau không?
Niềng răng là quá trình trị liệu sử dụng các khí cụ nha khoa để tác động lực tới răng, khiến răng di chuyển tới vị trí mong muốn. Chính vì thế, niềng răng gây ra những cơn đau nhức, khó chịu nhất định cho người sử dụng.
Trong từng giai đoạn, bệnh nhân có thể cảm thấy mức độ đau, ê buốt không giống nhau.
Đối với niềng răng mắc cài, bạn sẽ còn gặp nhiều vấn đề như viêm lợi, nhiệt miệng, chảy máu chân răng,…
Niềng răng đau nhất khi nào?
Giai đoạn nhổ răng trước khi niềng
Nếu như trước đây, giai đoạn này là nỗi ác mộng với nhiều bạn thì ngày nay, với phương pháp Nhổ răng không đau bằng máy siêu âm Piezotome, việc nhổ răng không còn là điều khó khăn nữa.
Giai đoạn tách kẽ răng
Tách kẽ răng là bước đầu tiên để gắn mắc cài. Bác sĩ sẽ đặt thun tách kẽ dày khoảng 2mm vào kẽ hở hai răng để tạo khoảng trống khi niềng răng. Sau khoảng 5-7 ngày, khi giữa hai hàm răng xuất hiện khe thưa trống, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài.
Giai đoạn gắn mắc cài, dây cung
Bác sĩ sẽ gắn các khí cụ mắc cài, dây cung lên răng của bạn. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu, có cảm giác cộm lên trong miệng do bạn chưa quen với sự xuất hiện của những khí cụ. Ngoài ra, khi mới lắp những khí cụ này, lực kéo của chúng tác động lên răng cũng có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức suốt vài ngày.
Chưa kể, việc ăn uống trong giai đoạn này cũng như “đánh vật” khi răng của bạn chưa kịp thích nghi. Việc mắc cày gây trầy xước nướu, các vùng mô mềm xung quanh là điều bình thường và cảm giác cũng không hề dễ chịu chút nào.
Giai đoạn tái khám siết răng định kỳ
Khi niềng răng, mỗi tháng bạn sẽ cần khám định kỳ ít nhất 1 lần. Với những lần khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra thực hiện siết lực để kéo răng. Việc điều chỉnh lực kéo sẽ gây ra cảm giác đau.
Làm thế nào để giảm đau khi niềng răng?
Trên thực tế, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa hoặc thay đổi một số thói quen sinh hoạt để giảm tình trạng đau buốt.
Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ có thể giảm đau nhất thời chứ không hết hẳn.
Chỉ khi bạn niềng răng bằng phương pháp niềng răng vô hình Invisalign thì mới không lo ĐAU ĐỚN – BẤT TIỆN
Invisalign là phương pháp niềng răng ưu việt nhất hiện nay với các đặc điểm:
- Gần như trong suốt, đảm bảo thẩm mỹ
- Cơ chế tác động lực cho răng di chuyển nhẹ nhàng, không đau đớn
- Tháo lắp đơn giản, vệ sinh dễ dàng
- Không cần kiêng khem trong thời gian niềng răng
- Ít phải thăm khám, tiết kiệm thời gian cho bạn
- Hạn chế tối đa nhiệt miệng, viêm lợi, sâu răng,…
Tìm hiểu thêm về niềng răng Invisalign DND tại: http://niengrang.nhakhoadnd.com
Inbox Fanpage Nha khoa Quốc tế DND hoặc gọi tới hotline 0832.124.124 để được tư vấn chi tiết.
- Published in Chăm Sóc Răng Miệng, Khuyến Mãi, Tin tức
PHÂN BIỆT NIỀNG RĂNG MẮC CÀI VÀ INVISALIGN
Với sự phát triển nhanh chóng của ngành Nha nói chung và Chỉnh nha nói riêng, hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng dành cho những bạn mong muốn cải thiện hàm răng của mình.
Niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa để điều chỉnh lại các răng mọc lệch lạc, hô, móm, thưa… Quá trình niềng răng mang lại cho bạn hàm răng đều đẹp hơn, góc nghiêng sắc nét hơn và giúp khuôn mặt trở nên hài hòa.
Phân loại niềng răng mắc cài và Invisalign
Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài là kỹ thuật điều chỉnh răng, sử dụng các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài,… hoạt động theo cơ chế KÉO răng về đúng vị trí như mong muốn.
Các mắc cài được gắn cố định lên răng đi cùng với hệ thống dây cung có độ đàn hồi cao.
Khả năng kéo của niềng răng mắc cài rất tốt, có thể khắc phục hiệu quả đối với các trường hợp phức tạp, răng lệch khỏi hàm, răng khểnh, sai khớp cắn nghiêm trọng.
Đây là phương pháp thông dụng nhất, có giá thành rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng, tuy nhiên lại tồn tại nhiều hạn chế:
- Gây đau buốt cho người dùng trong suốt quá trình niềng
- Phải kiêng nhiều món ăn khi đeo
- Bạn không thể tháo niềng ra, vì vậy rất khó để vệ sinh răng
- Nguy cơ nhiệt miệng, viêm lợi, sâu răng, ố vàng răng
- Mất thẩm mĩ cho khuôn mặt
Niềng răng vô hình Invisalign
Được phát triển trong gần 20 năm bởi tập đoàn Align (Mỹ), Invisalign là một giải pháp mới mang tính cách mạng cho niềng răng. Thay vì những chiếc mắc cài mang lại sự tự ti, phiền toái thì khay vô hình Invisalign vẫn đảm bảo hiệu quả di chuyển răng, lại ít gây đau đớn cho người dùng hơn hẳn.
Invisalign hoạt động theo cơ thế duy trì lực đẩy ổn định cho răng trong suốt quá trình niềng. Khay niềng được thiết kế riêng cho từng hàm răng, ôm khít răng, đảm bảo răng di chuyển mà không hề gây đau đớn.
Vật liệu SmartTrack, công nghệ SmartStage và tính năng SmartForce khiến Invisalign giải quyết tốt các trường hợp răng khấp khểnh, hô hàm, móm,… từ dễ đến khó.
- Khay niềng Invisalign đảm bảo thẩm mỹ tối đa cho bạn, niềng không ai biết tháo không ai hay
- Tháo lắp dễ dàng, cải thiện vệ sinh răng miệng
- Phòng tránh viêm lợi, sâu răng và các vấn đề về men răng
- Bạn không cần kiêng khem món ăn nào, thoải mái tận hưởng các bữa tiệc
Tuy nhiên, giá thành cao là hạn chế khiến nhiều bạn còn ngần ngại chưa dám lựa chọn Invisalign.
Mỗi phương pháp niềng răng đều có những ưu điểm & hạn chế riêng, vì thế trước tiên bạn cần tới thăm khám tại Nha khoa uy tín để xác định tình trạng răng của mình, từ đó tham khảm các kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Thời gian niềng răng thường từ 1-2 năm, vì vậy bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng trước khi quyết định thực hiện. Dù là niềng răng mắc cài hay Invisalign thì quan trọng nhất vẫn là sự kiên trì của bạn. Có như vậy, quá trình niềng răng mới thành công.
Nếu còn băn khoăn không biết nên chọn phương pháp niềng răng nào, bạn có thể đăng ký thăm khám tại đây để được hướng dẫn và tư vấn.
_________
Nha khoa Quốc tế DND – Nơi trao gửi sức khỏe nụ cười
? 157 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
? Đường Bàng Bá Lân, phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang
? http://nhakhoadnd.com/
? Hotline: 0832.124.124
? Tổng đài CSKH: 1800 1055
- Published in Chăm Sóc Răng Miệng, Khuyến Mãi, Tin tức
11. BẢNG GIÁ – DỊCH VỤ CHỈNH NHA
DỊCH VỤ KHÁM VÀ TƯ VẤN CHỈNH NHA ➡️ | ĐƠN GIÁ (VNĐ) | |
---|---|---|
1 | Khám tư vấn và lấy mẫu nghiên cứu chỉnh nha | 1.200.000 đ |
2 | Chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị chỉnh nha chi tiết | 4,000.000 đ |
CHI PHÍ CÁC LOẠI CHỈNH NHA ➡️ | ĐƠN GIÁ (VNĐ) | |
---|---|---|
1 | Mắc cài kim loại tiêu chuẩn | 40.000.000 đ |
2 | Măc cài kim loại tự buộc | 45.000.000 đ |
3 | Mắc cài sứ thẩm mỹ | 56.000.000 đ |
4 | Mắc cài sứ tự buộc | 62.000.000 đ |
5 | Mắc cài mặt lưỡi | 101.000.000 đ |
6 | Mắc cài cá nhân hóa | 100.000.000 đ |
7 | Chỉnh nha không mắc cài Invisalign độ 1 (Gói Express) | 60.000.000 đ |
8 | Chỉnh nha không mắc cài Invisalign độ 2 (Gói Lite – 14 khay kèm 01 năm bảo hành) | 90.000.000 đ |
9 | Chỉnh nha không mắc cài Invisalign độ 3 (Gói Comprehensive – không giới hạn số khay kèm 03 năm bảo hành) | 120.000.000 đ |
10 | Chỉnh nha không mắc cài Invisalign độ 4 (Gói Comprehensive – không giới hạn số khay kèm 05 năm bảo hành) | 135.000.000 đ |
11 | Chỉnh nha Invisalign lại mức độ I | 25.000.000 đ |
12 | Chỉnh nha Invisalign lại mức độ II | 40.000.000 đ |
13 | Chỉnh nha Invisalign lại mức độ III | 56.000.000 đ |
14 | Chỉnh nha Invisalign first giai đoạn 2 ( từ 10->13 tuổi) | 90.000.000 đ |
15 | Máng duy trì Vivera | 12.000.000 đ |
16 | Lập kế hoạch điều trị và làm Clincheck Chỉnh nha Invisalign | 8.000.000 đ |
17 | Scan máy ITero | 600.000 đ |
18 | Scan máy ITero + Xquang Pano, ceph | 1.200.000 đ |
19 | Scan + Xquang + Chụp ảnh chỉnh Nha | 1.700.000 đ |
20 | Combo + lập KHĐT + Chỉnh Clincheck | 9.000.000 đ |
CHI PHÍ CÁC LOẠI CHỈNH NHA DỰ PHÒNG CHO TRẺ EM ➡️ | ĐƠN GIÁ (VNĐ) | |
---|---|---|
1 | Khí cụ Twicare hay TF (tiền chỉnh nha) | 6.000.000 đ |
2 | Khí cụ loại bỏ thói quen xấu | 6.000.000 đ |
CHI PHÍ CÁC LOẠI KHÍ CỤ CHỈNH NHA ➡️ | ĐƠN GIÁ (VNĐ) | |
---|---|---|
1 | Gắn lại mắc cài toàn hàm | 3.500.000 đ |
2 | Hàm giữ khoảng cố định 1 bên | 1,200.000 đ |
3 | Cung duy trì | 3,000.000 đ |
4 | Chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị chỉnh nha chi tiết | 4,000.000 đ |
5 | Dây cung thẩm mỹ | 600.000 đ |
6 | Máng duy trì | 800.000 đ |
7 | Minivis | 2.800.000 đ |
8 | Laser kích hoạt tăng tốc độ di chuyển răng | 17.000.000 đ |
9 | Miniplate | 6,500.000 đ |
10 | Khí cụ Twicare hay TF (tiền chỉnh nha) | 6.000.000 đ |
11 | Khí cụ loại bỏ thóí quen xấu | 6.000.000 đ |
12 | Khí cụ Hawley tiêu chuẩn | 4.000.000 đ |
13 | Khí cụ Hawley biến đổi có ốc nong 2 chiều | 6.000.000 đ |
14 | Khí cụ Hawley biến đổi có ốc nong 3 chiều | 8.000.000 đ |
15 | Khí cụ Activator tiêu chuẩn | 12.000.000 đ |
16 | Khí cụ Activator biến đổi có ốc nong | 14.000.000 đ |
17 | Khí cụ Twin – Block | 17.000.000 đ |
18 | Khí cụ Twin – Block ngược | 12.000.000 đ |
19 | Khí cụ Fanklin | 12.000.000 đ |
20 | Khí cụ Lip Bumber | 8.000.000 đ |
21 | Khí cụ 2 x 4 tiêu chuẩn | 12.000.000 đ |
22 | Khí cụ 2 x 4 tự buộc | 14.000.000 đ |
23 | Khí cụ 2 x 4 sứ | 17.000.000 đ |
24 | Khí cụ Twin – Block cố định | 12.000.000 đ |
25 | Khí cụ RPE (nong nhanh) | 9.000.000 đ |
26 | Khí cụ Quad-helix | 8.000.000 đ |
27 | Khí cụ TPA | 6.000.000 đ |
28 | Khí cụ di xa răng hàm lớn | 12.000.000 đ |
29 | Cung lưỡi (hàm dưới) LA | 6.000.000 đ |
30 | Khí cụ Headgear | 17.000.000 đ |
31 | Khí cụ Facemaks | 17.000.000 đ |
32 | Mặt phẳng nghiêng | 3.500.000 đ |
33 | Khí cụ Bite Plan | 6.500.000 đ |
34 | Khí cụ Twin – Force hoặc Focus (đẩy lùi hàm trên – tiến hàm dưới) | 12.000.000 đ |
35 | Khí cụ Trans – Force | 12.000.000 đ |
36 | Phẫu thuật cắt xương vỏ vùng răng trước | 12.000.000 đ |
37 | Phẫu thuật xương hàm hô / móm (chưa tính khí cụ bổ trợ) | 90.000.000 đ |
38 | Gắn lại mắc cài Kim loại | 250.000 đ |
39 | Gắn lại Mắc cài Sứ | 350.000 đ |
- Published in Bảng giá tham khảo
- 1
- 2